468x1000 Ads

Truyện

Nghìn lẻ một đêm - Chương 41: Hoàng tử Admed và nàng tiên Pari-Banou 2

Nghìn lẻ một đêm
Chương 41: Hoàng tử Admed và nàng tiên Pari-Banou 2

Pari-Banou càng phấn khởi vì những tình cảm của hoàng tử, không còn nghi ngờ việc chàng vội vã về thăm cha là một lý do đặc biệt để chối bỏ lòng tin chàng đã hứa. Nàng nói:

- Hoàng tử, chàng cứ đi khi nào chàng muốn nhưng trước hết, đừng phiền lòng vì vài lời thiếp dặn chàng về chuyến đi. Đầu tiên thiếp nghĩ chưa đến lúc nói với vua cha về cuộc hôn nhân của chúng ta, về sự khác thường của thiếp và chỗ chàng ở từ khi xa Người. Mong chàng chỉ nói được sung sướng, không mong muốn gì hơn và lý do duy nhất trở về là để Người khỏi lo lắng về số phận của chàng.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 40: Hoàng tử Admed và nàng tiên Pari-Banou

Nghìn lẻ một đêm
Chương 40: Hoàng tử Admed và nàng tiên Pari-Banou

Hoàng hậu Scheherazade kể tiếp câu chuyện Hoàng tử Admed và nàng tiên Pari-Banou sau chuyện Cọn ngựa thần diệu. Bà nói:

- Thưa bệ hạ, một trong những vị tiền bối của bệ hạ trị vì ngôi vua Ấn Độ yên bình trong nhiều năm, về già hài lòng thấy ba hoàng tử con Người xứng đáng học tập đạo đức của Người và một công chúa cháu gái, trang điểm cho triều đình thêm tươi vui. Hoàng tử con trưởng tên là Houssain, người thứ hai Ali, người trẻ nhất Ahmed và cháu gái là Nourounnihar.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 39: Con ngựa thần

Nghìn lẻ một đêm
Chương 39: Con ngựa thần

Scheherasade đã tiếp tục kể những câu chuyện rất hay làm vua Ấn ĐỘ vô cùng vui thích, sau đó nàng chuyển sang chuyện con ngựa thần. Nàng nói:

Nghìn lẻ một đêm - Chương 38: Ali Cogia, người lái buôn thành Bagdad

Nghìn lẻ một đêm
Chương 38: Ali Cogia, người lái buôn thành Bagdad

Dưới thời giáo chủ Haroun Alrasehid, ở thành phố Bagdad có một người lái buôn tên Ali Cogia, không phải một trong những thương gia giàu nhất cũng không phải loại kém nhất, ông ở trong nhà bố mẹ để lại, không vợ không con. Trong thời gian nghỉ ngơi, ông rất hài lòng về việc buôn bán của mình và trong ba đêm liền ông nằm mơ thấy một cụ già đáng kính nghiêm khắc nhìn, quở trách ông chưa làm nhiệm vụ hành hương đến La Mecque.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 37: Alibaba và 40 tên cướp

Nghìn lẻ một đêm
Chương 37: Alibaba và bốn mươi tên cướp

Hoàng hậu Scheherajade được Dinarjade, em nàng, đánh thức đậy, kể cho vua Ấn Độ chồng nàng, câu chuyện ông đang muốn nghe.

Nàng nói: - Thưa hoàng đế hùng mạnh, trong một thành phố của Ba Tư giáp biên giới vương quốc của bệ hạ có hai anh em tên là Cassim và Ali Baba. Bố để lại một ít của cải, họ chia đều cho nhau, có vẻ tài sản bằng nhau nhưng tình cờ thành ra khác hẳn.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 36: Aladdin và chiếc đèn thần 2

Nghìn lẻ một đêm
Chương 36: Aladdin và chiếc đèn thần 2

Aladdin giao nhiệm vụ xây dựng lâu đài cho thần đèn xong thì mặt trời vừa lặn. Rạng sáng hôm sau, Aladdin vừa dậy thì thần đèn đã đến trước mặt nói: Ông chủ, lâu đài của ông đã xong, ông đến xem có hài lòng không”. Chưa trả lời được rất muốn thì thần đã mang chàng đến đấy ngay. Chàng thấy nhà vượt xa sự mong đợi của mình, không ngớt khen ngợi. Thần dẫn chàng đi khắp nơi, chỗ nào cũng chỉ thấy giàu sang, sạch sẽ và đẹp đẽ, với những nô lệ, tất cả đều ăn mặc theo thứ bậc và công việc được giao. Thần không quên, như một trong những điều chủ yếu, đưa chàng đến xem kho của cải có người trông kho : trung thành canh giữ, có nhũng túi tiền kích thước khác nhau theo lượng tiền chứa đựng, xếp cao đến trần, thứ tự trông thật thích mắt. Ra ngoài thần dẫn chàng đến những chuồng ngựa có người đang chăm sóc nhộn nhịp những con ngựa đẹp nhất trên đời, đến những kho hàng đủ mọi thứ cần thiết cho ngựa.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 35: Aladdin và cây đèn thần

Nghìn lẻ một đêm
Chương 35: Aladdin và cây đèn thần

Tâu bệ hạ, trong kinh thành một vương quốc thuộc Trung Hoa, rất giàu và rộng mà tiện thiếp không nhớ tên, có một người thợ may tên là Mustafa, đặc điểm không gì khác ngoài phong thái nghề nghiệp. Mustafa rất nghèo, công việc chỉ vừa đủ ăn cho ông, vợ và một đứa con trai Trời ban cho.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 34: Người hai lần tỉnh mộng(2)

Nghìn lẻ một đêm
Chương 34: Người hai lần tỉnh mộng

Abou Hassan đáng lẽ phải dịu đi và xúc động vì những giọt nước mắt của mẹ thì ngược lại không tự chủ được đi đến chỗ quên cả sự kính trọng tự nhiên đối với người đã cho mình sự sống. Chàng đột ngột đứng lên, vớ lấy một cây gậy đuổi theo bà như một thằng khùng điên, tay giơ cao, thét to:

Nghìn lẻ một đêm - Chương 33: Người hai lần tỉnh mộng

Nghìn lẻ một đêm
Chương 33: Người hai lần tỉnh mộng

Dưới triều đại hoàng đế Haroun Alraschid, ở thành phố Bagdad có một nhà buôn rất giàu có mà bà vợ đã già. Họ có một người con trai độc nhất, tuổi độ ba mươi, được nuôi dưỡng trong tình trạng cực kỳ keo kiệt mọi thứ.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 32: Chuyến đi thứ bảy và cũng là chuyến đi cuối cùng của Sindbad

Nghìn lẻ một đêm
Chương 32: Chuyến đi thứ bảy và cũng là chuyến đi cuối cùng của Sindbad

Sau chuyến đi thứ sáu trở về, tôi quyết từ bỏ ý định làm những chuyến đi khác. Cũng đã đến cái tuổi đòi hỏi được nghỉ ngơi nhiều hơn, tôi tự hứa là chẳng tội gì còn dấn thân vào hiểm nguy mà tôi cũng đã nhiều lần trải qua. Chỉ nên nghĩ đến một cuộc sống êm đềm cho quãng đời còn lại.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 31: Chuyến đi thứ sáu của Sindbad

Nghìn lẻ một đêm
Chương 31: Chuyến đi thứ sáu của Sindbad

“Chắc là các vị rất khó hiểu là tại sao qua năm lần bị đắm tàu, trải qua biết bao nguy hiểm, mà tôi còn muốn thử vận mệnh của mình lại dấn thân vào gian khổ tìm kiếm những vận hạn mới nữa. Chính tôi cũng tự mình lấy làm ngạc nhiên khi nghĩ tới điều đó, cho hẳn là ngôi sao chiếu mệnh đã lôi cuốn mình đây. Dù sao chăng nữa thì sau một năm nghỉ ngơi nhàn nhã, tôi lại chuẩn bị cho chuyến đi thứ sáu, bỏ ngoài tai tất cả những lời van xin can gián của người nhà và của bè bạn. Họ đã làm tất cả những gì có thể làm mong giữ tôi lại.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 30: Chuyến đi thứ năm của Sindbad

Nghìn lẻ một đêm
Chương 30: Chuyến đi thứ năm của Sindbad

- Những thú vui - Ông nói - cũng hãy còn khá đủ sức hấp dẫn để xua khỏi trí nhớ của tôl tất cả những gian nan khổ ải mà tôi đã từng phải chịu đựng, nhưng không thể làm nhụt lòng ham muốn của tôi là lại lên đường làm những chuyến đi mới. Vì vậy, tôi mua hàng, đóng gói và chất lên xe và cùng với hàng, tôi đi ngay tới một cảng biển gần nhất. Tới đây, để khỏl phụ thuộc vào một truyền trưởng và muốn có một con tàu do mình chỉ huy, tôi dành thời gian cho đóng một tàu riêng và bỏ tiền túi ra trang bị hoàn chỉnh. Tàu đóng xong, tôi cho chất hàng lên nhưng tàu còn khá rộng nên tôi nhận chở thêm nhiều nhà buôn của nhiều nước khác nhau cùng vôi hàng hoá của họ.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 29: Chuyến đi thứ tư của Sindbad

Nghìn lẻ một đêm
Chương 29: Chuyến đi thứ tư của Sindbad

Những thú vui chơi và những trò giải trí mà tôi lao vào sau chuyến đi biển thứ ba của mình không đủ sức mạnh quyến rũ để tôi từ bỏ tính thích phiêu lưu muốn đi nữa. Tôi vẫn còn bị lôi cuốn vì lòng ham mê buôn bán và được thấy những thứ mới lạ ở các nơi. Vậy là tôi sắp xếp công việc, gom một số hàng hoá có thể tiêu thụ được ở những nơi định đến và lên đường. Tôi theo đường đi Ba Tư, phải đi xuyên qua nhiều tỉnh thành tới một cảng biển, ở đây tôi xuống tàu. Chúng tôi giương buồm và đã ghé vào nhiều bến thuộc đất liền và một số hòn đảo miền Đông. Rồi một hôm sau khi vượt qua một chặng đường dài, chúng tôi bị một cơn gió xoáy khiến thuyền trưởng phải cho hạ buồm và ra những lệnh cần thiết đề phòng nguy hiểm mà chúng tôi đang bị đe doạ. Nhưng tất cả đều vô ích. Tàu không điều khiển được, các cánh buồm đều bị xé nát, xô vào đá ngầm vỡ toang, một số lớn nhà buôn và thuỷ thủ chết đuối, hàng hoá chìm nghỉm.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 28: Chuyến đi thứ ba của Sindbad

Nghìn lẻ một đêm
Chương 28: Chuyến đi thứ ba của Sindbad

- Chẳng bao lâu - Ông nói - Trong cuộc sống nhung lụa, tôi đã quên tất cả những kỷ niệm của bao gian lao khổ ải đã trải qua trong hai cuộc đi trước. Nhưng vì còn đang trong tuổi tráng niên, tôi tháy chán ngán trong cuộc sống an nhàn và say mê với những gian nguy mới mà tôi muốn đương đầu, tôi rờI Bagdad với nhiều thứ hàng có giá trị của địa phƯơng mà tôi cho chuyển tới Balsora. Tại đây, tôi lại xuống tàu cùnG với nhiều nhà buôn khác. Chúng tôi làm một chuyến đi biển dài, cập vào nhiều bến cảng và làm những cuộc mua bán lớn.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 27: Chuyến đi thứ hai của Sindbad

Nghìn lẻ một đêm
Chương 27: Chuyến đi thứ hai của Sindbad

“Tôi đã quyết định, sau chuyến đi đầu tiên là sẽ sống yên bình những ngày còn lại của mình ở Bagdad như tôi đã có vinh dự nói với các ngài hôm qua. Nhưng chẳng được bao lâu, tôi lại cảm thấy buồn chán cái cuộc sống quá nhàn hạ. Ý muốn du ngoạn trên mặt biển kết hợp với việc bán buôn lại xâm chiếm đầu óc tôi. Tôi đi tìm mua các loại hàng hoá phù hợp cho việc đổi trao theo ý mình rồi lên đường lần thứ hai cùng với những thương gia khác mà tôi biết rõ tấm lòng ngay thẳng. Chúng tôi lên một con tàu chắc chắn, và sau khi phó thác số mệnh mình cho Thượng đế, chúng tôi bắt đầu ra khơi.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 26: Chuyến đi đầu tiên của Sindbad

Nghìn lẻ một đêm
Chương 26: Chuyến đi đầu tiên của Sindbad

Tôi được thừa hưởng của gia đình một tài sản lớn, và chi tiêu vung phí một phần đáng kể trong các cuộc chơi bời phóng túng của tuổi trẻ. Nhưng tôi đã kịp hồl tỉnh lại và thấy là sự giàu có sẽ chẳng bền, chẳng mấy chốc mà tiêu tan khi người ta cững vung tay quá trán như tôi. Thêm nữa, tôi nghĩ là trong cuộc sống ẩu tả không nền nếp, tôi đã vung phí thời gian là thứ quí nhất trên đời. Tôi còn thấy là nỗi khổ nhất trong các nỗi khổ là chiu cảnh nghèo túng trong tuổi già. Tôi lại nhớ câu nói nổi tiếng của Salomon vĩ đại ngày xưa tôi thường được nghe cha tới nói lại: Chui vào nấm mồ còn dễ ehịu hơn là sống trong nghèo khổ . Thấm thía những điều suy ngẫm đó, tôi thu gom tất cả tài sản còn lại đem bán đấu giá ở giữa chợ tất cả các đồ đạc, giường tủ, bàn ghế... Sau đó, tôi tìm cách kết thân với một vài thương gia buôn bán trên đường biển, tôi tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để được nghe những lời khuyên tốt. Cuối cùng tôi quyết làm cho sinh lợi khoản vốn liếng còn lại và khi đã có quyết định đó, đem ra thi hành ngay không để chậm trễ. Tôi đi tới Balsora và ở đó đáp xuống một con tàu cùng thuê chung với nhiều nhà buôn khác.

