468x1000 Ads

Truyện

Độc Cô Cầu Bại

Độc Cô Cầu Bại là một nhân vật hư cấu trong các tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung, được xem là một nhân vật có võ công cao nhất trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Độc cô cầu bại được đề cập đến chi tiết trong hai bộ tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ, Tiếu ngạo giang hồ và rất ngắn gọn trong bộ Lộc đỉnh ký. Độc cô cầu bại chưa từng xuất hiện trong các tình tiết của tiểu thuyết mà chỉ để lại những triết lí đặc sắc về kiếm thuật. Tên của Độc cô cầu bại có nghĩa là Cô độc một mình mong được bại trận, biểu thị khả năng kiếm thuật thần thông của nhân vật này. Các nhân vật có thể coi là truyền nhân của Độc cô cầu bại là Dương Quá, Phong Thanh DươngLệnh Hồ Xung



Nhân vật Độc Cô Cầu Bại xuất hiện trong Thần điêu hiệp lữ:
 Theo sự hồi tưởng của Dương Quá khi được con thần điêu, con vật được cho là người bạn cuối đời của Độc Cô, dẫn Dương Quá đến mộ của ông ta. Dương Quá đã hồi tưởng về một con người Độc Cô Cầu Bại kiếm thuật vô song, tung hoành thiên hạ, cuối đời cô quạnh sống với chim điêu, chết trong buồn bã vì không thể tìm được một người có thể địch nổi kiếm thuật của ông ta, mong một lần thất bại mà không được. Ông ta đã chôn các thanh kiếm của mình tại nơi gọi là kiếm mộ và 5 chú giải triết lí của bốn thanh kiếm.- Phát hiện kiếm mộ

Chàng thấy trên phiến đá lớn, bên cạnh hai chữ "Kiếm mộ", còn có hai hàng chữ khắc vào đá:Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại vô địch thiên hạ, chôn kiếm chốn này.Ô hô! Quần hùng thúc thủ, trường kiếm dẫu sắc, còn có ích chi!

- Phát hiện ba thanh kiếm và một tảng đá đặt trên một phiến đá xanh:

Thần điêu lại kêu khẽ vài tiếng, dùng hai chân bới các tảng đá trên mộ kiếm sang một bên. Dương Quá chợt nghĩ: "Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại võ công tuyệt thế, không chừng lưu lại kiếm kinh kiếm phổ gì chăng?". Chỉ thấy thần điêu hai chân chuyển đá không ngừng, để lộ ra một dãy ba thanh kiếm, giữa thanh kiếm thứ nhất và thanh kiếm thứ hai có một phiến đá dài. Ba thanh kiếm và phiến đá được đặt trên một tảng đá lớn màu xanh.

- Thanh kiếm thứ nhất Độc Cô Cầu Bại đã dùng: Cương kiếm

Dương Quá nhấc thanh kiếm thứ nhất lên, thấy dưới bề mặt tảng đá có khắc hai hàng chữ nhỏ:Cương mãnh lợi hại, cứng mấy cũng xuyên,Thời trẻ dùng để tranh đấu với quần hùng

Nhìn lại thanh kiếm, thấy dài chừng bốn thước, thanh quang lấp loáng, đích thị là kiếm sắc.

- Tảng đá (Thanh kiếm thứ hai Độc Cô Cầu Bại đã dùng): Tử vi nhuyễn kiếm

Chàng đặt thanh kiếm ấy xuống chỗ cũ, cầm phiến đá lên, thấy dưới bề mặt tảng đá xanh cũng có khắc hai hàng chữ nhỏ:Tử Vi nhuyễn kiếm, dùng trước ba mươi tuổi,Lỡ tay đả thương nghĩa sĩ, bèn vứt xuống vực sâu.

Dương Quá nghĩ: "Chỗ này thiếu một thanh kiếm, thì ra đã bị lão tiền bối ném xuống vực, không hiểu đã lỡ tay đả thương nghĩa sĩ như thế nào, chuyện đó chắc là vĩnh viễn không ai biết được".

- Thanh kiếm thứ hai (Thanh kiếm thứ ba Độc Cô Cầu Bại đã dùng): Huyền thiết trọng kiếm

Chàng xuất thần một hồi, nhấc thanh kiếm thứ hai lên, được vài thước thì "keng" một tiếng, thanh kiếm tuột tay rơi xuống đá, lửa bắn tung toé, bất giác chàng giật mình. Nguyên thanh kiếm đen trũi này trông không có gì lạ, song cực nặng, đốc kiếm dài hơn ba thước, nặng không dưới bảy, tám chục cân, gấp vài lần thứ binh khí nặng nhất trong chiến trận. Dương Quá lúc cầm lên không ngờ nó nặng đến thế, nên đánh rơi nó xuống. Chàng cúi nhấc nó lên, lần này có phòng bị, dĩ nhiên cũng nhấc được, không mấy khó khăn. Chàng thấy kiếm không có lưỡi sắc, mũi kiếm thì tròn như hình bán cầu, nghĩ bụng: "Thanh kiếm đã nặng, sử dụng bất tiện, lại không có lưỡi sắc và mũi nhọn, kỳ lạ thật!" Nhìn dưới bề mặt tảng đá, thấy có khắc hai hàng chữ nhỏ:Trọng kiếm thô sơ, không hề gia công.Trước bốn mươi tuổi, tung hoành thiên hạ.

