468x1000 Ads

Truyện
Showing posts with label truyen-thuyet-nhat-ban. Show all posts
Showing posts with label truyen-thuyet-nhat-ban. Show all posts

5 truyền thuyết ma quỷ kinh dị của Nhật Bản

5 truyền thuyết ma quỷ kinh dị của Nhật Bản

Linh hồn Kanashibari tạo ra bóng đè, quái vật Ubume bắt cóc trẻ em... là những truyền thuyết đáng sợ về ma quỷ của Nhật Bản.

Không chỉ được biết đến với những truyền thuyết và những truyện kể truyền miệng về các sinh vật huyền bí, người Nhật còn đưa ra nhiều lời giải thích cho những bí ẩn về các sinh vật lạ kỳ. 

Điều này đã tạo nên một thế giới siêu nhiên phong phú, nơi linh hồn lẩn khuất trong mỗi cái bóng và quái vật bước theo mỗi bước chân của con người. 

Hãy cùng khám phá những niềm tin "không tưởng" qua những câu chuyện truyền thuyết ma quỷ của người Nhật dưới đây. 

Truyền Thuyết về Ninja

Ninja hiện vẫn còn tồn tại nhưng có rất ít thông tin về họ – những chiến binh âm thầm viết nên một phần trang sử thời phong kiến ở Nhật Bản.


Truyền thuyết về Ninja:
Hoạt động chủ yếu từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, thời điểm bất ổn chính trị nhất trong lịch sử Nhật Bản, ninja (hay Shinobi) là danh xưng chỉ những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên hoạt động bí mật. Theo ghi chép, ninja là những người sử dụng nhẫn thuật Ninjutsu – loại hình chiến đấu biệt lập phát triển chủ yếu từ vùng Iga tại tỉnh Mie và làng Koka tại tỉnh Shiga. Khi Nhật Bản thống nhất năm 1603, vai trò của các phái Ninja cũng phai nhạt dần

Trong các tài liệu hiếm của Nhật Bản có ghi, ninja từng phò tá Chinh di Đại Tướng quân Tokugawa Iemitsu (1604 – 1651) dập tắt thành công phiến quân trong cuộc nổi loạn Shimabara (1637 – 1638) của tín đồ Thiên Chúa giáo. Vị Tướng quân thứ ba của gia tộc Tokugawa nổi tiếng đã thuê 8 ninja để giúp các võ sĩ samurai của mình đàn áp phong trào Shimabara. Ninja đã bí mật hoạt động về đêm và chiếm lại pháo đài Hara.

Có nhiều ghi chép lịch sử kể lại rằng ninja có nguồn gốc từ những chiến binh samurai chiến đấu hết lòng vì nhiệm vụ và danh dự. Hattori Hanzo, một ninja phái Iga nổi tiếng trong lịch sử, cũng là một võ sĩ samurai. Vị ninja này từng cứu sống Đại tướng quân Tokugawa Ieyasu (1543 – 1616), người có công thống nhất Nhật Bản năm 1603, và giúp Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền. Ninja là những điệp viên thời phong kiến được đào tạo những kỹ năng chuyên nghiệp

"Ninja" là cách đọc on'yomi của hai chữ Hán tự "忍者". Trong cách đọc kun'yomi, nó được phát âm là shinobi-no-mono (Hiragana: しのびもの), thường được rút gọn lại thành shinobi. Theo âm Hán-Việt, hai chữ Hán tự "忍者" được đọc là "nhẫn giả". Tuy nhiên, cách đọc này lại không có nghĩa tương đồng trong tiếng Nhật. Trong nghĩa gốc Hán, "忍" (on'yomi: "nin", kun'yomi: "shinobi") có nghĩa là "nhẫn" (kiên nhẫn, nhẫn nhịn), trong tiếng Nhật nó lại có nghĩa là "ẩn nấp/ tàng ẩn". Còn "者" (on'yomi: "ja", kun'yomi: "mono") trong nghĩa gốc Hán là "giả" (người), trong tiếng Nhật có cả nghĩa là "người" hoặc "tổ chức". Theo đó, ta có thể gọi ninja là "tàng ẩn giả"

Ban đầu, từ "ninja" trong truyền thuyết Nhật Bản không được sử dụng phổ biến, mà do đặc thù bí mật và tính ngôn ngữ địa phương, rất nhiều các danh xưng khác nhau để mô tả những gì mà sau này được gọi là ninja, như:

Monomi (物見, ものみ)

Ukagami (伺見, うかがみ)

Rappa (乱破, らっぱ)

Dakkou (奪口, だっこう)

Kusa (草, くさ)

Nokisaru (軒猿, のきさる)

Kamari (屈, かまり)

Kanshi (間士, かんし)

Ninjutsu tsukai (忍術使い)

Trong số đó, "shinobi" là danh xưng được sử dụng nhiều nhất.