Nghìn Lẻ Một Đêm - Chương 25: Chuyện kể của Sindbad, người đi biển

Nghìn Lẻ Một Đêm
Chương 25: Chuyện kể của Sindbad, người đi biển

- Tâu bệ hạ, cũng dưới triều hoàng đế Theo Haroun Alraschid mà thiếp vừa nói thì ở thành phố Bagdad có một người phu khuân vác nghèo khổ có tên là Hindbad. Vào một ngày nóng bức, anh ta vác một bọc đồ rất nặng đi từ đầu đến cuối thành phố. Đã rất mệt mỏi vì đi qua một quãng đường dài mà quãng đường phải đi tiếp cũng còn khá xa, nên khi tới một đường phố có gió mát hây hẩy, vệ hè lại được tưới nước hoa hồng thì gã thấy không còn chỗ nào hơn để nghỉ ngơi một lát lấy lại sức nữa. Thế là gã đặt bọc đồ xuơng đất cạnh một ngôi nhà lớn và đặt đít ngồi lên trên.

Nghìn Lẻ Một Đêm - Chương 24: Hoàng tử Camaralzaman từ ngày xa cách công chúa Badoure

Nghìn Lẻ Một Đêm
Chương 24: Hoàng tử Camaralzaman từ ngày xa cách công chúa Badoure

“- Tâu bệ hạ, trong lúc ở quốc đảo Gỗ Mun, sự thể giữa công chúa Badoure, công chúa Haiatalnefous và quốc vương Armanos cùng với hoàng hậu, triều đình và các thần dân của vương quốc trong tình trạng như thế thì hoàng tử Camaralzaman vẫn sống ở thành phố của những người theo tà đạo, tại nhà ông già làm vườn đã cho chàng trú ngụ. Một hôm vào buổi sáng sớm, hoàng tử sắp sửa đi ra vườn làm việc theo thói quen thì ông già làm vườn tốt bụng ngăn chàng lại bảo:

Nghìn Lẻ Một Đêm - Chương 23: Công chúa Badoure sau khi xa cách với hoàng tử Camaralzaman

Nghìn Lẻ Một Đêm
Chương 23: Công chúa Badoure sau khi xa cách với hoàng tử Camaralzaman

Công chúa nằm ngủ khá lâu và khi thức dậy, nàng rất ngạc nhiên vì không thấy hoàng tử ở bên mình. Nàng gọi người hầu và hỏi họ xem chàng ở đâu. Trong khi bọn chúng nói với nàng là có thấy chàng vào trong lều nhưng đi ra lúc nào thì không biết, nàng với tay cầm lấy chiếc thắt lưng của mình, thì thấy cái túi vải nhỏ bị mở ra và tấm bùa thì không còn ở trong đó. Nàng không tin là Camaralzaman lấy ra xem mà lại không mang trả lại nàng. Nàng chờ mãi tới buổi chiều lòng nóng như lửa đốt và không hiểu cái gì đã buộc chàng phải xa nàng lâu như vậy. Mãi tới tối mịt cũng không thấy chàng về, nàng lo buồn không sao tả xiết. Nàng nguyền rủa không biết bao nhiêu lần tấm bùa và kẻ làm ra nó. Nếu không vì lòng kính trọng ngăn giữ thì nàng còn lầm bầm trách oán cả hoàng hậu mẹ nàng đã cho nàng một tặng vật tai hại. Tuy hết sức buồn bực vì chuyện xảy ra và nhất là không hiểu do đâu mà tấm bùa lại có thể là nguyên nhân làm cho hoàng tử xa cách nàng. Nhưng vẫn tỉnh táo trong nhận định, nàng đi đến một quyết định dũng cảm, ít có đối với những người cùng giới.
Chỉ có công chúa và những người hẩu trong trại biết chuyện Camaralzaman mất tích vì lúc đó tất cả những người khác đều đã vào trong các lều để ngủ hoặc nghỉ ngơi. Vì nàng sợ chúng có thể đem lòng phản bội khi biết rõ chuyện xảy ra, trước hết nàng kiềm chế bớt nỗi đau của mình và cấm tất cả các nữ tì là không được nói hoặc làm gì để gây sự nghi ngờ cho mọi người khác. Rồi nàng cởi bỏ y phục của mình, mặc vào bộ của Camaralzaman. Nàng giống chàng kỳ lạ nên sáng hôm sau, khi bọn tuỳ tùng thấy chàng xuất hiện ra lệnh cho chúng hạ lều gấp gọn hành lý để lên đường thì chúng tưởng chính là hoàng tử Camaralzaman. Khi tất cả đã sẵn sàng, nàng cho một trong các cô hầu nằm vào giường cáng, còn nàng thì lên ngựa và cuộc hành trình bắt đầu.

Nghìn Lẻ Một Đêm - Chương 22: Sự chia ly giữa hoàng tử Camaralzaman với công chúa Badoure

Nghìn Lẻ Một Đêm
Chương 22: Sự chia ly giữa hoàng tử Camaralzaman với công chúa Badoure

Con chim, sau hành động ăn cướp đó, đậu xuống một mô đất cách đấy không xa, mỏ vẫn ngậm cái bùa. Hoàng tử bước tới hy vọng là nó sẽ nhả cái bùa ra, nhưng khi chàng đến gần, con chim lại cất cánh bay một quãng ngắn rồi lại đậu xuống đất lần hai. Chàng tiếp tục đuổi theo. Con chim sau khi nuốt chửng tấm bùa, bay đi xa hơn.

Nghìn Lẻ Một Đêm - Chương 21: Chàng Marzavan và hoàng tử Gamaralzaman

Nghìn Lẻ Một Đêm
Chương 21: Chàng Marzavan và hoàng tử Gamaralzaman

Bà vú nuôi của công chúa Trung Hoa có một người con trai tên là Marzavan, anh em cùng dòng sữa với công chúa, bà nuôi dạy cùng với công chúa. Tình thân của họ rất sâu sắc trong thời thơ ấu, suốt thời gian họ sống gần nhau, họ coi nhau như anh em, ngay khi tuổi đã hơi lớn và buộc phải sống xa nhau.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 20: Nàng công chúa Trung Hoa

Nghìn lẻ một đêm
Chương 20: Nàng công chúa Trung Hoa

Trong khi những chuyện trên xảy ra tại kinh đô của Vua Schahzaman, thì hai vị thần Danhasch và Caschcasch mang công chúa Trung Hoa đặt lại vào giường trong lâu đài mà nhà vua Trung Hoa đã giam nàng.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 19: Hoàng tử Camaralzaman

Nghìn lẻ một đêm
Chương 19: Hoàng tử Camaralzaman

- Tâu bệ hạ - ScheherazaDe nói - Sáng hôm sau, hoàng tử Camaralzaman thức dậy, lếc nhìn sang bên cạnh mình xem cô nàng xinh đẹp thấy đêm hôm qua có còn đấy không. Khi không thấy ai cả, chàng nghĩ thầm: Ta đã biết mà, đúng là quốc vương cha ta muốn làm ta bị bất ngờ, may mà ta đã đề phòng .

Nghìn lẻ một đêm - Chương 18: Thiên tình sử của Camaralzaman, hoàng tử đảo những đứa con của Khaledan và công chúa Trung Quốc, nàng Baddure

Nghìn lẻ một đêm 
Chương 18: Thiên tình sử của Camaralzaman, hoàng tử đảo những đứa con của Khaledan và công chúa Trung Quốc, nàng Baddure

- Tâu bệ hạ, cách bờ biển Ba Tư khoảng hai chục ngày chèo thuyền, ngoài khơi có một hòn đảo có tên là đảo Những Đứa Con Của Khalédan. Đảo này gồm có nhiều tỉnh lớn, tất cả đều phồn vinh vì có những thành phố đông đúc thịnh vượng, làm thành một vương quốc hùng mạnh. Ngày xưa, trị vì hòn đảo này là quốc vương Schahzaman có bốn vợ đều là chính thất, đều là công chúa con vua và sáu chục phi tần.

Schahzaman tự cho mình là một quân vương hạnh phúc nhất trên trái đất này với sự yên bình và thịnh vượng của triều đại ông. Chỉ có một điều làm hạnh phúc của ông chưa trọn vẹn là đã luống tuổi mà chưa có con để nối dõi dù ông rất nhiều vợ. Ông không biết đổ cái lỗi vô sinh đó vì đâu và trong niềm sầu muộn đó, ông coi như thật là đại bất hạnh nếu một khi nằm xuống mà chẳng có người trong huyết thống để nối ngôi báu. Đã rất lâu ông giấu kín nỗì niềm xé ruột dằn vặt ông. Càng đau buồn ông lại càng cố giữ kín không để lộ ra với bất cứ ai. Cuối cùng, không thể lặng im được nữa, một hôm ông tâm sự với tể tướng và sau khi than thân trách phận một cách cay đắng ông hỏi tể tướng xem liệu có phương sách gì để cứu vãn được tình thế ấy không. Vị đại thần khôn ngoan đó nói:

- Nếu điều bệ hạ hỏi nó tuỳ thuộc vào những luật lệ thông thường về sự từng trải của con người thì Người sẽ được thoả mãn ngay thôi, nhưng xin thú thực là kinh nghiệm và kiến thức của tôi không đủ để đáp ứng đòi hỏI của bệ hạ. Chỉ có Thượng đế mới có thể ra tay phù trợ được thôi. Sống giữa giàu sang vàng lụa, ta thường luôn luôn quên Người nên Người đôi khi cũng gây cho ta chuyện buồn phiền đây đó để ta phải nghĩ tới và thừa nhận quyền lực tối cao của Người, thấy là những điều ta cầu mong chỉ còn duy nhất trông đợi ở Người. Bệ hạ có những thần dân chuyên làm nghề phụng thờ Thượng đế, phụng sự Người và sống khổ hạnh vì tin yêu Người. Ý kiến của tôi là bệ hạ nên góp phần công đức và khuyến khích động viên họ cùng với bệ hạ nguyện cầu. Có thể trong đám đông những người tu hành đó, có một người nào đó khá thuần khiết và được Thượng đế ưu ái vì vậy lời khẩn eầu được Người chấp nhận đáp ứng được điều mong ước của bệ hạ chăng.

Quốc vương Schahzaman đánh giá cao lời khuyên đó và hết lòng cảm ơn tể tướng của ông. Ông sai đem nhiều của cải hiến cho các cộng đồng những người tu hành, tổ chức một bữa tiệc lớn và nói với họ nguyện vọng của mình để họ báo cho tất cả các đạo sĩ dưới quyền.

Chẳng bao lâu Schahzaman được thoả nguyện: một trong những người vợ của ông mang thai và sau chín tháng cho ra đời một trai. Để tạ ơn này, ông lại cho gửi tớI các nhà thờ Hồi giáo nhiều lễ vật đáng giá và đồng thời tổ chức ăn mừng ngày sinh hoàng tử không những ở kinh đô mà ở tất cả mọi nơi trong phạm vi vương quốc. Các cuộc vui kéo dài suốt một tuần lễ. Người ta đưa hoàng tử đến cho ông ngay từ lúc mới sinh, ông thấy đứa bé thật xinh đẹp nên đặt tên cho cậu là Camaralzaman, mặt trăng của thế kỷ.

Hoàng tử Camaralzaman được nuôi dưỡng thật chu đáo. Vừa tuổi đến trường, cha cậu đã cử một thái phó hiền đức và nhiều thầy giáo giỏi để trông nom dạy đỗ cậu. Những ông thầy có tiếng này thấy cậu thông minh, lanh lợi, đễ bảo và có đủ khả năng tiếp thụ tất cả những kiến thức giảng dạy không những về đạo đức, phong tục mà còn tất cả những điều cần hiểu biết của một hoàng tử. Nhiều tuổi hơn một chút nữa, học các môn võ nghệ cậu đều tiếp thu nhanh chóng với một sự thành thạo tinh thông tuyệt vời làm mọi người đều thán phục nhất là hoàng đế, cha cậu.

Khi hoàng tử chớm tuổi mười lăm, hoàng đế vốn có một tình thương yêu con rất đằm thắm và tình yêu thương đó luôn được thể hiện bằng mọi cách. Ông muốn biểu lộ nó một cách thật đặc biệt và huy hoàng đó là thoái vị để nhường ngôi báu cho chàng. Ông trao đổi ý đó với tể tướng và nói thêm:

- Ta sợ là con ta sẽ làm mất đi, trong sự nhàn hạ cái năng khiếu trời cho cũng như bao thành công thu lượm được trong học tập rèn luyện. Vì cũng đã đến tuổi để nghĩ đến sự nghỉ ngơi rồi nên ta quyết định nhường ngôi cho hoàng tử, lui về sống nốt nhũng ngày còn lại với sự hài lòng được nhìn thấy con ta trị vì đất nước. Ta cần phảI nghỉ ngơi sau bao năm khó nhọc cầm quyền.

