468x1000 Ads

Truyện

Ba chàng lính ngự lâm

 Ba chàng lính ngự lâm
Tác giả: Alexandre Dumas
Dịch giả: Nguyễn Bản
Đôi nét về Alexandre Dumas và Ba chàng lính ngự lâm

Tác giả: Alexandre Dumas


Một ngày năm 1842, một con người to lớn tràn trề sức lực hể hả bước vào phòng đọc thư viện Mác-xây và tự giới thiệu: Alexandre Dumas. Người thủ thư bối rối vì trọng vọng. Danh tiếng của Dumas lúc này đã vang dội. Ông mượn "Những hồi ký của ông D' Artagnan" xuất bản năm 1704 và mượn luôn cả một bộ sách có tên: "Richelieu, Conbe và Majaranh(1). A. Dumas đã quên phắt không đem trả bộ sách đó. Một chi tiết rất nhỏ nhặt không đáng để ý nếu không có chuyện từ mấy cuốn sách ấy sinh ra cuốn truyện tuyệt vời "Ba chàng lính ngự lâm".

Năm 1842 A. Dumas tròn bốn mươi tuổi, tức ông sinh năm 1802, cùng năm sinh với Victo Hugo, mà Hugo đã viết: "Thế kỷ ấy đã được hai năm" (Ce siècle a deux ans).


Ngày 24 tháng bảy năm 1802, viên tướng của phái cộng hòa thời quốc ước, Thomas Alexandre Dumas gửi cho tướng Bruyle bức thư ngắn nội dung như sau: "Bruyle thân mến, tôi vui mừng báo tin cho anh, vợ tôi sáng hôm qua đã sinh một bé trai to lớn, nặng khoảng 4 kg rưỡi và dài 48 cm. Rồi anh sẽ thấy nó tiếp tục lớn lên ở ngoài như nó đã lớn lên như thế ở bên trong". Tướng Dumas yêu cầu bạn đồng nghiệp làm cha đỡ đầu cho nó. Ông viết thêm ở phần tái bút: "Tôi lại bóc thư ra để nói với anh là thằng nhóc vừa đái phọt qua đầu nó. Một sự khơi đầu tốt, phải không anh!"
Sáu trăm tác phẩm của "thằng nhóc" được xuất bản quả đã chứng tỏ sự khởi đầu tốt đẹp.

Là con trai nhà quý tộc, Hầu tước de la Payơrơri, nhưng người mẹ lại là một nô tỳ da đen, tướng Thomas là một người tư tưởng cộng hòa rõ rệt. Ông đã có lần cãi nhau với Napoléon:
"Tôi nghĩ phải đặt lợi ích nước Pháp lên trên lợi ích một con người, dù người ấy có vĩ đại đến đâu chăng nữa... Tôi sẵn sàng rời bỏ ngài, nếu ngài tách rời khỏi nước Pháp", vì vậy sau khi lên ngôi, Napoléon đã bạc đãi ông, ông xin về nghỉ hưu rồi qua đời trong cảnh túng quẫn khi "thằng nhóc mới được bốn tuổi". A. Dumas được mẹ vốn là con gái một chủ quán nuôi dưỡng trong cảnh túng bấn ở Vilê Cốttơrê, không được học hành, ngoại trừ mấy bài học vỡ lòng của một con người tốt bụng là ông mục sư. Nhưng lại học ở đời rất nhiều, đấy là vô tận những chuyến đi rừng, những buổi đi săn kể cả săn trộm vô cùng hào hứng và đọc rất nhiều. Kho sách nhà Dumas chứa đủ mọi loại sách mà A. Dumas ngốn ngấu một cách say mê. Mười lăm tuổi cậu theo học thầy Mênétxông, công chứng viên ở Vilê để làm thư ký hạng ba.

Thư ký công chứng viên hàng ngày viết kín trang này đến trang khác có dán tem bằng nét chữ rất đẹp và luôn thở dài nhớ rừng thân yêu. Đồng thời chàng cảm thấy nảy sinh trong mình sở thích mạnh mẽ đối với thi ca và sân khấu, rồi liền đó cố viết những vần thơ ngắn gửi vài cô gái ở Vilê Côttơrê hoặc Crêpyăng Valoa. Một hôm ở lâu đài Vilê Hêlông, chàng làm quen với chàng trai trẻ mười bảy tuổi hơn mình mấy tháng tên là Ađonphô de Lêvăng tự xưng là thi sĩ.