Danh từ shinobi, được viết thành "忍び", được ghi nhận xuất hiện từ thế kỷ thứ 8, trong các bài thơ của Man'yōshū.

Shinobi được dùng để chỉ cho nam giới lẫn nữ giới. Tuy vậy, các shinobi nữ còn được gọi là kunoichi (くノ一), mà các ký tự của nó được cho là hình thành từ ba nét trong chữ Hán của từ "女", có nghĩa là "người phụ nữ".

Khi người Phương Tây bắt đầu tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, nhất là từ sau Thế chiến thứ hai, họ thường dùng từ "ninja" do nó ngắn gọn, dễ nói, dễ nhớ hơn đối với người Phương Tây. Từ đó, danh xưng "ninja" trở nên phổ biến hơn cả ở Nhật Bản lẫn trên thế giới.

Ninja vẫn còn tồn tại?

Lịch sử Nhật Bản không thiếu những câu chuyện về gián điệp, ám sát, cải trang hay sử dụng những chiến thuật quân sự khôn khéo. Và những câu chuyện ấy không chỉ ninja mới có. Tương truyền, ở thế kỷ thứ 4, Hoàng tử Yamato Takeru của Vương triều Yamato đã cải trang thành một phụ nữ xinh đẹp và ám sát thành công hai tướng của quân thù. Hoàng tử về sau được tôn vinh như một ninja bậc tài, mặc dù những câu chuyện về ninja phải hơn 1.000 năm sau mới có.

Ngày nay, ninja thường mặc những trang phục rất hiện đại, họ được thuê làm gián điệp, vệ sĩ hoặc ám sát thuê. Cấp cao nhất của ninja là Jonin rồi đến Chunin và cuối cùng là Genin.

Ninja thường hoạt động tương đối bí mật, nên có rất ít tài liệu ghi nhận. Theo một số ghi chép, ninja là những điệp viên được đào tạo những kỹ năng chuyên nghiệp, họ là những chuyên gia lão luyện trong chiến tranh du kích. Mặc dù, hầu hết các kỹ thuật của ninja cổ xưa đều bị thất truyền, nhưng rất nhiều tổ chức vũ trang, đặc biệt là quân đội và cảnh sát của nhiều quốc gia vẫn duy trì huấn luyện các kỹ thuật tương đồng với ninja. Có tổng cộng 8 trường Võ thuật Ninja (Ninjutsu) tuyên bố mình có bí kíp võ thuật của Ninja cổ thế kỷ 12.

Mặc dù ăn mặc, sử dụng võ thuật và vũ khí chiến đấu khá giống nhau nhưng các nhóm ninja lại hoạt động theo các mục đích khác nhau. Có nhóm chuyên được thuê trong các hoạt động tình báo, có nhóm chuyên đi phá hoại, xâm nhập hoặc ám sát. Nổi tiếng trong giới ninja Nhật là hai phái Iga và Koga. Đây cũng là hai vùng đất sản sinh ra nhẫn thuật trong ninja và có hơn 70 tổ chức truyền những kỹ thuật này tại địa phương.

Các kỹ năng của Ninja:

1. Thuật phi thân: ninja thường tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, từ thấp đến cao, ngày này qua ngày khác tạo nên sức bật, dẻo dai vượt trội người thường, cộng thêm các kỹ thuật bám vịn điểm tựa, ván nhảy để vượt qua các vật cản không quá cao (tường tầm thấp, mái nhà...). Từ đó, hình thành huyền thoại ninja có khả năng nhảy cao.

2. Thuật ẩn nấp: ninja thường tính toán rất kĩ địa thế, thời điểm hoạt động. Cộng với trang phục và sử dụng vật liệu hóa trang hòa nhập với môi trường, họ có thể dễ dàng ẩn nấp thích ứng tốt với các địa hình (cây cỏ, núi, nước...). Do các kỹ thuật của ninja đều không phổ biến, nên được dân gian thêm thắt thành huyền thoại ninja có thể tàng hình!