Tể tướng không muốn nêu ra tất cả những lý do thuyết phục ông khoan thực hiện quyết định nhường ngôi, ngược lại, ông muốn đi sâu vào khía cạnh tình cảm:

- Tâu bệ hạ, hoàng tử hãy còn quá trẻ để đảm đương một gánh nặng là cai trị một quốc gia hùng mạnh. Bệ hạ sợ chàng có thể bị hư hỏng vì cuộc sống nhàn rỗi với nhiều lý do, nhưng để phòng ngừa, sao bệ hạ không xét đến việc lấy vợ sớm cho chàng? Hôn nhân sẽ ràng buộc và ngăn cản một hoàng tử trẻ rơi vào cuộc sống chơi bời phóng túng. Cộng với việc cưới vợ, bệ hạ cho chàng tham dự trong những buổi họp hội đồng để chàng làm quen dần với công việc của triều đình rồi sau đó khi nào thấy chàng có đầy đủ khả năng theo chính kinh nghiệm của bệ hạ thì đó là lúc bệ hạ truyền ngôi báu cho chàng.

Schahzaman thấy lời khuyên của tể tướng đầu triều vô cùng hợp lý nên sáu khi ông này lui, nhà vua bèn cho gọi hoàng tử Camaralzaman tới.

Hoàng tử thường lui tới thăm cha vào những giờ giấc đã định trước, chẳng mấy khi phải vời tới. Nên lần này chàng ngạc nhiện thấy lệnh cha gọi. Đáng lẽ thấy thoải mái như mọi khi thì lần này chàng chào cha thật trịnh trọng và cúi đầu trước mặt ông.

Hoàng đế nhận thấy sự gò bó của hoàng tử bèn ôn tồn bảo chàng:

- Con có biết cha cho đòi con tới đây có việc gì không?

- Tâu phụ hoàng - Chàng khiêm tốn đáp - Chỉ có Thượng đế mới thấu hiểu mọi sự thôi. Con rất vui lòng được biết ý phụ vương.

- Ta cho gọi con tới - Hoàng đế nói - để bảo cho con hay là ta muốn cưới vợ cho con. Con thấy sao?

Hoàng tử Camaralzaman rất không vui khi nghe cha nói thế. Chàng sửng sốt đến mức toát cả mồ hôi và không biết trả lời ra sao cả. Sau một lát im lặng, chàng-nói:

- Tâu hoàng thượng, xin Người thứ lỗi cho con đã lặng người đi khi nghe thấy lời Người tuyên bố. Con không chờ đợi điều đó vì con còn quá trẻ. Con cũng không rõ có bao giờ con bị hôn nhân trói buộc không vì đàn bà không những chỉ gây nhiều điều phiền toái mà con hiểu rất rõ, họ lại còn là những người gian xảo, độc ác và đối trá như trong nhiều sách của các tác giả con đã đọc. Có thể là ý kiến của con chẳng phải là cố định như vậy nhưng con cảm thấy là cần phải có thời gian trước khi tự mình dứt khoát làm được điều mà hoàng thượng đòi hỏi.”

Scheherazade muốn kể tiếp nhưng nhìn thấy hoàng đế Ản Độ đã nhận ra trời đã sáng rời giường bước xuống nên nàng ngừng lại. Đêm sau, nàng vẫn kể tiếp câu chuyện này:

o O o

- Tâu bệ hạ, lời hoàng tử trình bày làm cho hoàng đế cha chàng cực kỳ buồn bã. Vị quốc vương này thực sự đau lòng khi thấy chàng có một sự chán ghét ghê gớm về hôn phối. Tuy vậy ông không muốn kết chàng phạm tội bất tuân cũng như không muốn dùng uy quyền cha chú đối vớI chàng. Ông chỉ khẽ bảo con:

- Cha chẳng muốn ép buộc con, để cho con có thời gian suy nghĩ và thấy rằng một hoàng tử như cón sinh ra là để trị vì một quốc gia lớn thì trước hết phải nghĩ đến chuyện cần có người nối dõi. Tự cho mình niềm vui ấy, con cũng sẽ làm cha vui vì được thấy mình sống lại trong con và trong cả những đứa cháu mà con sinh hạ.

Schahzaman không nói gì thêm nữa với hoàng tử Camaralzaman. Ông cho chàng tham dự trong các buổi họp cơ mật quốc gia và tìm mọi cách để làm chàng vừa lòng. Một năm sau, ông gọi riêng chàng ra và bảo:

- Thế nào, con trai ta? Con có nhớ là phải suy nghĩ về ý muốn của cha về việc cưới vợ mà cha đã nói với con năm ngoái không? Líệu con vẫn cứ khước từ không cho cha được vui lòng với sự vâng lời của con, và để cho cha chết đi mà không được biết niềm vui đó sao?

Hoàng tử có vẻ như đỡ sửng sốt so với lần đầu và không do dự lâu trả lời thật dứt khoát như sau:

- Thưa phụ hoàng, con, không quên việc đó, nhưng sau khi đã cân nhắc kỹ con càng kiên định là sẽ sống độc thân, không để hôn nhân trói buộc. Quả thật, những nỗi khổ vô biên do đàn bà gây ra trong tất cả các thời đại trên trần thế mà con biết rõ trong sử sách và những điều được nghe thấy hàng ngày về những sự tinh ma quỉ quái của họ, là những lý do đã làm cho con quyết tâm là sống suốt đời không có liên quan gì với họ. Vậy phụ vương hãy tha tội nếu con mạo muội dám xin Người là từ nay không đả động gì đến việc cưới xin nữa .

Chàng dừng lại ở đây và đột ngột rời hoàng đế cha chàng không đợi ông nói gì khác nữa.

Tất cả những ông vua khác chắc là khó kìm được cơn giận dữ lôi đình sau những lời lẽ táo bạo trên đây của hoàng tử và sẽ chẳng quên làm cho chàng phải hối tiếc. Nhưng vua Schahzaman rất thương yêu con, muốn dùng lời lẽ dịu dàng trước khi phải cưỡng bức. Ông cho tể tướng biết nỗi buồn phiền mới của ông do hoàng tử Camaralzaman vừa gây ra:

- Ta đã theo lời khuyên của nhà ngươi - Ông nói với tể tướng - Nhưng Camaralzaman lại càng xa lánh chuyện hôn nhân hơn cả lần trước và hoàng tử lại còn trình bày với ta bằng những lời lẽ thật táo bạo khiến ta phải hết sức kiềm chế mới không nổi giận. Những người cha hết sức nhiệt thành cũng như ta đối với hoàng tử đúng là những người dạo đột tự tước của mình đi sự yên tĩnh nghỉ ngơi. Nhà ngươi bảo ta làm sao bây giờ để khiến được cái tên cứng đầu cứng cổ đó tuân Phục ý chí của ta?

- Tâu bệ hạ - Tể tướng nói - Với lòng kiên nhẫn, người ta đạt được vô số thành công trong việc làm. Có thể là sự việc này không phải thuộc bản chất có thể thành công theo con đường đó. Cũng chẳng có gì đáng trách là bệ hạ đã có phần nào muốn đẩy nhanh sự việc. Xin Người xét xem có thể cho thêm hoàng tử thời hạn một năm nữa để suy nghĩ. Nếu trong khoảng thời gian này, hoàng tử biết đến bổn phận thì niềm vui của hoàng thượng sẽ lớn hơn là dùng quyền lực của người cha để ép buộc chàng. Nếu, ngược lại chàng vẫn một mực khăng khăng chối từ thì, khi một năm đã trôi qua, bệ hạ sẽ tuyên bố trước cả triều thần là vì lợi ích quốc gia, hoàng tử phải cưới vợ. Không thể tin được là trước cả một tập thể nổi tiếng mà bệ hạ được tôn trọng bằng sự có mặt của mình, hoàng tử lại đám tỏ ra thái độ bất kính.

Hoàng đế, vô cùng khát khao được thấy hoàng tử, con trai mình mau lấy vợ, thì từng ngày đối với ông cũng dài bằng cả năm, huống chi phải lui thời hạn một năm nữa, ông thấy thật vô cùng sốt ruột. Nhưng cũng đành phảI theo lời khuyên có lý lẽ rất thuyết phục của tể tướng, không thể bác bỏ được.

Ánh sáng ngày đã bắt đầu ló rạng buộc Scheherazade đến chỗ này phải ngừng lời. Nàng tiếp tục câu chuyện vào đêm sau và nói với hoàng đế Schahriar:

o O o


- Tâu bệ hạ, sau khi tể tướng đã lui hoàng đế Schahzaman đi tới tư thất của bà thân mẫu hoàng tử Camaralzaman mà ông đã nhiều lần bàn với bà cưới vợ cho con trai. Ông buồn bã kể cho bà nghe chuyện chàng từ chối lần thứ hai một cách bướng bỉnh làm ông đau lòng nhưng ông vẫn phải rộng lượng với chàng vì lời khuyên của tể tướng.

- Hậu ạ - Ông bảo bà - Ta biết là con nó tin bà hơn là ta. Bà nói thì nó đễ dàng vâng theo hơn. Vậy bà hãy để một chút thời gian nghiêm chỉnh và thân mật bảo cho nó biết nếu cứ cứng đầu cứng cổ như thế thì ta buộc phải cứng rắn dù rất không muốn và nó sẽ phải hối tiếc vì đã không tuân phục cha nó.

Fatime, đó là tên của bà mẹ Camaralzaman, gặp hoàng tử, con bà lần thứ nhất, bảo cho chàng biết là bà được tin việc chối từ cưới vợ của chàng với hoàng đế bà biết bao lo sợ là việc đó đã làm cho hoàng đế vô cùng tức giận.

- Thưa mẹ - Camaralzaman nói - Xin mẹ đừng khơi dậy nỗi đau của con về việc đó nữa. Con rất sợ, là đang trong tâm trạng buồn chán có thể con sẽ có gì thất lễ với mẹ thì thật đáng tiếc đấy.

Fatime, qua lời nói của con, biết là vết thương còn quá mới, vì vậy lần này không nói gì thêm nữa. Lâu lâu về sau, Fatime tìm được dịp nói với chàng cũng về vấn đề trên, hy vọng là chàng để tai nghe.

- Con ơi? - Bà nói - Mẹ xin con hãy nói cho mẹ hay,nếu điều này không gây cho con phiền bực; vì những nguyên cớ gì mà con lại thù ghét vấn đề hôn nhân làm vậy. Nếu con chỉ cho đàn bà là ranh ma, ác độc và không có gì khác ngoài các tính xấu đó nữa thì lý do quả là rất yếu ớt và còn không hợp lý nữa. Mẹ chẳng muốn bênh vực cho những người đàn bà độc ác. Có rất nhiều người như vậy, mẹ công nhận. Nhưng thật bất công nếu đi vơ đũa cả nắm vì không phải tất cả đàn bà đều độc ác. Trong những sách con đọc, con thấy một số những người nào đó đúng thật là đã gây ra nhiều sự lộn xộn lớn, chính mẹ cũng không hề muốn tha thứ cho họ. Nhưng sao con chẳng chú ý là có biết bao nhiêu ông vua, bao nhiêu hoàng đế và cả các hoàng tử khác nữa mà sự độc đoán, dã man tàn bạo độc ác khiến mọi người kinh hãi ghê tởm. Họ đã được nêu lên trong sử sách mà mẹ cũng như con đã đọc. Nếu so sánh thì cứ một người đàn bà cũng phải có tới một ngàn những đàn ông dã man tàn bạo. Và những người đàn bà ngoan nết, lương thiện thật là bất hạnh phải sánh đôi với những tên điên khùng đó. Con tưởng là họ sung sướng lắm sao?

- Thưa mẹ - Camaralzaman nói - Con không nghi ngờ gì là có rất nhiều những người đàn bà khôn ngoan, đức hạnh, tử tế, dịu dàng và sống thật lương thiện. Cầu Thượng đế cho tất cả bọn họ đều giống như mẹ của con? Điều làm con bất bình là một người đàn ông cứ bắt buộc phải làm một cuộc lựa chọn người định lấy làm vợ chẳng lấy gì làm chắc chắn bảo đảm hay nói một cách khác là chẳng được tự do làm theo ý mình. Giả dụ là con quyết định đi vào cuộc hôn nhân như cha con từng nóng lòng mong mỏi, thì Người sẽ cho con một người vợ như thế nào đây? Chắc hẳn là một công chúa mà cha nhắm cho con, con một vị vua nước lân bang nào đó, và nhà vua ấy chắc hẳn lấy làm vinh dự được cho con gái về làm dâu nhà ta. Dù đẹp, dù xấu thì con cũng phải lấy. Con muốn người vợ con phải đẹp, không có một công chúa nào sánh bằng, nhưng có ai bảo đảm cho về trí tuệ, về tính tình cô ta có dễ chịu, đáng yêu, niềm nở, nhã nhặn không? Về tiếp xúc nói năng trò chuyện có biết nói những câu chuyện đứng đắn tế nhị không hay toàn là chuyện áo quần, cách ăn mặc chưng điện, chuyện tô điểm trang sức và hàng ngàn chuyện vớ vẩn khác khiến bất cứ người đàn ông đứng đắn nào cũng phải đem lòng thương hại. Tóm lạI là có ai bảo đảm cho con cưới được một cô gái không kiêu căng, hách dịch, không hợm hĩnh khinh bạc, không làm cho một quốc gia khánh kiệt vì những khoản tiêu sài nông nổi về áo quần, về đồ châu ngọc, về trang sức và những thứ phù phiếm điên loạn và lạc điệu? Như mẹ thấy đấy, thưa mẹ, chỉ riêng một mục ấy thôi đã có vô vàn những điểm yếu khiến con hoàn toàn chán ghét hôn nhân. Mà dù cho nàng công chúa đó có hoàn hảo và toàn vẹn đến đâu, không có điểm nào đáng chê trách đi nữa thì con hãy còn vô số lý do mạnh hơn để giữ vững sự suy nghĩ cũng như quyết định của mình.