Một thi sĩ ư? Alexandre cũng reo thầm trong bụng: "Ta cũng vậy, ta cũng là thi sĩ". Khi chàng biết Ađonphô thường lui tới các nhà hát ở Paris và quen biết Talma, diễn viên bi kịch nổi tiếng, nhiệt tình của chàng với thi ca và sân khấu trở thành vô bờ bến. Tất cả đều cùng tồn tại: Paris, sân khấu, Talma và chàng, một thi sĩ và hiện thời quyết định đi theo Ađonphô đến Paris và sẽ tự giới thiệu với Talma. Nhưng còn tiền? Mặc kệ, chàng vừa đi vừa săn. Một con muông bị giết ở dọc đường đủ để trả tiền ăn đường.
Talma tiếp chàng và hỏi chuyện:
- Anh làm gì ở tỉnh nhỏ?
- Tôi không dám nói đâu - Alexandre thở dài - Tôi là thư ký công chứng quèn.
- Vở vẩn - Talma nói - Không vì thế mà thất vọng. Coócnây(2) cũng vốn là thư ký biện lý.
Và quay lại các bạn, Talma nói thêm:
- Thưa các vị, tôi xin giới thiệu với các vị một Coócnây tương lai.
Sau đó, nhờ tướng Foay, một đại biểu Quốc hội thuộc phái tự do chàng được vào làm thư ký phụ động ngạch rất thấp cho một văn phòng của Đại Quận công Oóclêlăng (sau này là vua Louis Philippe). Không sao, miễn điều đó có nghĩa là được ở Paris. Từ đó hàng ngày, từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều chàng biên chép. Những báo cáo. Rồi lại vẫn nhùng báo cáo, sau đó chàng trở về căn nhà nhỏ của mình ở khu phố người Italia, đối diện với nhà hát Hài kịch. Không lấy gì làm vui lắm. May sao cùng tầng gác lại có một cô gái xinh đẹp tóc vàng hung, không giữ gìn lắm. Người ta lân la làm quen hàng xóm láng giềng. Dumas vốn có óc hài hước làm cho cô Catơrin Lơbay cười thích thú. Thế rồi ngày 27 tháng 7 năm 1824, một kẻ quyến rũ đàn bà thứ ba ra đời làm ầm ĩ khu phố người Italia. Người ta gọi nó là Alexandre. Người ta có nhẽ đã bắt quả tang khát vọng làm cha của chàng nếu cho chàng biết cái thằng bé Alexandre đó một ngày kia cũng nổi tiếng như chàng với tác phẩm Trà hoa nữ.

Dumas có người bạn làm việc cùng phòng tên là Látxanhơ luôn miệng nhắc:
- Nước Pháp đang mong chờ một cuốn tiểu thuyết lịch sử.
Và nhờ có Látxanhơ, Dumas bắt đầu đọc, đúng hơn là ngốn ngấu rất nhiều tác giả. Đọc thì đọc rồi. Nhưng còn viết? Cộng tác với Ađonphơ và Rútxô, một ông già say. Alexandre viết một vở hài kịch dân phổ thông. Cuộc đi săn và tình yêu. Vở kịch được diễn, chỉ còn hai câu là đáng nhớ:
Bởi muốn hạ bệ một chú thỏ rừng.
Ta phải là thỏ nhà ưu tú.
Tuy vậy, nó cũng đem lại cho Dumas ba trăm Frăng. Và chàng mang ngay đến một nhà in để bằng tiền túi của mình xuất bản một tập truyện. Tập truyện chỉ bán được đúng bốn bản in. Lúc đó là vào buổi bình minh của chủ nghĩa lãng mạn. Dumas thề: "Chiến thắng hoặc rã họng ra". Rõ ràng chàng vừa đọc một mẩu chuyện khá bi thảm về hoàng hậu Crítxtin của Thụy Điển trong tạp chí Tiểu sử phổ thông. Một chuyện khá rắc rối éo le giữa một hoàng hậu và một cận thần, sự phản bội, sự trả thù và sự hèn hạ. Thế là trong đầu Dumas sôi lên một vở kịch. Một kịch thơ? Ồ không, không có chuyện kịch thơ cổ điển được Dumas muốn những vần thơ "run rẩy, đánh mạnh vào lòng người, khủng khiếp" cơ. Một cái gì đó thoát ra khỏi sự tù túng của luật tam duy nhất vẫn còn được tôn thờ. Ô mặc xác mấy cái luật khô cứng đó.