3. Thuật dùng dụng cụ hỗ trợ: do đặc thù tác chiến đặc biệt, hầu hết phải hoạt động trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của đối phương, các ninja thường phải dùng rất nhiều các công cụ để hỗ trợ việc thâm nhập. Do phải mang vác, nên hầu hết các công cụ hỗ trợ phải gọn nhẹ và hầu hết là thô sơ, đòi hỏi phải có khả năng sử dụng nhiều mục đích khác nhau và phải được tập luyện thành thục. Như các kỹ thuật, dây thừng đầu có móc sắt/móc ghim (hình dạng bàn tay) để phóng chặt vào 1 điểm cao (bằng gỗ, tường đất...) và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều.

Một số các kỹ năng tiêu biểu khác mà 1 ninja phải thuần thục:

1. Kỹ năng sử dụng vũ khí cận chiến (Melee weapon): kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại... Yêu cầu tiên quyết là dứt điểm mục tiêu nhanh gọn ít tiếng động

2. Kỹ năng sử dụng vật liệu nổ: gây cháy, gây độc, gây khói

3. Kỹ năng lợi dụng địa hình, địa vật, cấu trúc nhà cửa, trần nhà, v.v, để ẩn nấp hay bám trụ bất động ở đó trong một thời gian lâu, chờ thời cơ

4. Kỹ năng xử lý tình huống: có thể sử dụng bất kì vũ khí, vật dụng trong tay để tiêu diệt đối phương, gây ít tiếng động để trốn thoát, lẩn trốn nhanh

5. Kỹ năng điều nghiên, trinh sát khu vực sắp thực hiện nhiệm vụ

6. Tinh thần dũng cảm, bất khuất của võ sĩ đạo: quyết thực hiện nhiệm vụ tới cùng, tự sát để không lộ bí mật & bảo vệ tư cách
Một số vũ khí tiêp biểu của Ninja

Ý nghĩ màu tóc trong Anime

Anime  là từ mượn của tiếng Anh, từ chữ animation có nghĩa là "phim hoạt hình"), chỉ các bộ phim hoạt hình sản xuất tại Nhật Bản hay với phong cách Nhật Bản. Cũng giống như phim truyền hình, gồm nhiều thể loại khác nhau. Hiện nay anime chiếm 60% số lượng phim hoạt hình được sản xuất trên toàn thế giới
Nhật Bản là nước duy nhất mà khán giả vẫn thường đến rạp rất đông để xem những phim hoạt hình chiếu trên rạp. Những phim này có thể có cốt truyện hoàn toàn mới
hoặc đôi khi chỉ là một phim rút gọn của một bộ TV series

Cách tạo hình nhân vật cũng đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, thay vì các nhân vật được vẽ tối, có gương mặt chi tiết khá giống kiểu cartoon của Mỹ, các nhân vật anime thường có tóc và quần áo màu sáng và rực rỡ hơn, khuôn mặt được vẽ đơn giản nhưng moe (xinh) hơn, với mắt to, mũi và miệng rất nhỏ. Những nhân vật kiểu chibi (nhỏ nhắn) thường được ưa chuộng.


TAKOYAKI

Takoyaki - chiếc bánh bạch tuột đáng yêu của người Nhật


Takoyaki hay còn gọi là bánh bạch tuộc nướng là món ăn vặt vô cùng phổ biến và được ưa thích tại vùng Osaka.
Takoyaki ra đời vào năm 1935. Loại bánh này được lấy cảm hứng từ bánh Akashiyaki - một loại bánh bao nhỏ có nhân bạch tuộc và trứng.