Dương Quá lẩm bẩm tám chữ "Trọng kiếm thô sơ, không hề gia công", tựa hồ đã hiểu ra, nhưng nghĩ kiếm thuật trên thế gian, bất kể các môn phái biến hóa như thế nào, trước hết cũng phải coi trọng việc sử dụng linh hoạt thuận tiện, còn thanh kiếm này quá nặng, không biết sử dụng ra sao, chàng cứ ngẩn người suy nghĩ.

- Thanh kiếm thứ ba (Thanh kiếm thứ tư Độc Cô Cầu Bại đã dùng) và 2 triết lý cuối cùng

Một hồi sau, chàng mới đặt thanh kiếm nặng đó xuống, nhấc thanh kiếm thứ ba lên, lần này chàng lại bị lầm. Chàng cứ tưởng thanh kiếm này phải nặng hơn thanh kiếm vừa rồi, nên vận lực ra cánh tay. Nào ngờ nó nhẹ tênh như không, chàng ngưng thần xem kỹ, hóa ra đó là một thanh kiếm gỗ, chôn dưới đá lâu năm, thân và cán kiếm đều đã bị mục, đọc dưới mặt đá có khắc dòng chữ:Sau bốn mươi tuổi, không mang binh khí,Thảo mộc trúc thạch đều có thể dùng làm kiếm.Cứ thế tinh tu, đạt tới cảnh giới vô kiếm thắng hữu kiếm.

Đây chính là 2 triết lý cuối:

- Triết lý thứ tư về mộc kiếm

- Triết lý thứ năm về vô kiếm: vô kiếm thắng hữu kiếm

Chàng cung kính đặt thanh kiếm gỗ xuống chỗ cũ, thở dài, nói:

- Thần kỹ của tiền bối, khiến người ta khó bề tưởng tượng. Chàng nghĩ không biết bên dưới tảng đá xanh có bản kiếm phổ hay chăng, bèn lật tảng đá lên, nhưng bên dưới là nền đá cứng, không có vật gì khác, thì không khỏi thất vọng.

Sau này Dương Quá đã ngộ ra được chân lí này, và dùng thanh Huyền thiết trọng kiếm nặng nề để luyện nội công dưới thác nước dưới sự trợ giúp của thần điêu, qua đó trở thành một siêu cao thủ dù một tay đã bị cụt. Không ai rõ Độc cô cầu bại sống ở thời nào.



Độc Cô Cầu Bại trong Tiếu ngạo giang hồ - Độc cô cửu kiếm

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Độc cô cầu bại chỉ xuất hiện qua lời kể của Phong Thanh Dương khi truyền thụ Độc cô cửu kiếm cho Lệnh Hồ Xung. Theo lời kể của Phong Thanh Dương, Độc cô cầu bại là một người thông minh tuyệt đỉnh, là người đã sáng tạo ra Độc cô cửu kiếm, và nhờ kiếm pháp tuyệt luân này, Độc cô cầu bại cũng không có địch thủ và ông ta thậm chí còn vui mừng biết bao khi có một người có khả năng khiến cho ông ta phải quay kiếm trở lại phòng thủ. Phong Thanh Dương chính là truyền nhân của Độc cô cửu kiếm với 9 nguyên lí:

Tổng quát thức: Là các quy luật chung, các quy tắc biến hóa trong kiếm thuật: di chuyển, quan sát, tấn công... Các biến hóa trong tổng quát thức dựa trên các quy luật biến hóa của bát quái trong Kinh Dịch với 360 cách biến hóa.

Phá kiếm thức: Là các quy tắc phá kiếm thuật.

Phá đao thức: Các quy tắc tấn công đối thủ dùng đao.

Phá thương thức: Quy tắc tấn công các đối thủ sử dụng thương, giáo, kích, gậy...

Phá tiên thức: Hóa giải cương tiên, thiết giản, điểm huyệt...

Phá sách thức: Phá trường sách, nhuyễn tiên, tam thiết côn, trùy...

Phá chưởng thức: Hóa giải quyền, cước, chỉ, chưởng (võ công sử dụng trực tiếp tay, chân, công lực...)

Phá tiễn thức: Dùng để phá các tên, ám khí.. chẳng những dùng kiếm gạt ám khí mà có thể phản công trở lại. Một minh họa điển hình của chiêu thức này là Lệnh Hồ Xung dù mất hết nội lực vẫn sử dụng một chiêu kiếm xuất thần đâm mù mắt 15 đại cao thủ vây quanh trong miếu Dược Vương.

Phá khí thức: Dùng để hóa giải các đối thủ có nội công thượng thặng.

Phong Thanh Dương chính là người phát triển 9 nguyên lí này thành một nguyên lí duy nhất là "Dĩ vô chiêu địch hữu chiêu". Có thể suy đoán rằng chính những người sử dụng Độc cô cửu kiếm rồi sẽ trở thành những Độc cô Cầu bại, mà cuộc đời của Phong Thanh Dương là một ví dụ điển hình

0 nhận xét:

Post a Comment