Vở bi kịch Hoàng hậu Crítxtin đã được ra đời như thế trong một căn phòng nhỏ thuê một trăm Francs một năm, với ngòi bút của viên thư ký quèn của công tước Oóclêăng. Dumas không quen ai ngoài Sácnôđiê. Nhờ Sác giới thiệu, một buổi sáng chàng được Nam tước Taylo, cố vấn của nhà Vua phụ trách hí trường nước Pháp tiếp Taylo nằm nghe Dumas đọc Hoàng hậu Crítxtin. Tác giả vừa đọc xong Taylo đã nhảy choàng xuống đất bảo chàng:
- Anh đến ngay nhà hát Pháp đi.
- Lạy Chúa, để làm gì ạ?
- Để đọc qua một lượt, càng nhanh càng tốt.
- Có đúng là tôi sẽ đọc cho hội đồng nghe không?
- Không được chậm hơn thứ bảy tới.
Thứ bảy tới, vở kịch được hoan hô nhiệt liệt. Dumas ra khỏi nhà hát sung sướng phát điên. Chàng mới hai sáu tuổi. "Tôi trở về ngoại ô Thánh Denis, không trông thấy xe, đâm cả vào ngựa, nhảy qua khe suối, vì ước lượng sai hụt chân rơi xuống giữa dòng, về đến nơi mới biết đánh rơi mất bản thảo, nhưng không hề gì. Tôi đã thuộc lòng.

Vở Hoàng hậu Crítxtin, bị chậm công diễn do kiểm duyệt không phải là tác phẩm đầu tiên của Dumas được trình điễn. Trong khi chờ đợi, chàng đã viết Henri III và triều đình, vở kịch được diễn đi diễn lại. Đã đến lúc phải lựa chọn giữa nghề thư ký và nhà hát, chàng quyết định giã từ văn phòng của Đại Quận công. Nhưng lần công diễn đầu tiên chàng đã mời "chủ mình", tức vua Louis Philippe tương lai đến dự.
Lần công diễn ấy đã đạt tới trên mức thành công một cuộc khải hoàn. Nó không những chỉ tạo nên những tiếng hoan hô mà còn là một sự mê cuồng. Vở kịch kết thúc, khi nghệ sĩ Fiếcmanh lại ra sân khấu giới thiệu tên tác giả, sự phấn khích đã trở thành của toàn thể khán giả, đến nỗi Công tước Oóclêăng "đứng ngây ra" nghe tên người làm thư ký cho mình trong vòng ba tiếng đồng hồ đã trở thành một trong những con người danh tiếng nhất thời đại.

Nói đó là một cuộc khải hoàn là nói đến cuộc khải hoàn của văn học lãng mạn nói chung. "Henri III và triều đình" còn ra đời trước "Hécnani" của Hugo, đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa cổ điển, Dumas đã mở đường cho Hugo và Vinhy.

Cuộc cách mạng 1830 nổ ra đúng lúc và trở thành cuộc cách mạng của chính bản thân Alexandre Dumas. Mang sẵn dòng máu cộng hòa của người cha, A. Dumas gắn bó cả tâm hồn và thể xác với cách mạng. Ông tự mình cầm súng ra chia lửa với quân khởi nghĩa, tổ chức vệ quốc quân chống Bảo hoàng. Ông viết trong hồi ký: "Đó là những người của nhân dân mà người ta đã gạt bỏ sau khi sự nghiệp đã thành công. Sau khi canh gác ở cửa kho bạc, sắp chết đói đến nơi, họ đứng ở ngoài đường kiễng chân đất ngó vào đám thực khách ăn bám của chính quyền trèo trên lưng họ để leo lên, đang chia nhau chức vụ địa vị và danh vọng".
Thái độ chính trị ấy của A. Dumas luôn được bộc lộc trong các tác phẩm của ông, tất nhiên cả ở Ba người lính ngự lâm. Ba người lính ngự lâm là tập đầu trong tiểu thuyết bộ ba hơn bốn nghìn trang viết, tiếp theo là hai tập Hai mươi năm sau và Tử tước Bragiơlon (còn gọi là Mười năm sau nữa) miêu tả xã hội Pháp trong vòng năm mươi năm qua hai triều đại Louis XIII và Louis XIV, với hai Giáo chủ kiêm Thủ tướng Richelieu và Mazaranh và Conbe, Tổng thanh tra tài chính và hoàng hậu Annơ Ôtrítsơ sau làm nhiếp chính dưới thời Louis XIV.