AKASHIYAKI
Ban đầu Takoyaki chỉ phổ biến ở vùng Kansai (Osaka) nhưng sau đó đã lan rộng ra khu vực Kanto và nhiều vùng khác ở Nhật Bản
Khi mới ra đời, Takoyaki được làm từ bột gạo. Nhưng sau những chuyến viện trợ bột mỳ của Mỹ do những biến cố lớn như động đất năm 1923 hay Thế Chiến thứ 2, cùng với nhiều loại bánh khác, Takoyaki đã được làm bằng bột mì thay vì bột gạo. 
Nguyên liệu chính của món này là bột mì, bột dashi, bột tenkasu, trứng gà, hành chua, bắp cải, gừng và không thể thiếu bạch tuộc. Riêng phần bạch tuộc được luộc trước rồi cắt thành từng miếng nhỏ, khi ăn có cảm giác giòn, rất ngon.
Thông thường những món bánh của người Nhật rất cầu kỳ và công phu. Thế nhưng Takoyaki lại đơn giản và rất dễ làm. Tuy nhiên để làm ra được những viên bánh tròn vo, phải cần đến tay nghề thành thạo. Khâu quan trọng nhất chính là dùng một que nhỏ bằng kim loại đảo liên tục, đều tay cho đến khi bánh trở nên tròn và láng mịn. Chính vì sự đặc biệt này mà lớp vỏ bánh rất giòn, phần nhân bên trong luôn nóng hổi và thơm phức.
Khuôn bánh làm Takoyaki có hình bán nguyệt. Những khuôn bánh Takoyaki chuyên dụng của Nhật thường rất to với khoảng 30 khoanh. Tuy nhiên để tiện cho việc chế biến loại bánh này tại nhà, ngày nay người ta đã chế tạo ra những khuôn bánh nhỏ, tiện dụng cho mỗi gia đình.


Bánh Takoyaki khi chín sẽ được bày lên chiếc khay nhỏ, sau đó tưới nước sốt Takoyaki và mayonnaise, cuối cùng người ta sẽ rắc thêm ít vụn cá ngừ khô lên trên cùng. Đặc biệt, loại cá ngừ khô này phải gốc ở Nhật thì bánh mới chuẩn vị. Nhìn những viên bánh tròn xoe, vàng rộm phết lên chút sốt takoyaki nâu nhạt xen lẫn màu xanh của rong biển, màu trắng ngà của vụn cá trông thật ngon mắt.


Ở Nhật Bản, người ta thường thích ăn Takoyaki ở lề đường. Tại bất kỳ ngõ hẻm nào ở Osaka, bạn đều có thể thưởng thức món này. Vào tiết trời se lạnh, cầm trên tay những xâu bánh Takoyaki nóng hổi, vừa ăn vừa thổi thật không gì thú bằng.


Takoyaki là món ăn đã trở thành biểu tượng của Osaka, thậm chí người dân nơi đây còn lập nên một bảo tàng về loại bánh này. Đến với bảo tàng, bạn sẽ thấy được quá trình hình thành, phát triển của Takoyaki qua từng thời kỳ lịch sử.

Phan Hằng/Tri thức trẻ/Depplus

NEKOMATA

NEKOMATA

Nekomata (猫又, 猫股 hoặc 猫また) là một sinh vật trong truyền thuyết Nhật Bản, được xếp vào hàng youkai. Nekomata được cho là do mèo nhà nhiều tuổi (40 hoặc 100 tuổi trở lên) biến hóa thành.
Trong tiếng Nhật, “neko” nghĩa là con mèo, “mata” nghĩa là chạc cây phân nhánh, đầu chĩa ba phân nhánh, vật có dạng hình chạc cây. Theo một thuyết thì đuôi của Nekomata phân làm hai nhánh ở đầu nên nó có tên gọi như vậy.

Nhưng cũng có khi nó được miêu tả như là hai cái đuôi độc lập tách ra từ một gốc. Khi Nekomata nguyền rủa, ểm hại người thì nó đứng chồm trên hai chân để rủa người đó. Trong tiếng Nhật, động từ matagu nghĩa là đứng chồm, đứng dạng chân. Vì khi con mèo ểm người khác thì nó đứng trên hai chân nên còn được gọi là “Nekomatagi” và gọi tắt là Nekomata. Thuyết này được cho là giải thích nguồn gốc tên gọi của loài yêu quái này, còn thuyết đuôi mèo phân hai nhánh được cho là mãi sau thời Edo mới xuất hiện.

Người ta cho rằng Nekomata hiểu và nói được tiếng người, sau khi ăn thịt người thì nó sẽ biến hóa thành người đó. Trong sách Nansō Satomi Hakkenden (xuất bản năm 1814) của tác giả Kyokutei Bakin cũng có ghi lại chi tiết này. Nekomata cái thỉnh thoảng lại xuất hiện trong giấc mộng của nam giới và đoạt hết tinh khí của họ. Người Nhật còn tin rằng những người thường hay hành hạ mèo sẽ bị nó ám hại. Nếu con Nekomata tu luyện thêm thì nó sẽ sống lâu đến bất tận và được gọi là Nekoshō (猫魈).
Trong nhiều nền văn hóa của Thế giới, mèo có khuynh hướng được xem là sự ẩn dụ của nữ giới, và tại Nhật người ta cũng ví Nekomata với sự tà ác của người đàn bà.