- Sao? Con của mẹ - Fatime nói- Con còn có những lý đo khác ngoài những lý do con vừa nói ư! Mẹ thấy là chỉ bằng một lời thôi, mẹ có thể làm con cạn lý.

- Xin mẹ cứ nói, thưa mẹ - Hoàng tử bướng bỉnh - Biết đâu con có thể bác lại được ý kiến đó của mẹ.

- Con ạ, mẹ muốn nói là - Fatime bảo - Đối với một hoàng tử, nếu bất hạnh lấy phải một công chúa giống như con vừa mô tả đó, thì có khó gì đâu trong việc phế bỏ và ra sắc chỉ ngăn cấm nàng để khỏi làm cho quốc gia khánh kiệt.

- Ôi? Mẹ ơi - hoàng tử Camaralzaman nói - Thế mẹ không thấy là thật nhục nhã cho một hoàng tử đã buộc phải đi tới hành động cực đoan đó? Vì vinh quang và sự thanh thản của mình, chớ nên dấn thân vào việc đó, như thế có phải hơn không?

- Nhưng con ơi? - Fatime lại nói - Theo cách con suy nghĩ, mẹ thấy rằng con muốn mình là một ông vua cuốI cùng của dòng họ đã từng trị vì trong vinh quang và hiển hách tại vương quốc đảo Những Đứa Con Của Khalédan .

- Thưa mẹ - Hoàng tử Camaralzaman đáp – Con chẳng cầu mong được sống lâu hơn đức vua cha con. Nếu chẳng may mà con chết trước Người thì cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên vì chuyện con chết trước cha phải đâu là hiếm có. Nhưng bao giờ cũng được tôn vinh cho cả một triểu đại nếu ông vua cuối cùng của thế hệ đó tỏ ra xứng đáng, và con thì đang cố gắng hết sức mình để xứng đáng với các đấng tiên vương và các vị khai sáng ra triều đai.

Từ hôm ấy, hoàng hậu Fatime còn có nhiều cuộc chuyện trò như vậy với hoàng tử Camaralzaman và cố tìm ra chỗ yếu của chàng để nhổ tận gốc sự ghét bỏ của chàng đối với hôn nhân. Nhưng lần nào cũng bị chàng bẻ lại lý lẽ của bà bằng những lý do khác làm bà không biết đáp lại ra sao cả. Chàng cứ trơ như đá vững như đồng không gì lay chuyển nổi.

Một năm nữa lại trôi qua, trong nỗi buồn phiền của hoàng đế Schahzaman, hoàng tử Camaralzaman chưa có một biểu hiện nào thay đổi quan điểm của mình. Một hôm, trong một buổi thiết triều long trọng có mặt đông đủ tể tướng, các thượng thư, các đại thần và các tướng lĩnh, hoàng đế bảo hoàng tử:

- Đã từ lâu ta từng cho con biết ý muốn thiết tha của ta là được thấy con thành gia thất và chờ đợi với sự ân cần của một người cha đòi hỏi một điều không gì hợp lý hơn. Con đã nhiều phen cưỡng lại khiến ta không sao kiên nhẫn được nữa. Trước triều đình, hôm nay ta lại nêu lên vấn đề này. Không còn là vì tuân theo ý của một người cha mà con chẳng dám chối từ, nhưng đây là vì quyền lợi của đất nước bắt buộc và tất cả vị đại thần ở đây yêu cầu cùng với cha. Vậy thì con sẽ nói sao đây, để theo đó, cha còn định liệu.

Hoàng tử Camaralzaman đáp lại với thái độ khá sỗ sàng hoặc nói cách khác là với thái độ bực bội khiến Hoàng đế bị bẽ mặt trước cả triều thần đã không kìm được sự giận dữ chính đáng:

- Sao! Đứa con mất gốc kia? Mày dám nói năng láo xược như vậy trước hoàng đế cha mày như thế ư?

Ông bèn lập tức lệnh cho lính cấm vệ bắt giữ và đưa chàng nhốt vào một cái tháp cổ đã bỏ hoang từ lâu. Chàng bị giam trong đó với một chiếc giường, một vài bàn ghế, một số quyển sách và chỉ có một tên người hầu.

Camaralzaman, hài lòng vì được tự do trò chuyện vớI những cuốn sách, nhìn buồng giam bằng con mắt lạnh lùng. Buổi chiều, chàng tắm rửa, cầu nguyện và sau khi đọc xong một vài chương trong quyển kinh Coran cũng với vẻ bình thản như đang ở tư thất của mình trong hậu cung hoàng đế cha chàng, chàng nằm xuống ngủ, cây đèn vẫn thắp sáng để bên cạnh giường.

Trong tháp cổ đó có một cái giếng, nơi ẩn náu ban ngày của một tiên nữ tên là Maimoun, con gái của Damriat, là vua hoặc người cầm đầu một nhóm các vị thần. Lúc đó vào khoảng nửa đêm, tiên nữ Maimoun nhẹ nhàng nhẩy lên khỏi giếng, đi thăm thú trần gian cho thoả trí tò mò. Tiên nữ rất ngạc nhiên thấy ánh lửa trong buồng hoàng tử Camaralzaman. Nàng bước qua người hầu nằm ngủ cạnh cửa để vào trong, đi đến gần chiếc giường mà vẻ lộng lẫy làm nàng chú ý. Nàng càng ngạc nhiên hơn khi thấy có người nằm ngủ trên đó. Nửa khúốn mặt hoàng tử Camaralzaman bị một góc chăn che lấp, tiên nữ khẽ nâng lên một chút và sững sờ nhìn thấy một chàng trai trẻ đẹp chưa từng thấy trên khắp mọi nơi trên trái đất mà nàng đã đi qua.

- Ôi? Thật là rực rỡ? - Nàng nhủ thầm - Hoặc nói một cách khác là đôi mắt kia nếu mở ra nữa thì vẻ đẹp sẽ chói lọi đến lnức nào? Nhưng vì cớ gì mà đang ở địa vị cao sang, chàng lại bị đối xử như vậy? . Vì tiên nữ cũng đã biết sự thể của chàng nhưng chưa thực cặn kẽ lắm.

Maimoun ngắm hoàng tử Camaralzaman không chán mắt, sau khi hôn vào hai bên má và giữa trán mà không làm chàng thức giấc, nàng bay vút lên không. Nàng đang bay cao tít lưng chừng trời thì bỗng nghe thấy tiếng đập cánh, nên vội theo hướng đó bay tới. Khi đến gần thì nàng thấy tiếng vỗ cánh là do một vị thần gây ra, đó là một trong các thần linh chống đối lại Thượng đế. Vị thần có tên Danhasch, con của Schamhourasch, khiếp hãi nhận ra Maimoun, vì hắn biết là bản lĩnh của nàng hơn hắn nhiều. Hắn muốn tránh cuộc tao ngộ này nhưng vì đã quá gần nên không kịp chỉ còn cách hoặc giao đấu hoặc quy hàng.

Danhasch vội đề nghị với giọng nhũn nhặn:

- Nàng Maimoun hùng mạnh! Nhân danh Thượng đế, nàng hãy thề là không làm hại gì tôi đi! Về phía mình, tôi cũng thề như thế.

- Hung thần? - Maimoun nói - Mi có thể làm gì hại ta nào? Ta không sợ mi nhưng cũng chấp nhận lời cầu xin của mi. Hãy nói ta hay mi vừa ở đâu tớí đây, đã nhìn thấy những gì và đã làm gì đêm nay?

- Tiên nữ xinh đẹp - Dànhasch nói - Nàng đã gặp được tôi thật đúng lúc để được nghe cái gì đó thật kỳ diệu tôi sẽ kể đây...

Hoàng hậu Scheherazađe buộc phải ngừng lời vì ánh sáng ngày đã tù từ chiếu rọi. Đêm hôm sau, nàng kể tiếp như sau:

o O o

- Tâu bệ hạ - Nàng nói - Vị thần chống đối Thượng đế nói tiếp với Maimoun:

- Vì nàng đã muốn nghe thì xin nói để nàng biết.là tôi vừa từ nơi địa đầu của Trung Quốc, nơi trông ra những hòn đảo cuối cùng của bán cầu này, về đây... Nhưng nàng hứa là sẽ để cho tôi được tự do đi đâu tuỳ ý sau khi kể xong cho nàng nghe chứ?

- Kể đi, kể đi? Đừng sợ gì cả - Maimoun nói - Mi tưởng ta cũng lừa đảo giống mi, nuốt lời hứa với mi chăng? Chỉ cần nhớ là không được kể sai sự thực, nếu nói láo thì ta sẽ trị mi thích đáng.

Danhasch nghe thế cũng thấy có phần yên tâm, nói:

- Thưa tiên nữ thân mến, tôi sẽ kể toàn là sự thật cả thôi, xin nàng hãy lắng nghe: Đất nước Trung Quốc, nơi tôi mới rời đi, là một trong những quốc gia lớn và hùng mạnh nhất trên địa cầu có những hòn đảo cuối cùng của bán cầu này phụ thuộc. Đức vua hiện giờ là Gaiour và ông vua này chỉ có một người con gái duy nhất mà từ thuở khai thiên lập địa tới nay chưa có người nào đẹp bằng. Cả nàng, cả tôi cũng như tất cả các vị thần vị tiên ở bên nàng cũng như ở bên tôi, cũng như tất cả mọi con người tập trung lại cũng không thể tìm ra được những từ những ngữ, những câu văn, những lời nói thật thích hợp, thật sinh động và đủ yếu tố hùng biện để mô tả lên một chân dung từa tựa như con người thực của nàng. Tóc nàng màu nâu và dài thướt tha chấm gót. Trán nàng phẳng lì như một tấm gương hình dạng thật mĩ miều, đôi mắt đen long lanh đầy lửa, mũi nàng không quá dài không quá ngắn, miệng nàng nhỏ và tươi như son, hàm răng nàng như hai hàng ngọc trai trắng bong. Khi động đậy lưỡi để nói, tiếng nàng dịu dàng và êm ái phát ra những lời đầy sự nhanh trí thông minh. Sắc trắng của minh ngọc thạch cũng còn thua cái cổ trắng như ngọc của nàng. Sơ sài vài nét như thế cũng đủ để nàng hiểu là ở trên đời này thật khó để có một sắc đẹp hoàn mỹ như vậy.

Vua cha yêu thương nàng rất mực, và cho nàng cấm cung không cho bất cứ ai được tự do tiếp xúc, ngoài người sau này sẽ cùng nàng kết hôn mà thôi. Để nàng khỏi buồn chán trong cảnh cấm cung như vậy nhà vua đã cho xây bảy cung điện mà xưa nay chưa ai từng nhìn thấy hoặc nghe nói.

Cung điện thứ nhất bằng đá pha lê, cung điện thứ hai bằng đồng, thứ ba bằng thép tinh, thứ tư bằng một loại đồng khác lạ quý hơn cả đồng và thép, thứ năm bằng loại đá thử vàng, thứ sáu bằng bạc và thứ bảy bằng vàng khối. Các cung điện đều được bày biện những đồ đạc lộng lẫy phù hợp với chất liệu xây dựng từng cung điện. Nhà vua không quên là những khu vườn kèm theo mỗi cung điện đều có những thảm cỏ mịn màng hoặc lốm đốm hoa, những vũng nước, những vòi phun, những mương rạch, những thác nước, những lùm cây trải dài xa tít tắp mà tia sáng mặt trời khó lọt qua. Tất cả đều có một trật tự khác nhau ở mỗi một khu vườn. Nhà vua Gaiour tóm lại, tỏ ra cho mọi người thấy là chỉ duy nhất có tình phụ tử mới khiến ông làm một khoản chi tiêu khổng lồ như vậy.

Nghe tiếng đồn về sắc đẹp chim sa cá lặn của công chúa, nhiều quốc vương lân bang đã cử những đoàn sứ thần long trọng đến xin được kết thân. Quốc vương Trung Hoa nghênh tiếp họ như nhau vì ông chỉ muốn gả công chúa cho người nào nàng tự chọn. Và nàng đã khước từ tất cả các đám đã tới cầu hôn. Những sứ thần ra về kém hài lòng về kết quả mong muốn nhưng chẳng có gì phải phàn nàn về sự tiếp đón đầy trang trọng và nhận được nhiều vinh dự ở nhà vua Trung Hoa.

- Tâu phụ vương - Công chúa nói với vua cha - NgườI muốn con thành hôn và cho là sẽ làm con sung sướng. Con thấy rõ tấm lòng của cha và vô cùng đội ơn Người, nhưng ngoài việc được ở gần phụ vương, gần những cung điện huy hoàng, gần những khu vườn tuyệt diệu ra thì con tìm đâu được hạnh phúc bây giờ? Con xin thêm là được cha yêu thương, con không bị ép buộc điềư gì cả mà còn được hưởng những vinh dự cũng như cha vậy. Đó là những lợi thế mà con không sao có được ở bất cứ nơi nào trên thế gian này, ở bất cứ người chồng nào mà giả dụ là tự con đồng ý. Những người chồng luôn luôn là muốn làm ông chủ, nhưng con thì lại chẳng muốn ai đè đầu cưỡi cổ mình.

