468x1000 Ads

Truyện

Truyền Thuyết về Ninja

Ninja hiện vẫn còn tồn tại nhưng có rất ít thông tin về họ – những chiến binh âm thầm viết nên một phần trang sử thời phong kiến ở Nhật Bản.


Truyền thuyết về Ninja:
Hoạt động chủ yếu từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, thời điểm bất ổn chính trị nhất trong lịch sử Nhật Bản, ninja (hay Shinobi) là danh xưng chỉ những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên hoạt động bí mật. Theo ghi chép, ninja là những người sử dụng nhẫn thuật Ninjutsu – loại hình chiến đấu biệt lập phát triển chủ yếu từ vùng Iga tại tỉnh Mie và làng Koka tại tỉnh Shiga. Khi Nhật Bản thống nhất năm 1603, vai trò của các phái Ninja cũng phai nhạt dần

Trong các tài liệu hiếm của Nhật Bản có ghi, ninja từng phò tá Chinh di Đại Tướng quân Tokugawa Iemitsu (1604 – 1651) dập tắt thành công phiến quân trong cuộc nổi loạn Shimabara (1637 – 1638) của tín đồ Thiên Chúa giáo. Vị Tướng quân thứ ba của gia tộc Tokugawa nổi tiếng đã thuê 8 ninja để giúp các võ sĩ samurai của mình đàn áp phong trào Shimabara. Ninja đã bí mật hoạt động về đêm và chiếm lại pháo đài Hara.

Có nhiều ghi chép lịch sử kể lại rằng ninja có nguồn gốc từ những chiến binh samurai chiến đấu hết lòng vì nhiệm vụ và danh dự. Hattori Hanzo, một ninja phái Iga nổi tiếng trong lịch sử, cũng là một võ sĩ samurai. Vị ninja này từng cứu sống Đại tướng quân Tokugawa Ieyasu (1543 – 1616), người có công thống nhất Nhật Bản năm 1603, và giúp Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền. Ninja là những điệp viên thời phong kiến được đào tạo những kỹ năng chuyên nghiệp

"Ninja" là cách đọc on'yomi của hai chữ Hán tự "忍者". Trong cách đọc kun'yomi, nó được phát âm là shinobi-no-mono (Hiragana: しのびもの), thường được rút gọn lại thành shinobi. Theo âm Hán-Việt, hai chữ Hán tự "忍者" được đọc là "nhẫn giả". Tuy nhiên, cách đọc này lại không có nghĩa tương đồng trong tiếng Nhật. Trong nghĩa gốc Hán, "忍" (on'yomi: "nin", kun'yomi: "shinobi") có nghĩa là "nhẫn" (kiên nhẫn, nhẫn nhịn), trong tiếng Nhật nó lại có nghĩa là "ẩn nấp/ tàng ẩn". Còn "者" (on'yomi: "ja", kun'yomi: "mono") trong nghĩa gốc Hán là "giả" (người), trong tiếng Nhật có cả nghĩa là "người" hoặc "tổ chức". Theo đó, ta có thể gọi ninja là "tàng ẩn giả"

Ban đầu, từ "ninja" trong truyền thuyết Nhật Bản không được sử dụng phổ biến, mà do đặc thù bí mật và tính ngôn ngữ địa phương, rất nhiều các danh xưng khác nhau để mô tả những gì mà sau này được gọi là ninja, như:

Monomi (物見, ものみ)

Ukagami (伺見, うかがみ)

Rappa (乱破, らっぱ)

Dakkou (奪口, だっこう)

Kusa (草, くさ)

Nokisaru (軒猿, のきさる)

Kamari (屈, かまり)

Kanshi (間士, かんし)

Ninjutsu tsukai (忍術使い)

Trong số đó, "shinobi" là danh xưng được sử dụng nhiều nhất.

Danh từ shinobi, được viết thành "忍び", được ghi nhận xuất hiện từ thế kỷ thứ 8, trong các bài thơ của Man'yōshū.

Shinobi được dùng để chỉ cho nam giới lẫn nữ giới. Tuy vậy, các shinobi nữ còn được gọi là kunoichi (くノ一), mà các ký tự của nó được cho là hình thành từ ba nét trong chữ Hán của từ "女", có nghĩa là "người phụ nữ".

Khi người Phương Tây bắt đầu tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, nhất là từ sau Thế chiến thứ hai, họ thường dùng từ "ninja" do nó ngắn gọn, dễ nói, dễ nhớ hơn đối với người Phương Tây. Từ đó, danh xưng "ninja" trở nên phổ biến hơn cả ở Nhật Bản lẫn trên thế giới.

Ninja vẫn còn tồn tại?