Từ sau thời Edo trở đi thì đông đảo người Nhật tin rằng Nekomata là do con mèo nhà sống lâu mà hóa thành. Nhưng đi ngược lại thời gian, trong thời Kamakura, người ta cũng đã sợ hãi Nekomata và xem nó như một loài mãnh thú sống trên núi. Theo cuốn nhật ký “Meigetsuki” (ghi chép từ năm 1180~1235) của thi nhân Fujiwara Sadaie thì thấy có đoạn viết rằng vào năm đầu niên hiệu Tenpuku (1233) tại Nam đô (tên cũ là kinh đô Heijō) xảy ra vụ Nekomata ăn thịt người. Theo giải thích hiện đại thì đó chỉ là con thú mắc bệnh dại. Trong tập sách Tsuzuregusa (1330~1331) của thi nhân Yoshida Kenkō cùng thời Kamakura, ở đoạn 89 có viết rằng: “Okuyama ni, Nekomata to iu mono arite, hito wo kuunaru” to hito no iikeruni…” (tạm dịch là: người ta nói, trong núi sâu có loài tên là Nekomata ăn thịt người…)
Đoạn này trong sách Tsuzuregusa rất nổi tiếng và được nhiều người thuộc nằm lòng.
Ở các địa phương cũng có truyền thuyết về loài mèo núi và tên Nekomata còn xuất hiện ở nhiều địa danh, như núi Nekomata (Nekomata yama) ở tỉnh Toyama, núi mèo ma (Nekomagadake) ở tỉnh Fukushima.

KAMEOSA

KAMEOSA

Trong thần thoại Nhật Bản, Kameosa (, , Long Chai) là một yêu quái mà có hình dạng của một cái bình.
Không giống như hầu hết các Youkai khác, nó có thể có lợi đối với người. Các Kameosa có khả năng tái tạo bất kỳ chất lỏng được đặt bên trong của nó ( sake, nước, rượu vang...)

>> TENGU - QUÁI ĐIỂU HUYỀN THOẠI

Kameosa không bao giờ tấn công bất cứ ai. Lý do tại sao nó lành tính như vậy thì vẫn là một bí ẩn. Có lẽ hình thức độc đáo của các cuộc tấn công là làm cho nó là "nạn nhân" chịu tổn thất vì rượu sake.
Nó không gây hại nhưng mọi người vẫn ghê sợ nó vì dù sao nó cũng là một bakemono. Hình dáng của nó: chân tay và khuôn mặt hiện ra trên các vết rạn nứt.

p/s: ai thu phục được con này thì khỏi sợ thiếu rượu sake uống.

(nguồn: https://www.facebook.com/Like.LovelyJapan.Beauty.Art)

TENGU - QUÁI ĐIỂU HUYỀN THOẠI

TENGU - QUÁI ĐIỂU HUYỀN THOẠI


Tengu (天狗 nghĩa là “thiên cẩu”) là một trong những yêu quái nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Chúng sống chủ yếu ở những vùng rừng núi và đôi khi được coi trọng như thần thánh. Một số người còn tin rằng tengu là cầu nối giữa con người với thế giới thần linh.
Nếu như Karasu Tengu trong xxxHolic gợi nhắc đến hình ảnh Cupid do vẻ dễ thương của chúng 

thì trên thực tế loài Tengu có vẻ ngoài dữ tợn hơn nhiều. Được mô tả như những sinh vật nửa người nửa quạ, các Tengu sở hữu trên lưng một đôi cánh lớn với những lông vũ đen dài và bộ móng vuốt nhọn sắc. Những hình ảnh cổ xưa nhất về Tengu gắn chúng với hình ảnh một loài chim săn mồi với cái mỏ chim lớn ngay giữa mặt. 

Đến khoảng thế kỷ 14, cái mỏ ấy dần được thay thế bởi một cái mũi đặc biệt lớn và dài cùng bộ mặt đỏ gay khiến chúng trông rất quái dị trong bộ quần áo của một nhà sư, nhưng cũng làm các Tengu có phần giống con người hơn. Hình ảnh này vẫn được duy trì đến ngày nay trên các mặt nạ và tượng ở đền thờ Shinto.