Sau nhiều sứ bộ phải ra về tay không, có một đám tớI từ một vương quốc rất giàu rất mạnh, giàu mạnh hơn tất cả những đám tới từ trước đến nay. Quốc vương Trung Hoa bàn với công chúa, con gái ông và phân tích về lợi ích mọi bề nếu công chúa ưng đám này. Công chúa xin vua cha miễn cho và lại đem những lý do trước đây ra nói. Ông cố ép nhưng không những nàng chẳng chịu mà còn tỏ ra có điều bất kính đối với vua cha mình:

- Tâu phụ vương - Nàng giận dữ nói - Xin đừng nói với con về đám này cũng như tất cả những đám khác nữa. Nếu không, con sẽ đâm vào tim con một nhát dao để giải thoát cho mình khỏi những sự quấy rầy.

Quốc vương Trung Hoa vô cùng phẫn nộ, bảo công chúa:

- Con là một con điên và ta sẽ đối xử với con như một con điên.

Nhà vua hạ lệnh giam nàng vào một trong bảy cung điện và chỉ cho nàng mười nô tì già để hầu hạ và ngày đêm làm bạn. Trong mười người này có một người là vú nuôi của nàng. Rồi, để cho những quốc vương lân bang đã từng phái sứ bộ đến cầu hôn không còn nghĩ tới nàng nữa, ông cừ các đặc phái viên tới để báo cho họ việc xa lánh hôn nhân của công chúa. Và cũng vì ông tin là nàng điên thật nên đồng thời tuyên bố với các nước là nếu có thầy thuốc giỏi có thể chữa khỏi bệnh cho công chúa thì xin mời tới và sẽ gả công chúa cho để đền ơn nếu nàng bình phục.

- Nàng Maimoun xinh đẹp! - Danhasch nói tlếp - Sự việc lúc này đang ở tình trạng đó và tôi không quên đều đều hàng ngày tới ngắm cái vẻ đẹp vô song này. Mặc dù tính tôi ranh ma quỉ quái nhưng sẽ chẳng bao giờ làm gì thương tổn tới nàng. Xin tiên nữ cứ tới nhìn xem, tôi đảm bảo là chẳng phí công đâu. Khi nàng thấy rõ tôi chẳng phải là thằng nói láo thì sẽ phải cảm ơn tôi là đã cho nàng nhìn thấy nàng công chúa thật là một tuyệt thế giai nhân. Tôi sẵn sàng làm người hướng dẫn để phục vụ. Xin nàng cứ ra lệnh.

Thay vì đáp lại lời Danhasch, Maimoun cất tiếng cườI ròn rã hồi lâu và Danhasch ngớ ra không hiểu vì sao. Sau khi cười thoả thuê, nàng bảo:

- Khá lắm? Khá lắm? - Nàng bảo hung thần – Mi muốn làm cho ta tin chuyện đó ư? Ta tưởng là mi sẽ kể với ta cái gì đó thật là lạ lùng, kỳ quái kia hoá ra lại nói với ta về một con bé mắt toét nào đó ư? Hừ, hừ! Mi sẽ nói sao hả hung thần nếu mi được nhìn thấy như ta chàng hoàng tử đẹp trai ta vừa tới thăm hôm nay và ta rất muốn chàng xứng đáng được như vậy. Đó hoàn toàn là chuyện khác đấy mi sẽ phát điên lên cho mà xem.

- Nàng Maimounl - Danhasch nói . Liệu có quá mạo muội khi muốn nàng cho biết cái chàng hoàng tử mà nàng nói đó là ai không?

- Mi nên biết là - Maimoun bảo hắn - chuyện cũng na ná như chuyện của nàng công chúa mà mi vừa nói với ta đó Nhà vua cha chàng muốn ép chàng lấy vợ bằng được. Sau nhiều lần bị gây phiền nhiễu, chàng tuyên bố thẳng thừng và đứt khoát không lấy vợ. Đó là nguyên nhân tạI sao mà lúc này ta nói chuyện với mi thì chàng đang bị giam trong một cái tháp cổ mà ở đó cũng là chỗ ở của ta và ta cũng vừa chiêm ngưỡng chàng ở đó.

- Tuyệt đối tôi không muốn nói trái ngược lại vớI nàng - Danhasch nói - nhưng xin nàng hãy cho phép tôi được ngắm chàng hoàng tử của nàng, để thấy rõ là không có người đang sống hay đã chết nào có thể so sánh được vớI nàng công chúa xinh đẹp của tôi.

- Thôi hãy im đi, quân chết tiệt?- Maimoun bác lại - Ta bảo mi một lần nữa là không sao có thể như thế được.

- Tôi chẳng muốn cố tranh cãi với nàng làm gì -Danhasch vẫn không chịu - Muốn biết là tôi nói đúng hay nói sai, chỉ có cách là nàng hãy nhận lời tôi đã đề nghị là tới gặp nàng công chúa của tôi và sau đó nàng hãy chỉ cho tôi thấy hoàng tử của nàng.

- Không cần thiết ta phải nhọc công làm việc đó - Maimoun lại nói - Có một cách khác để ta và mi đều được hài lòng. Đó là mang công chúa của nhà ngươi về đặt vào giường của hoàng tử chỗ ta. Như vậy ta và ngươi cùng dễ dàng nhìn ngắm và so sánh một cách thật kỹ càng và chấm dứt cuộc cãi vã.

Danhasch bằng lòng với giải pháp của tiên nữ và muốn lập tức quay về Trung Quốc. Maimoun ngăn hắn lại:

- Hãy khoan - Nàng bảo hắn - Hãy đến đây, trước hết ta muốn chỉ cho mi cái tháp cổ mà mi phải đem nàng công chúa tới đó.

Họ cùng bay tới tháp cổ, Maimoun chỉ cho hắn thấy rồi bảo hắn:

- Thôi hãy đi đi? Và mang ngay công chúa về đây! Mi sẽ vẫn thấy ta ở đây. Nhưng hãy nghe này, ít ra là mi phải trả cho ta mốt khoản cược nếu chàng hoàng tử của ta đẹp hơn nàng công chúa của mi, và ta cũng phải trả cho ngươi khoản cược nếu nàng công chúa đẹp hơn hoàng tử.

Trời đã sáng rõ, Scheherazade ngùng lời. Nàng tiếp tục câu chuyện vào đêm sau và nói với hoàng Đế Ấn Độ:

o O o

“- Tâu bệ hạ, Danhasch để tiên nữ lại và vút đi Trung Quốc và quay về rất mau chóng khó tưởng tượng được, mang theo nàng công chúa xinh đẹp đang ngủ li bì. Maimoun đỡ lấy, đem vào trong buồng ngủ của hoàng tử Camaralzaman và đặt lên giường cho nằm cạnh chàng.

Khi hoàng tử và công chúa đã song song nằm bên nhau, một cuộc tranh luận xảy ra giữa tiên nữ và hung thần về chuyện người nào đẹp hơn. Họ cùng ngắm nghía và so sánh thầm. Danhasch phá im lặng trước:

- Nàng đã thấy đó - Y bảo tiên nữ - Cũng như tôi đã nói là công chúa của tôi đẹp hơn hẳn hoàng tử của nàng. Bây giờ na2ng còn nghi ngờ gì nữa không?

- Sao! Nghi ngờ ư? - Maimoun bảo – Đu1ng là ta chưa tin. Hẳn là mi bị đui thì mới thấy công chúa của mi đẹp hơn hoàng tử của ta. Công chúa của mi cũng đẹp, ta công nhận, nhưng chả nên vội vã, phải so sánh hai người với nhau một cách thật vô tư, mi sẽ thấy đúng như lời ta nói.

- Càng so sánh kỹ - Danhasch nói - tôi càng thấy không gì khác điều tôi nghĩ. Tôi đã trông thấy y như lần trông thấy đầu tiên và dù có nhìn lâu hơn thì cũng chẳng có gì thay đổi. Nhưng không sao cả, nàng Maimoun duyên dáng ạ, tôi có thể nhường phần thắng cho nàng đó, nếu nàng muốn.

- Không thể thế được - Maimoun nói - Ta không muốn tên hung thần chết tiệt như mi phải nhường ta. Ta sẽ nhờ một trọng tài làm việc phán xử, nếu mi chối từ thì tức là mi chịu thua.

Danhasch vốn sẵn sàng làm mọi việc để lấy lòng Maimonn nên đồng ý ngay. Maimoun giậm mạnh chân, mặt đất bỗng nứt ra và chui lên là một vị thần xấu xí, gù lưng, chột mắt và thọt chân nữa. Ông có sáu cái sừng mọc trên đầu và tay chân đều có móng mọc dài. Vừa đứng thẳng lên thì đất khép lại, ông nhìn thấy Mạimoun liền quì xuống trước mặt nàng khúm núm hỏi nàng có điều gì truyền dạy.

- Hãy đứng lên, Caschcasch! - Nàng bảo vị thần có tên đó - Ta gọi ông lên để phán xử cho cuộc tranh cãi của ta với tên chết tiệt Danhasch này. Ông hãy liếc mắt nhìn xuống cái giường kia, và không được thiên vị nói cho chúng ta biết, theo ông thì người nào đẹp hơn, chàng trai hay là cô gái.

Caschcasch nhìn hoàng tử và công chúa với vẻ ngạc nhiên và thán phục. Một hồi lâu sau, y nói:

- Thưa bà - Y nói với Maimoun - Xin thú thực là tôi sẽ lừa dối các vị và tự phản lại mình nữa nếu bảo là người này đẹp hơn người kia. Càng ngắm kỹ họ, tôi càng thấy mỗi người một vẻ, chẳng ai thua kém ai. Người này chẳng có một tật nhỏ nào để bảo là phải nhường cho người kia. Nếu muốn biết ai hơn ai kém, theo tôi chỉ còn một cách để làm cho sáng tỏ là: lần lượt đánh thức họ dậy và xin hai vị thoả thuận với nhau là trong hai người đó, người nào tỏ ra yêu đương nồng nhiệt hơn, hối hả hơn và với tình cảm say đắm hơn thì coi như kém đẹp hơn về một mặt nào đó.

Hai người đều thấy lời khuyên của Caschcasch là có thể chấp nhận được. Maimoun liền biến thành một con rệp nhảy lên cổ Camaralzaman đốt đau đến mức làm cho chàng tỉnh đậy và sờ tay lên cổ, nhưng Malmoun đã kịp thời nhảy ra sau và trở lại nguyên hình, tất nhiên là vẫn vô hình như hai vị thần linh đứng đó để xem hoàng tử làm gì.

Lúc rụt tay lại, hoàng tử để tay mình rơi xuống tay công chúa Trung Hoa. Chàng mở mắt và vô cùng kinh ngạc thấy một cô gái nằm cạnh mình, một cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Chàng ngóc đầu, chống khuỷu tay lên để nhìn cho kỹ. Vẻ trẻ trung và sắc đẹp quyến rũ của công chúa làm toàn thân chàng nóng ran một ngọn lửa chàng chưa từng cảm thấy mà từ trước tới nay chàng vẫn luôn luôn căm ghét.

Tình yêu xâm chiếm tim chàng mãnh liệt làm chàng thốt kêu lên: Ôi, sao mà xinh đẹp! Sao mà quyến rũ? Trái tim của tôi!? Mảnh hồn của tôi!?. Vừa kêu lên như vậy chàng vừa cúi xuống hôn lên trán lên hai má và lên môi nàng thật nồng nhiệt. Nếu không được Danhasch phù phép cho ngủ thật say thì nhất định nàng đã bị chàng đánh thức rồi.

- Thế nào! Cô nương xinh đẹp của ta? - Hoàng tử nói- Trước những biểu hiện tỏ tình của hoàng tử Camaralzaman như vậy mà nàng không tỉnh giấc ư? Dù nàng là ai chăng nữa thì ta cũng không phải là bất xứng với nàng.

Chàng định cố đánh thức công chúa dậy nhưng dừng lại chợt nghĩ: Phải chăng nàng là người mà hoàng đế cha ta muốn cho ta lấy làm vợ? Nếu vậy thì ông thật sai lầm sao không cho ta thấy nàng trước? Ta đã không phải mang tội bất kính đối với ông vì đã công khai chống đối lại, và ông cũng sẽ không bị mất thể dlện vì ta .

Hoàng tử Camaralzaman thành tâm hối tiếc về khuyết điểm đã mắc phải và lại muốn đánh thức công chúa dậy - Cũng có thể là - Chàng dừng lại tự nhủ - hoàng đế muốn bắt ta quả tang, Người cho đưa công nương xinh đẹp này đến đây để thử xem ta có thực là thù ghét hôn nhân như ta đã nói không. Biết đâu là chính Người đã tự đưa nàng tới đây, biết đâu là Người đang nấp một chỗ kín mà làm cho ta xấu hổ về sự giả dối nguy trang của ta mà Người tưởng vậy. Lỗi lầm này sẽ còn nặng hơn gấp bội so với lỗi lầm thứ nhất. Để đề phòng mọi sự, ta hãy bằng lòng tạm cầm lấy cái nhẫn này để nhớ đến nàng. Đó là một chiếc nhẫn rất đẹp, công chúa đeo ở ngón tay. Chàng khéo léo tháo ra và lấy chiếc nhẫn của mình lồng vào thay thế. Xong; chàng nằm xuống và quay lưng lại chẳng bao lâu đã ngủ say như trước dưới sự phù chú của các vị thần linh.