Lịch sử Nhật Bản không thiếu những câu chuyện về gián điệp, ám sát, cải trang hay sử dụng những chiến thuật quân sự khôn khéo. Và những câu chuyện ấy không chỉ ninja mới có. Tương truyền, ở thế kỷ thứ 4, Hoàng tử Yamato Takeru của Vương triều Yamato đã cải trang thành một phụ nữ xinh đẹp và ám sát thành công hai tướng của quân thù. Hoàng tử về sau được tôn vinh như một ninja bậc tài, mặc dù những câu chuyện về ninja phải hơn 1.000 năm sau mới có.

Ngày nay, ninja thường mặc những trang phục rất hiện đại, họ được thuê làm gián điệp, vệ sĩ hoặc ám sát thuê. Cấp cao nhất của ninja là Jonin rồi đến Chunin và cuối cùng là Genin.

Ninja thường hoạt động tương đối bí mật, nên có rất ít tài liệu ghi nhận. Theo một số ghi chép, ninja là những điệp viên được đào tạo những kỹ năng chuyên nghiệp, họ là những chuyên gia lão luyện trong chiến tranh du kích. Mặc dù, hầu hết các kỹ thuật của ninja cổ xưa đều bị thất truyền, nhưng rất nhiều tổ chức vũ trang, đặc biệt là quân đội và cảnh sát của nhiều quốc gia vẫn duy trì huấn luyện các kỹ thuật tương đồng với ninja. Có tổng cộng 8 trường Võ thuật Ninja (Ninjutsu) tuyên bố mình có bí kíp võ thuật của Ninja cổ thế kỷ 12.

Mặc dù ăn mặc, sử dụng võ thuật và vũ khí chiến đấu khá giống nhau nhưng các nhóm ninja lại hoạt động theo các mục đích khác nhau. Có nhóm chuyên được thuê trong các hoạt động tình báo, có nhóm chuyên đi phá hoại, xâm nhập hoặc ám sát. Nổi tiếng trong giới ninja Nhật là hai phái Iga và Koga. Đây cũng là hai vùng đất sản sinh ra nhẫn thuật trong ninja và có hơn 70 tổ chức truyền những kỹ thuật này tại địa phương.

Các kỹ năng của Ninja:

1. Thuật phi thân: ninja thường tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, từ thấp đến cao, ngày này qua ngày khác tạo nên sức bật, dẻo dai vượt trội người thường, cộng thêm các kỹ thuật bám vịn điểm tựa, ván nhảy để vượt qua các vật cản không quá cao (tường tầm thấp, mái nhà...). Từ đó, hình thành huyền thoại ninja có khả năng nhảy cao.

2. Thuật ẩn nấp: ninja thường tính toán rất kĩ địa thế, thời điểm hoạt động. Cộng với trang phục và sử dụng vật liệu hóa trang hòa nhập với môi trường, họ có thể dễ dàng ẩn nấp thích ứng tốt với các địa hình (cây cỏ, núi, nước...). Do các kỹ thuật của ninja đều không phổ biến, nên được dân gian thêm thắt thành huyền thoại ninja có thể tàng hình!

3. Thuật dùng dụng cụ hỗ trợ: do đặc thù tác chiến đặc biệt, hầu hết phải hoạt động trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của đối phương, các ninja thường phải dùng rất nhiều các công cụ để hỗ trợ việc thâm nhập. Do phải mang vác, nên hầu hết các công cụ hỗ trợ phải gọn nhẹ và hầu hết là thô sơ, đòi hỏi phải có khả năng sử dụng nhiều mục đích khác nhau và phải được tập luyện thành thục. Như các kỹ thuật, dây thừng đầu có móc sắt/móc ghim (hình dạng bàn tay) để phóng chặt vào 1 điểm cao (bằng gỗ, tường đất...) và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều.

Một số các kỹ năng tiêu biểu khác mà 1 ninja phải thuần thục:

1. Kỹ năng sử dụng vũ khí cận chiến (Melee weapon): kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại... Yêu cầu tiên quyết là dứt điểm mục tiêu nhanh gọn ít tiếng động

2. Kỹ năng sử dụng vật liệu nổ: gây cháy, gây độc, gây khói

3. Kỹ năng lợi dụng địa hình, địa vật, cấu trúc nhà cửa, trần nhà, v.v, để ẩn nấp hay bám trụ bất động ở đó trong một thời gian lâu, chờ thời cơ

4. Kỹ năng xử lý tình huống: có thể sử dụng bất kì vũ khí, vật dụng trong tay để tiêu diệt đối phương, gây ít tiếng động để trốn thoát, lẩn trốn nhanh

5. Kỹ năng điều nghiên, trinh sát khu vực sắp thực hiện nhiệm vụ

6. Tinh thần dũng cảm, bất khuất của võ sĩ đạo: quyết thực hiện nhiệm vụ tới cùng, tự sát để không lộ bí mật & bảo vệ tư cách
Một số vũ khí tiêp biểu của Ninja

0 nhận xét:

Post a Comment