Có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc ra đời của Tengu. Một số cho rằng tengu là một nhân vật trong truyện dân gian Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản từ khá sớm. Tuy nhiên, theo Kujiki (旧事紀 – cổ sự kí), thì Amanozako (天逆毎/ 天狗神), một nữ thần sinh ra từ Susanoo có nhiều điểm tương đối giống với những mô tả xưa nhất về Tengu. Do đó, ta cũng có thể coi Amanozako là tiền thân của Tengu ngày nay.

Sở hữu đôi cánh lớn, một điều hiển nhiên là Tengu bay rất giỏi. Chúng được cho là có thể bay từ chỗ này sang chỗ khác chỉ trong nháy mắt. Nó giải thích tại sao loài Tengu sống chủ yếu trên núi cao mà ta vẫn thường nghe kể về việc có người gặp chúng trên đường.
Tengu là những bậc thầy trong nghệ thuật biến hình. Cũng giống như nhiều loài yêu quái khác, chúng thích sử dụng khả năng này để trêu chọc, lừa gạt con người.

Dễ thấy nhất là các Tengu giả làm ẩn sĩ lang thang hoặc nhà sư để bày trò lừa gạt. Nhưng khác với các yêu quái khác, Tengu ít khi giết người để ăn thịt. Các nạn nhân bị Tengu bắt cóc sau một thời gian thường được trả về ở một địa điểm cách xa nơi bị bắt cóc và không nhớ gì về sự việc này. Hiện tượng này gọi là kami kakushi hay tengu kakushi. Do đặc điểm này nên đôi khi người nhà của những người bị mất tích do đi lạc cũng đổ lỗi cho Tengu. Vì những trò quái ác như vậy, thỉnh thoảng ta vẫn thấy có người đem thức ăn để cúng cho Tengu, hy vọng chúng để họ yên.
Tuy có hình dạng khá giống người, Tengu lại có cách sống khá giống loài chim. Chúng nở ra từ những quả trứng rất lớn và làm tổ ở các cây cổ thụ trên núi cao. Có điều lạ là hầu hết các truyện kể về Tengu đều miêu tả chúng dưới hình dạng đàn ông. Tengu cái dường như không được nhắc đến.
Vì Tengu được cho là nở ra từ trứng nên ta có thể bác bỏ giả thuyết chúng kết hôn với con người như một số yêu quái khác. Vậy thì có lý giải gì đặc biệt cho việc này không? Hay chỉ đơn giản là như một số người nói, Tengu cái vẫn xuất hiện nhưng mọi người không nhận ra do chúng có hình dạng quá khác biệt?
Tengu không thích những người kiêu ngạo và ích kỷ, nhưng chính chúng lại có tiếng là kiêu ngạo, thù dai và rất dễ bị xúc phạm. Dù ưa thích cuộc sống khá tách biệt và yên ổn, các Tengu lại rất thích can thiệp vào xã hội con người. Chính những tính cách này khiến chúng đôi khi bị gắn với hình ảnh của chiến tranh. Theo truyền thuyết, các Tengu rất hiểu biết về các kỹ thuật chiến đấu. Minamoto no Yoshitsune ( 義経), một chiến binh nổi tiếng cuối thời Heian, tương truyền là một tay kiếm xuất sắc là do được Sōjōbō truyền thụ.
Vì thế, nếu một lúc nào đó bạn có dịp đến thăm 2 ngọn núi Takao hay Kurama tại Nhật Bản và bất chợt gặp một người đàn ông có cái mũi dài đang đi trên đường thì hãy cẩn thận. Đó rất có thể là một Tengu giả làm người để đánh lừa bạn.

 (nguồn: www.facebook.com/Like.LovelyJapan.Beauty.Art)

While Day



   Valentine Trắng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Vào năm 1965 tại Nhật, một chàng trai bán kẹo dẻo muốn đáp trả lại tình cảm của cô gái thầm thương trộm nhớ mình hôm Valentine Đỏ (14/2) nên đã làm tặng nàng một hộp kẹo thật lớn, trắng như tuyết. Đó cũng chính là sự tích ngày Valentine Trắng. Valentine Trắng còn gọi là White Day. Nếu một ai đó tặng bạn bánh quy vào ngày này thì điều đó có nghĩa là người đó yêu bạn, kẹo có nghĩa là người đó thích bạn còn nếu là socola trắng thì có nghĩa là “Chúng ta hãy làm bạn nhé!”.