Thấy hoàng tử Camaralzaman đã ngủ say, Danhasch đến lượt mình cũng biến thành một con rệp bò lên đốt đúng vào phía dưới môi công chúa. Nàng giật mình tỉnh dậy, ngồi lên, mở mắt và vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy một chàng trai nằm cạnh. Từ ngạc nhìn chuyển sang thán phục, từ thán phục chuyển sang dào dạt mừng vui khi thấy người dưới mắt mình là một chàng trai trẻ rất điển trai, rất đáng yêu.

- Sao? Có phải chàng mà cha ta bảo ta lấy làm chồng? Ôi! Giá mà ta biết trước? Ta đã chẳng làm cho người phảI giận dữ đối với ta. Ta đã chẳng phải chịu thiệt thòi là mất bao nhiêu lâu mới được một người chồng mà ta hết lòng yêu quý Chàng hãy dậy đi! Hãy dậy đi nào? Giữa đêm tân hôn đầu tiên mà ngủ vùi như thế thì chẳng phù hợp vớI một người chồng?

Nói xong, công chúa nắm lấy cánh tay hoàng tử Camaralzaman lay mạnh. Nhất định chàng sẽ phải thức tỉnh nếu ngay lúc đó, Maimoune không tăng thêm phù chú để chàng ngủ càng thêm li bì. Nàng lay nhiều lần như vậy, thấy chàng vẫn chưa tỉnh, nàng lẩm bẩm:

- Sao vậy! Có gì xảy ra với chàng chăng? Có kẻ tình địch ghen với hạnh phúc của hai chúng ta mà phải cầu cứu tới ma thuật chăng? Không thế thì sao lay mạnh thế mà vẫn chẳng tỉnh?

Nàng cầm lấy tay chàng âu yếm hôn và chợt nhìn thấy chiếc nhẫn ở ngón tay chàng. Sao giống nhẫn của mình vậy, nhưng sao ngón tay mình lại có một chiếc nhẫn khác. Nàng không hiểu làm sao lại có sự đổi chác này, nhưng lại đinh ninh đó là dấu hiệu của cuộc hôn nhân giữa mình và chàng, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Muốn đánh thức chàng dậy nhưng thấy uổng công vô ích, vả lại chắc chắn là chàng chẳng thể nào lọt khỏi tay mình, nàng bảo với chàng: - Vì không sao đánh thức chàng dậy được - Nàng nói - Em cũng chẳng muốn làm giấc ngủ của chàng phải đứt quãng làm gì. Thôi, chúng ta gặp nhau sau vậy.

Rồi sau khi đặt một nụ hôn thắm thiết lên má chàng, nàng lại nằm xuống và chẳng mấy chốc lại ngủ tiếp.

Khi Maimoune thấy mình có thể cất tiếng nói mà không làm cho nàng công chúa Trung hoa thức giấc:

- Này! Hung thần chết tiệt kia - Nàng bảo Danhasch - Mi đã nhìn thấy rồi chứ? Mi có công nhận là công chúa của mi không tuyệt bằng hoàng tử của ta không? Thôi ta cũng xí xoá cho mi cái khoản đánh cuộc đó. Lần sau, khi ta đã nói sao thì hãy tin như thế nhé.

Rồi quay lại Caschcasch, nàng bảo:

- Còn ngươi, ta rất cảm ơn. Ngươi hãy cùng vớI Danhasch, xốc nàng công chúa lên và cùng đem nàng trả về giường nàng. Danhasch sẽ hướng dẫn ngươi.
Danhasch và Caschcasch chấp hành lệnh của nàng và Malmoune lại rút vào trong giếng.”

Trời sáng buộc hoàng hậu Scheherazade im tiếng. Hoàng đế Ấn Độ đứng lên và đêm tiếp, hoàng hậu kể cho Người nghe tiếp chuyện đó như sau:

Nghìn lẻ một đêm - Chương 17: Chàng Bedreddin

Nghìn lẻ một đêm
Chương 17: Chàng Bedreddin

Hoàng đế Ai Cập, bị bẽ mặt vì sự từ chối và sự táo bạo cả gan của Schemseddin Mohammed, không sao kìm nén được giận dữ, bảo viên tể tướng của mình:

- Có phải nhà ngươi đáp lại lượng cả của ta đã hạ mình đến mức kết thân với ngươi như thế không? Ta sẽ phải báo thù về việc nhà ngươi đã dám so sánh ta với một kẻ khác và ta nguyền cho con gái nhà ngươi chỉ có thằng chồng không ngoài một tên nô lệ xấu xí nhất trong tất cả nô lệ của ta.

Nói xong, hoàng đế tàn nhẫn đuổi tể tướng ra ngoài. Ông này đi về nhà đầy vẻ sượng sùng và thấy vô cùng khổ nhục.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 16: Noureddin Ali và Bedreddin Hassan

Nghìn lẻ một đêm
Chương 16: Noureddin Ali và Bedreddin Hassan

- Tâu đấng Thống lĩnh các tín đồ, ngày xưa ở đất nước Ai-cập có một vị hoàng đế chí công, chí đức và rất hùng mạnh khiến cho các lân bang đều nể vì sợ hãi. Ông yêu thương dân nghèo và chở che cho các nhà thông thái mà ông đưa lên giữ những trọng trách trong triều đình. Tể tướng của hoàng đế là một người sắc sảo, khôn ngoan, thận trọng, thông thạo thư pháp và tất cả các môn khoa học. Vị trọng thần này có hai con trai khôi ngô tuấn tú và đều có nhiều nét giống cha. Người anh tên là Schemseddin Mohammed và người em là Noureddin Ali. Đặc biệt người, em có nhiều đức tính mà bao người thèm muốn. Tể tướng, cha của hai chàng đã mất, nhà vua mời cả hai anh em về triều và phong cho cả hai chức vị tể tướng thường.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 15: Người thiếu phụ bị sát hại và người chồng nàng

Nghìn lẻ một đêm
Chương 15: Người thiếu phụ bị sát hại và người chồng nàng

- Thưa đấng Thống lĩnh các tín đồ, xin bệ hạ biết cho rằng người thiếu phụ bị sát hại đó chính là vợ tôi, con gái ông già mà Người đã biết đó lại là chú ruột tôi. Khi nàng mới có mười hai tuổi thì ông đã gả cho tôi làm vợ và đến nay là mười một năm đã qua. Tôi có với nàng ba con trai hiện nay còn sống cả. Và cứ công bằng mà nói thì nàng chưa từng bao giờ làm cho tôi phải bực mình cáu giận. Nàng khôn ngoan, có đức hạnh và luôn chú ý chiều chuộng tôi. Về phía mình, tôi yêu nàng thực lòng, chiều theo tất cả các ý muốn của nàng, chưa bao giờ cấm đoán một điều gì.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 14: Ba quả táo

Nghìn lẻ một đêm
Chương 14: Ba quả táo

- Tâu hoàng đế, thiếp đã có vinh dự một lần được kể với Người chuyến vi hành của hoàng đế Haroun Alraschid ra khỏi kinh thành vào một đêm trước. Thiếp xin kể hầu hoàng đế một chuyến vi hành khác của vị hoàng đế này.

Một hôm, nhà vua báo cho tể tướng Giafar phải có mặt ở cung điện vào tối hôm sau:

Nghìn Lẻ Một Đêm - Chuowng13: Chuyện kể của nàng Amine

Nghìn Lẻ Một Đêm
Chuyện kể của nàng Amine

- Thưa đấng Thống lĩnh các tín đồ - Nàng bắt đầu kể - Để không phải lặp lại những điều mà Người đã biết qua câu chuyện của bà chị tôi, tôi xin nói ngay là mẹ tôi sau khi đã mua một căn nhà để ở riêng trong cảnh goá bụa, thì gả tôi, cùng với của hồi môn cha tôi để lại, cho một trong những người thừa kế giàu có nhất thành phố này.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 12: Chuyện kể của nàng Zobeide

Nghìn lẻ một đêm
Chương 12: Chuyện kể của nàng Zobeide

- Tâu đấng Thống lĩnh các tín đồ - Nàng nói - Chuyện tôi kể hầu Người sau đây là một trong các chuyện kỳ lạ nhất chưa ai từng nghe nói. Hai con chó mực cái và tôi vốn là ba chị em cùng một cha mẹ sinh ra. Tôi sẽ kể Người nghe vì cơn cớ gì mà họ lại hoá thành chó.

Ngìn lẻ một đêm - Chương 11: Chuyện kể của tu sĩ khổ hạnh thứ ba, con vua

Ngìn lẻ một đêm
Chương 11: Chuyện kể của tu sĩ khổ hạnh thứ ba, con vua

“Thưa quý bà rất đáng kính, câu chuyện tôi kể đây hoàn toàn khác với những câu chuyện bà đã nghe. Hai hoàng tử kể chuyện trước tôi đều mỗi người mất một con mắt đơn thuần do hậu quả của số mệnh, còn tôi bị chột thì lại do chính lỗi lầm của mình, tự mình gây nên tội, tự mình rước vạ vào thân như chuyện tôi kể hầu bà nghe sau đây:

NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Chương 10: Chuyện kể về kẻ hay ganh ghét và người bị ganh ghét

NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM
Chương 10: Chuyện kể về kẻ hay ganh ghét và người bị ganh ghét


Trong một thành phố khá rộng lớn, hai người đàn ông sống ở hai ngôi nhà kề bên nhau.

Một người ghét người kia thậm tệ đến nỗi người bị ghen ghét quyết định đổi chỗ ở, đi xa hẳn nơi khác vì tin chắc là chỉ riêng việc ở tách xa nhau ra thôi cũng đỡ chuốc sự thù ghét của người hàng xóm. Vì mặc dù đã giúp đỡ anh ta nhiều việc tốt mà ông vẫn không làm giảm được sự ghét ghen của anh ta. Thế là ông bán rẻ bán tháo ngôi nhà đang ở và với một chút vốn liếng nhỏ bé ông ta rút vào thành phố của một xứ sở không xa đấy lắm. Ông ta mua một khoảng đất nhỏ cách xa thành phố độ nửa dặm đường. Ở đó có một căn nhà khá tiện nghi, một mảnh vườn đẹp và một cái sân rộng trong đó có một cái giếng cạn đã lâu ngày không dùng tới.

NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Chương 9: Chuyện kể của người tu sĩ khổ hạnh thứ hai, con vua

NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM
Chương 9: Chuyện kể của người tu sĩ khổ hạnh thứ hai, con vua

“Thưa bà - Anh nói - Tuân theo lệnh của bà và để cho bà rõ vì nguyên cớ lạ lùng nào mà tôi lại bị chột mắt phải, tôi phải kể lại toàn bộ câu chuyện của đời tôi.

Tôi chỉ vừa qua tuổi ấu thơ mà phụ vương cha tôi, xin bà biết cho, tôi vốn là một hoàng tử, nhận thấy tôi khá thông minh nên chẳng hề tiếc công sức để giáo dục rèn luyện tôi. Tất cả những người thông thạo trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật trong toàn đất nước đều được triệu đến để huấn luyện cho tôi.

NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Chương 8: Chuyện kể của tu sĩ khổ hạnh thứ nhất, con vua

NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM
Chương 8: Chuyện kể của tu sĩ khổ hạnh thứ nhất, con vua

- Thưa bà, để cho bà hiểu vì sao tôi lại mất con mắt bên phải và nguyên nhân buộc tôi mang áo thầy tu, xin thưa với bà tôi là hoàng tử con vua.

Vua cha tôi có một người em trai cũng ở ngôi vua như ông tại một nước láng giềng. Người em này có hai con, một hoàng tử và một công chúa và hoàng tử thì gần như đồng niên với tôi.

NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Chương 7: Ba tu sĩ khổ hạnh con vua và ba thiếu phụ thành Bagdad

NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM
Chương 7: Ba tu sĩ khổ hạnh con vua và ba thiếu phụ thành Bagdad

“- Tâu hoàng thượng, dưới triều quốc vương Hồi giáo Haroun Iraschid, ở Bagdad có một người làm nghề khuân vác dù là một nghề hạ tiện và nhọc nhằn nhưng vẫn tỏ ra là một người thông minh và vui tính.

Một buổi sáng, cũng như thường ngày, với một cái sọt to cạnh mình, đứng tại một nơi công cộng, anh chờ xem có ai cần tới công việc của mình không. Chợt có một thiếu phụ trẻ thân hình thon thả, mặt che mạng đi tới và nhẹ nhàng bảo anh: “Nghe đây, anh phu khuân vác, nhắc cái sọt lên và đi theo tôi”. Anh khuân vác, rất vui thích với những lời nói dịu dàng êm ái đó, vội đưa chiếc sọt lên đầu vừa đi theo người thiếu phụ vừa khẽ nói: “Ôi ngày may mắn! Ôi ngày tốt lành!”.

NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Chương 6: Ông vua trẻ của đất nước những hòn đảo đen

NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM
Chương 6: Ông vua trẻ của đất nước những hòn đảo đen


- Thưa ngài, ngài sẽ biết là - Chàng thanh niên nói tiếp - Cha tôi có tên là Mahmound, vua của đất nước này. Đó là quốc gia Những Hòn Đảo Đen.

Có tên như vậy vì có bốn ngọn núi nhỏ kề bên, trước đây vốn là những cù lao Kinh đô của vương quốc mà cha tôi ngự trị, chính là chỗ hồ nước mà ngài nhìn thấy đó. Chuyện tôi kể tiếp sau đây sẽ làm ngài rõ tất cả những sự đổi thay này.
Cha tôi mất vào tuổi bảy mươi. Vừa lên nối ngôi thì tôi lấy vợ, người mà tôi chọn để cùng tôi chia sẻ vương quyền là cô em họ. Tôi có đủ lý do để hài lòng về những biểu hiện tình yêu của cô ấy đối với tôi. Còn về phía mình, tôi cũng hết lòng yêu thương trìu mến hoàng hậu vợ mình. Cuộc tình duyên êm ấm và hạnh phúc này kéo dài được năm năm. Rồi sau đó, tôi nhận thấy hoàng hậu cô em họ của tôi không còn thích tôi nữa.

BÍ QUYẾT LÀM ĐẸP CỦA PHỤ NỮ NHẬT BẢN



Phụ nữ Nhật luôn sở hữu làn da và sắc vóc tươi trẻ nhất chỉ bằng những mẹo giữ sắc đẹp đơn giản dưới đây.

Tuổi thọ cao, làn da trắng hồng, giọng nói trong trẻo, vóc dáng thon thả… là đặc điểm chung của mọi phụ nữ Nhật. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lí, họ luôn chăm sóc sắc đẹp bằng các phương pháp truyêng thồng đơn giản, tiết kiệm mà mang đến hiệu quả cao.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 5: Viên tể tướng bị trừng phạt

Nghìn lẻ một đêm
Chương 5: Viên tể tướng bị trừng phạt

- Ngày xưa có một ông vua - Vị tể tướng kể - Có một hoàng tử rất ham mê săn bắn.

Nhà vua cho phép chàng được đi săn luôn luôn nhưng lệnh cho tể tướng là phải theo sát và không lúc nào được rời mắt quan tâm chăm sóc chàng. Trong một ngày săn, những tuỳ tùng sục sạo lùa ra được một chú hoẵng. Hoàng tử rượt ngựa đuổi theo, vẫn tưởng là tể tướng luôn ở sát bên mình nên chẳng cần suy nghĩ mà cứ phóng tâm theo miết con mồi. Sự hào hứng đã đưa chàng đi quá xa, và lúc này trơ trọi chỉ còn một mình. Chàng ngừng lại, nhận thấy mình đã lạc đường. Chàng muốn quay lại chỗ viên tể tướng chắc là chậm chân nên không theo kịp mình. Quay hết ngả này sang ngả khác cũng chẳng tìm được đường về. Đúng là chàng đã bị lạc. Bỗng chàng thấy một thiếu phụ xinh đẹp đứng bên lề đường khóc lóc thảm thiết. Chàng kìm cương ngựa hỏi nàng là ai, làm gì một mình ở cái chốn vắng vẻ này và có cần giúp đỡ gì không. Nàng ngừng khóc, đáp:

Nghìn lẻ một đêm - Chương 4: Người chồng và con vẹt

Nghìn lẻ một đêm
Chương 4: Người chồng và con vẹt


“Một người đàn ông chất phác có một người vợ đẹp mà anh ta yêu say đắm chẳng muốn lúc nào rời.

Một hôm vì có những công việc khẩn thiết buộc anh ta phải đi xa, anh bèn tìm đến một nơi có bán đủ các loài chim. Anh chọn mua được một con vẹt không những biết nói thạo mà còn biết và nhớ tất cả những gì xảy ra trước mắt nó. Anh đem lồng chim về nhà, bảo vợ treo lồng chim trong buồng mình và chú ý chăm sóc con vật trong thời gian anh vắng nhà. Sau đó, anh lên đường...

Nghìn lẻ một đêm - Chương 3: Nhà vua Hi Lạp và thầy thuốc Douban

Nghìn lẻ một đêm
Chương 3: Nhà vua Hi Lạp và thầy thuốc Douban


Ngày xưa ở xứ Zouman quốc gia Ba Tư có một ông vua mà thần dân vốn là gốc người Hi Lạp.

Ông vua này bị bệnh phong. Những ngự y sau khi đã dùng đủ các loại thuốc để chữa trị cho vua của họ nhưng không đem lại kết quả gì cả. Đang trong khi lúng túng thì Douban, một thầy thuốc danh tiếng tới triều đình.

Nghìn lẻ một đêm - Chương 2: Ông lão đánh cá

Nghìn lẻ một đêm
Chương 2: Ông lão đánh cá

Tâu bệ hạ, ngày xưa có một ông lão đánh cá già nua, nghèo khổ đến nỗi không sao có thể nuôi sống được gia đình gồm một vợ và ba con nhỏ.

Hàng ngày lão ra đi từ sáng sớm để đánh cá và tự đặt ra cái lệ là mỗi ngày chỉ quăng lưới bốn lần thôi.

Một sáng còn rất sớm, trăng chưa lặn, lão đã ra tới bờ biển. Lão cởi áo ngoài và quăng lưới lần thứ nhất. Khi kéo lưới vào bờ, lão cảm thấy nặng tay. Chắc là có cá to đây, lão đã thầm phấn khởi, nhưng lát sau, tưởng lưới đầy cá, ngờ đâu đó chỉ là bộ xương của một con lừa. Lão vô cùng buồn bã...

Nghìn lẻ một đêm - Chương 1: Nàng Scheherazade

Nghìn lẻ một đêm
Chương 1: Nàng Scheherazade

Sử sách thời Sassanides, thời của những ông vua quốc gia Ba Tư cổ xưa, đất nước có biên cương mở rộng tới tận Ấn Độ và các đảo phụ thuộc lớn nhỏ, trải ra tới phía bên kia sông Hằng và phần đất rộng lớn của Trung Quốc bao la, chép lại rằng ngày xưa có một ông vua của cái quốc gia hùng mạnh đó, nổi tiếng là một đấng quân vương anh minh, đức độ.

Nghìn Lẻ Một Đêm

Nghìn lẻ một đêm (tiếng Ả Rập: كتاب ألف ليلة وليلة Kitāb 'Alf Layla wa-Layla; tiếng Ba Tư: هزار و یک شب Hazâr-o Yak Šab) là tập truyện dân gian đồ sộ và nổi tiếng của nhân dân Ả Rập, có nguồn gốc lâu đời trên xứ sở của các hoàng đế Arap cổ đại và được bổ sung qua nhiều thế kỷ bằng kho tàng truyện cổ dân gian các nước trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, được lưu truyền rộng rãi ở Iran, Iraq, Ai Cập, Ethiopia,... sau đó phổ biến khắp Trung Đông. Không thể xác định được ai là tác giả của những truyện được kể trong Nghìn lẻ một đêm, vì đây chỉ là sự góp nhặt của những truyện tình, truyện phiêu lưu hay truyện thần thoại mà nhiều người truyền tụng, được nhiều người kể chuyện trau truốt, tuyển lựa những cốt truyện hấp dẫn nhất và truyền bá qua nhiều thế kỷ trong dân gian. Rất có thể vào năm 1450, một nhà kể chuyện chuyên nghiệp xứ Ba Tư đã chép lại những truyện này và sắp đặt dưới hình thức mà chúng ta thấy ngày nay. Cuốn truyện lần đầu tiên được công bố ở châu Âu trong những năm 1704-1709 qua bản dịch tiếng Pháp 12 tập của học giả Antoine Galland. Chính nhờ bản dịch này mà bộ truyện nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng phổ biến khắp thế giới, làm say mê không biết bao nhiêu thế hệ.

Lịch sử:
Bản viết tay tiếng Ả Rập của Nghìn lẻ một đêm ghi lại năm 1300
Vào thế kỷ 8, Baghdad trở thành một trong những thành phố quan trọng bậc nhất trên thế giới. Các nhà buôn từ Ba Tư (Iran), Ấn Độ, châu Phi và châu Âu đều có mặt ở đây. Vào thời gian đó, các câu truyện dân gian (được truyền khẩu trong nhiều năm) được thu thập và biên soạn lại thành một cuốn sách.

Những câu chuyện trong này thường là những câu chuyện dân gian truyền khẩu. Ở đâu cũng vậy, các chuyện kể dân gian không bao giờ là công trình sáng tạo của một người và có dạng hoàn chỉnh ngay từ đầu hay trong một thời gian ngắn. Cho đến một lúc nào đấy nó dược những tài năng kiệt xuất chỉnh lý, định hình lần cuối cùng, rồi được nhân dân chấp nhận coi như dạng bản cuối cùng. Những người kể chuyện rong mang những chuyện đó kể khắp nơi. Trong quá trình ấy họ gọt đẽo cách diễn tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. Người ta cho rằng chính những người Ai Cập kể chuyện rong thế kỷ 12 và 13 đã làm cho các chuyện trong Nghìn lẻ một đêm thêm phong phú về nội dung, linh hoạt về hình thức và sáng sủa về từ ngữ. Ngôn ngữ dùng trong tập truyện này gắn với tiếng nói của các tầng lớp bình dân A Rập hơn là ngôn ngữ kinh viện thời bấy giờ.

Nội dung chủ yếu của những câu truyện này bắt nguồn từ một cuốn sách Ba Tư cổ tên là Hazâr Afsâna ("Một nghìn truyện thần thoại", tiếng Ba Tư: هزارافسانه).Theo R. Niconxơn trong Lịch sử văn học A Rập, năm 956 một học giả A Rập tên là Maxađi (Masadi) đã nhắc tới tác phẩm này.

Năm 988, Môhamét Isac (Mohamed Ishaq), tác giả một tập thư mục những tác phẩm văn học A Rập và nước ngoài đã nói đến việc người A Rập soạn lại tập truyện cổ Ba Tư đó. Ông viết: "Tác giả tập Truyện các tể tướng là An Jasihiyari (Agdul Al Jahshitari) bắt tay soạn một cuốn sách trong đó ông chọn một nghìn truyện của người A Rập, người Ba Tư, người Hy Lạp và nhiều dân tộc khác, các truyện đều riêng biệt không có quan hệ gì với nhau. Ông tập hợp một số người làm nghề kể chuyện lại, mời họ kể cho nghe rồi chọn những truyện hay nhất, những ngụ ngôn, cổ tích mà ông thích nhất. Là một người có tài, ông đúc kết những câu chuyện ấy lại thành bốn trăm tám mươi đêm, mỗi đêm là một truyện trọn vẹn dài trên dưới năm chục trang. Nhưng ông chết bất ngờ trước khi hoàn thành một nghìn truyện như dự định".

Theo các nhà nghiên cứu Nghìn lẻ một đêm ít ra là bản lưu truyền đến với chúng ta ngày nay được định hình rõ ràng vào khoảng cuối thế kỷ 15 ở Ai Cập. Thời kỳ này cả nước Ai Cập đã hoàn toàn theo đạo Hồi. Thật ra, sự xuất hiện của nó còn ngược lên đến thời xa xưa, bắt nguồn từ những truyện Ba Tư rất cổ và đã trải qua một thời kỳ tồn tại lâu dài trước khi được viết ra thành văn.

Nghìn lẻ một đêm như ta đã biết hiện nay, lần đầu tiên được giới thiệu với châu Âu rồi từ đó phổ cập hầu như rộng khắp trên toàn thế giới là nhờ công lao của một học giả người Pháp: Angtoan Galăng (Antoine Galland) mà bản dịch từ khi ra đời cách đây gần ba thế kỷ đã mau chóng trở thành kinh điển.

Tóm tắt:
Kho tàng truyện cổ vô cùng đa dạng của Nghìn lẻ một đêm được kết nối xoay quanh một trục đơn giản: Xưa kia ở miền Đông A-rập, thời Sassanid có một vị vua Ba Tư Shahriyar. Vị vua ngự trị trên một hòn đảo không rõ tên "ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc" (trong các bản dịch tiếng Ả Rập hiện nay thì ông ta là vua của Ấn Độ và Trung Quốc). Vì hoàng hậu ngoại tình nên đâm ra chán ghét tất cả đàn bà, tính nết trở nên hung bạo. Để thỏa cơn thịnh nộ điên loạn, cứ mỗi ngày ông ta cưới một cô gái và sau một đêm mặn nồng lại sai lính đem giết (trong một số bản: ba đêm một lần). Thấy đất nước lâm nguy,Sheherazade xin cha cho mình được một đêm hưởng ân sủng của hoàng thượng. Viên tể tướng rất đau lòng khi thấy con mình như vậy vì ông biết sau đêm đó nàng sẽ chết. Nhưng trước sự quyết tâm của con ông đành phải đem con dâng cho vua Shahriyar. Là cô gái thông minh, tài trí lại giàu nghị lực, nên sau nàng đã tìm được cách để thoát khỏi cái chết. Nàng cùng với sự giúp đỡ của em gái nàng là Dinarzade, nàng nhờ em đánh thức mình dậy khi trời sắp sáng và yêu cầu nàng kể chuyện. Những câu chuyện được sắp xếp khéo léo để đúng khi mặt trời mọc là lúc hấp dẫn nhất, nàng kín đáo dừng lại khi chuyện chưa chấm dứt khiến vua còn nóng lòng muốn nghe đoạn tiếp, không thể ra lệnh xử tử nàng.

Trong suốt một nghìn lẻ một đêm, nàng Sheherazade đã liên tục kể những chuyện về tình yêu, chiến tranh và pháp thuật, về những vị vua cũng như bọn ăn mày, về những xứ sở mà kim cương nhiều hơn đá sỏi, về những cô gái đẹp, về cả những mưu toan diễn ra trong các ngõ hẻm hay các khu chợ tại các thành phố phương Đông. Hai nàng cũng kể về những thị trấn, sa mạc, hải đảo xa xôi, nơi các vị phù thủy sử dụng pháp thuật, về các loài ngựa biết bay, chó biết nói, người hóa cá, cá lớn hơn cá voi, chim khổng lồ. Nàng kể về những cặp tình nhân trong các túp lều tồi tàn, họ có thể là người gan dạ hoặc hèn nhát, nhưng tất cả đều đa tình và biết hy sinh vì người yêu. Bối cảnh của các chuyện của nàng ở phương Đông, phần lớn xoay quanh các thành phố huyền thoại Bagdad, Cairo và Damascus. Hàng ngàn đêm trôi qua, cuối cùng nhà vua bị cảm hóa, tình yêu cuộc sống và con người trỗi dậy khiến ông ta đã quên khuấy việc giết người. Cảm phục nàng Sheherazade, vua đã bãi bỏ lệnh bắt con gái để giết một cách tàn nhẫn và đồng ý cưới nàng làm vợ bằng một đám cưới linh đình, sau đó cùng nhau sống hạnh phúc đến bạc đầu và họ có với nhau ba người con trai.

Ý nghĩa:
Cũng như truyện dân gian của các nước khác, những câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm phản ánh nguyện vọng và ước mơ của quần chúng nhân dân trong xã hội bị áp bức, đè nén. Họ luôn luôn mong muốn được sống trong cảnh thái bình yên vui, được gặp nhiều may mắn, hạnh phúc ấm no. Khát vọng này thể hiện qua những truyện nổi tiếng nhất của tập truyện, chẳng hạn truyện Aladdin và cây đèn thần kể về chàng trai Aladdin, con của một người thợ may Trung Hoa. Bị một con phù thủy dẫn xuống hang ngầm, tại đây chàng tìm thấy một cây đèn, trong đó có nhốt vị thần có thể biến mọi ước mơ thành hiện thực, nhờ đó chàng trở nên giàu có và được cưới công chúa Badroulboudour. Nhiều truyện phản ánh bản chất tốt đẹp của nhân dân lao động cần cù, chăm chỉ, kiên cường dũng cảm và thông minh tài trí, giàu lòng thương người đồng thời vạch trần bản chất tàn ác của bọn vua chúa, quan lại, phú thương, phù thủy,... thể hiện chân lý thiện thắng ác, chính thắng tà, ở hiền gặp lành, và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Cuộc hành trình trên mặt biển của thủy thủ Sinbad là một ví dụ, với những cuộc phiêu lưu kỳ thú của chàng Sinbad lên một hòn đảo nhưng thực chất là một con cá khổng lồ, lạc đến một thung lũng đầy đá quý và chàng đã mưu trí trốn ra được, đâm mù mắt gã khổng lồ ăn thịt người và giết chết chúa tể của biển cả. Truyện Ali Baba và 40 tên cướp ca ngợi tài trí thông minh và dũng cảm của cô gái Morgiana đã cứu sống gia đình bác tiều phu Ali Baba khỏi những tên cướp. Câu chuyện Người câu cá với vị thần kể về một ngư phủ vớt chiếc lọ có nhốt một vị thần, nhờ tài trí mà gã ta đã khiến vị thần khuất phục và trung thành phục vụ cho mình. Với sự giúp đỡ của vị thần, gã đã cứu hoàng tử khỏi pháp thuật và được tưởng thưởng xứng đáng.

Với hàng trăm câu chuyện hoàn chỉnh, bao gồm truyện lịch sử, truyện tình, bi kịch, hài kịch, thơ, truyện hài và truyền thuyết Hồi giáo cấu thành tác phẩm, Nghìn lẻ một đêm có một giá trị hết sức to lớn trong việc phản ánh một thế giới muôn mặt trong đời sống hiện thực xã hội Arap thời Trung cổ, thông qua một óc tưởng tượng cực kỳ phong phú, chủ đề vô cùng khác lạ, nhân vật đủ mọi loại vẻ, với những khung cảnh vừa rộng lớn vừa luôn luôn thay đổi. Về nghệ thuật, Nghìn lẻ một đêm hết sức hoàn chỉnh về kết cấu, bất ngờ trong việc dẫn dắt mạch truyện, phức tạp mà rất chặt chẽ trong các tình tiết và cũng rất điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ, mặc dù có một số truyện qua tay nhiều người, được nhiều thế hệ ghi chép nên đã ít nhiều bị pha tạp hoặc bị hiện đại hóa.

Một số điểm đặc biệt:
Những câu truyện nổi tiếng nhất của Sheherazade là Aladdin và cây đèn thần, thủy thủ Sinbad, Ali Baba và bốn mươi tên cướp, tuy vậy, thực tế thì Aladdin và cây đèn thần cùng với Ali Baba và bốn mươi tên cướp chỉ được đưa vào lúc thế kỷ 18 bởi Antoine Galland, một nhà đông phương học người Pháp, người cho rằng mình đã từng nghe kể về chúng ở Aleppo, Syria. Nhiều câu truyện kể về jinn, phù thủy và những nơi huyền thoại, thường được đặt lẫn với người và vùng địa lý thật.

Một đặc điểm nổi bật và xuyên suốt của Nghìn lẻ một đêm là cách dừng câu chuyện lại giữa chừng, báo trước sẽ hạ hồi phân giải, câu chuyện này được lồng vào câu chuyện khác, cũng có khi là tác giả tập trung nhiều nhân vật có tính chất khác nhau lại với nhau, rồi tạo nên tình huống buộc mỗi người phải kể một chuyện về chính mình. Và cách này, truyện muốn kết thúc đâu cũng được, hoặc muốn kéo dài bao nhiêu cũng là hợp lý. Đặc điểm ấy xuất phát từ một sự cần thiết sống còn: nàng Sheherazade phải ngừng câu chuyện của mình vào lúc trời sáng, đoạn hay nhất, hoặc hứa hẹn một câu chuyện khác sẽ còn hấp dẫn hơn nữa; nếu không tên bạo chúa Shahriyar sẽ thi hành quyết định của hắn và người kể chuyện sẽ không thể sống tới ngày hôm sau. Đó cũng là nghệ thuật độc đáo của người kể chuyện rong nhằm thu hút sự chú ý của thính giả, sao cho những người nghe không chán, không mệt, không bỏ ra về giữa chừng, và tối hôm sau sẽ còn nghe đông hơn hôm trước.

Những lúc nàng Sheherazade ngừng lại và nói: "Tiếc thay trời đã sáng rồi mà phần còn lại là đoạn hay nhất trong câu truyện..." hoặc "những truyện vừa rồi hay thật đấy nhưng không thể nào so sánh được chuyện bệ hạ sắp nghe đây..." chính là lúc người kể chuyện thưa với thính giả đang chăm chú: "Đêm đã khuya lắm rồi xin cho phép dừng lại đây, đêm mai tôi xin kể nốt hầu quý vị...". Lối ngắt chuyện này có những bản ghi thành văn ghi tóm tắt: "Muốn sự thể thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ" (như trong các tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc).

Truyện: Ngìn Lẻ Một Đêm


1. Chương 1: Nàng Scheherazade
2. Chương 2: Ông lão đánh cá
3. Chương 3: Nhà vua Hi Lạp và thầy thuốc Douban
4. Chương 4: Người chồng và con vẹt
5. Chương 5: Viên tể tướng bị trừng phạt
6. Chương 6: Ông vua trẻ của đất nước những hòn đảo đen
7. Chương 7: Ba tu sĩ khổ hạnh con vua và ba thiếu phụ thành Bagdad
8. Chương 8: Chuyện kể của tu sĩ khổ hạnh thứ nhất, con vua
9. Chương 9: Chuyện kể của người tu sĩ khổ hạnh thứ hai, con vua
10. Chương 10: Chuyện kể về kẻ hay ganh ghét và người bị ganh ghét
11. Chương 11: Chuyện kể của tu sĩ khổ hạnh thứ ba, con vua
12. Chương 12: Chuyện kể của nàng Zobeide
13. Chương 13: Chuyện kể của nàng Amine
14. Chương 14: Ba quả táo
15. Chương 15: Người thiếu phụ bị sát hại và người chồng nàng
16. Chương 16: Noureddin Ali và Bedreddin Hassan
17. Chương 17: Chàng Bedreddin
18. Chương 18: Thiên tình sử của Camaralzaman, hoàng tử đảo những đứa con của Khaledan và công chúa Trung Quốc, nàng Baddure
19. Chương 19: Hoàng tử Camaralzaman
20. Chương 20: Nàng công chúa Trung Hoa
21. Chương 21: Chàng Marzavan và hoàng tử Gamaralzaman
22. Chương 22: Sự chia ly giữa hoàng tử Camaralzaman với công chúa Badoure
23. Chương 23: Công chúa Badoure sau khi xa cách với hoàng tử Camaralzaman
24. Chương 24: Hoàng tử Camaralzaman từ ngày xa cách công chúa Badoure
25. Chương 25: Chuyện kể của Sindbad, người đi biển
26. Chương 26: Chuyến đi đầu tiên của Sindbad
27. Chương 27: Chuyến đi thứ hai của Sindbad
28. Chương 28: Chuyến đi thứ ba của Sindbad
29. Chương 29: Chuyến đi thứ tư của Sindbad
30. Chương 30: Chuyến đi thứ năm của Sindbad
31. Chương 31: Chuyến đi thứ sáu của Sindbad
32. Chương 32: Chuyến đi thứ bảy và cũng là chuyến đi cuối cùng của Sindbad
33. Chương 33: Người hai lần tỉnh mộng
34. Chương 34: Người hai lần tỉnh mộng (tiếp theo)
35. Chương 35: Aladdin và chiếc đèn thần
36. Chương 36: Aladdin và chiếc đèn thần (tiếp theo)
37. Chương 37: Alibaba và bốn mươi tên cướp
38. Chương 38: Ali Cogia, người lái buôn thành Bagdad
39. Chương 39: Con ngựa thần diệu
40. Chương 40: Hoàng tử Admed và nàng tiên Pari-Banou
41. Chương 41: Hoàng tử Admed và nàng tiên Pari-Banou (tiếp theo)
42. Chương 42: Hai người chị ghen tỵ và cô em út
43. Chương 43: Hai người chị ghen tỵ và cô em út (tiếp theo)
44. Chương kết: Nghìn một đêm lẻ trôi qua

OAN GIA TƯƠNG PHÙNG: Ngoại truyện 2


NGOẠI TRUYỆN 2


“Con chào cha!” Chú nhóc đang ngồi trước chiếc bàn dành cho trẻ em ngẩng lên, sau khi nhìn thấy người đàn ông vừa bước vào cửa liền nở một nụ cười hết sức ngọt ngào, cặp môi đỏ hồng hào hé ra, cặp mắt tròn xoe trong veo láp lánh.

OAN GIA TƯƠNG PHÙNG: Ngoại truyện 1


NGOẠI TRUYỆN 1

“Một, hai, một, hai...” Trên sân vận động, các thành viên của câu lạc bộ Taekwondo đang luyện tập thể lực. Với thân hình cao ráo, thon thả, Giả Thược hết sức nổi bật giữa đám đông, đang tung tăng nhảy nhót không ngừng, mái tóc ngắn tung bay trong gió.

OAN GIA TƯƠNG PHÙNG: Chương 13


CHƯƠNG 13


“Mọi người đều nói hôn nhân là nấm mồ của tình yêu, vậy anh chỉ đành bắt em chôn cùng với anh thôi.” 
[Trích lời Chân Lãng]

OAN GIA TƯƠNG PHÙNG: Chương 12


CHƯƠNG 12


“Cuộc đời luôn đặc sắc hơn phim, bởi vì tình tiết trong phim có thể đoán trước được, còn cuộc đời thì không bao giờ. Cuộc đời luôn sầu thảm hơn phim, bởi vì bạn có thể lựa chọn vai nam chính trong phim, nhưng lại không thể lựa chọn người bên cạnh mình.” 
[Trích lời Giả Thược]

OAN GIA TƯƠNG PHÙNG: Chương 11

CHƯƠNG 11


“Mỗi cô gái đều là một thiên sứ gãy cánh trong kiếp trước, đi đến trần gian để tìm kiếm nửa bên kia của mình. Nếu nửa bên kia của tôi nhất định phải là Chân Lãng, tôi thà nhổ hết lông trên đôi cánh của mình đi, làm một người chim trụi lông!” 
[Trích lời Giả Thược]

OAN GIA TƯƠNG PHÙNG: Chương 10

CHƯƠNG 10


“Cánh tay tôi hắn suốt đời nắm chặt, kéo lê tôi đi cho tới lúc đầu bạc răng long [1]. Nếu biết sớm sẽ bị Chân Lãng kéo đi, tôi thà đi bằng bốn chân chứ cũng không muốn để ai dắt tay hay lôi kéo cả.” 
[Trích lời Giả Thược]
[1] Nguyên văn: Đây là hai câu thơ chế từ KinhThi, nghĩa là: nắm chặt cánh tay em, cùng em sống đến bạc đầu.

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 3 CHƯƠNG CUỐI

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 3: "CÁC BẬC LẠT-MA NÊ-PAN VÀ TÂY TẠNG ĐÃ NÓI GÌ"


Chương 7: Phật là Ai ?



Tại các cửa hàng ở phương Đông lúc nào muốn cũng có thể mua được bức tượng Phật. Giá của chúng rất cao, vì người ngoại quốc nào đến đất nước Phật giáo cũng muốn có vật kỉ niệm là bức tượng Ngài mà được gần như một nửa dân số trái đất tôn sùng.

Thật ngây thơ, nếu tin rằng, các nhà điêu khắc đã truyền đạt chính xác các nét ngoại hình tiêu biểu của Phật. Tất cả lạt ma mà chúng tôi hỏi vẻ bề ngoài của Phật đều nói rằng, nhiều cái là do các nhà điêu khắc và danh họa đã tự ý tạo ra, ví như đôi dái tai trễ xuống.