Mặc dầu giá trị lớn lao của tác phẩm nhưng vì là tiểu thuyết đăng tải, cho nên không tránh khỏi những chỗ lầm lẫn trước sau, tính cách có phần đơn giản sơ lược và lối văn đã gần hai thế kỷ có phần dài dòng bao biện.

Sáu trăm tác phẩm, một tác giả khổng lồ, một sức viết khổng lồ, một con người khổng lồ của thời đại. Sở thích lớn nhất của ông là làm việc. Ông viết liền ba tháng không nghỉ. Viết xong, ông dừng lại, đi du lịch. Nhưng từ Italia hoặc từ Tây Ban Nha trở về, ông luôn mang theo mấy cuốn mới viết xong. Khi viết, ông đem hết tâm hồn, tình cảm vào trong trang viết. Trong Tử tước Bragiơlon, ông để cho Porthos chết rồi ôm mặt khóc nức nở. Đêm nghe cha khóc, Dumas con tưởng có chuyện gì sang hỏi bố. Ông trả lời: "Porthos chết rồi và chết thê thảm quá!"

Nhưng con người khổng lồ ấy chẳng những có trái tim nhạy cảm mà còn là một người hết sức khiêm tốn. Ông thích phi ngựa đến quỵ ngựa và yêu đàn bà.

Dumas đã từng cưới một nữ diễn viên hài kịch trẻ hơn mình rất nhiều, nàng Ida Feriê, Satôbriăng là người làm chứng cho cuộc hôn nhân này. Ông từ Praha về, nơi ông đã từng cầu chúc cho chế độ quân chủ bị trục xuất. Dumas yêu cầu ông cầu chúc cho vợ mình. Satôbriăng nhận lời, tuy không tránh khỏi liếc nhìn cái nịt ngực của người đàn bà này, và lẩm bẩm:
- Nhất định tôi cầu chúc cho mọi cái đang rơi.
Bị công khai lừa dối, nhất là bởi bạn mình, Roger de Beauvoa, Dumas "bỏ vợ", trái hẳn với những nhân vật của mình, ông làm việc này không ầm ĩ, thân mật và tốt bụng vô bờ.

Khi về già, ông có được một hạnh phúc không ngờ: Đứa con trai mà nàng Trà Hoa nữ đã đem đến cho ông. Alexandre đệ nhất đã đầu hàng trước bước đi ban đầu của Alexandre đệ nhị. Ông đến dự lễ tặng hoa và ngồi ở hàng đầu, chính giữa, tràn trề hạnh phúc trước cả khi người ta gõ lên ba tiếng. Ông bao giờ cũng mang một bó hoa khổng lồ. Đi dọc theo chiều dài của căn phòng, ông hoan hô, ông cười vang vui vẻ nhìn xung quanh mình. Khi người ta vừa nêu tên tác giả, ông liền đứng lên, lòng đầy kiêu hãnh chào mọi người như muốn nói: "Các vị thấy không, chính con trai tôi đã làm nên chuyện đó!".
Còn Dumas con thì nói:- Cha tôi đó là đứa trẻ vĩ đại mà tôi đã có khi tôi còn rất bé.
Thật xứng đáng khi Dumas bố nói: Tác phẩm lớn nhất của tôi là Dumas con!
Tuy nhiên Dumas cha làm việc yếu dần. Cuộc chiến năm 1870 đã giáng một đòn dữ dội lên ông. Cuối tháng tám năm ấy, Dumas con thấy ông trở về Diep, kiệt sức. Ông nói:
- Ta về để chết ở chỗ con đây.
Alexandre đệ nhị kêu khóc. Nhưng mọi sinh lực hình như đã rời bỏ Alexandre đệ nhất. Người ta đặt ông lên một chiếc ghế bành trông ra biển. Một người đã từng ham thích làm việc như ông, rốt cuộc đã khám phá ra niềm vui là chẳng làm gì cả. Sáu trăm tác phẩm xuất bản, ông đã kiếm được cơ man nào là tiền, nhưng lúc này ông chỉ còn hai đồng Louis vàng. Ông nói với con trai:
- Người ra cứ bảo cha rất hoang phí. Nhưng đâu phải thế. Cha đến Paris với hai đồng Louis trong túi. Con hãy xem trong áo gilê của ta, con sẽ thấy vẫn còn nguyên hai đồng Louis đấy chứ!
Sáng ngày 4 tháng 12 năm 1870 con trai ông thấy ông đăm chiêu hơn thường lệ liền hỏi ông. Ông hỏi lại một câu xé lòng.
- Con có tin có cái gì còn lại của cha không?
- Có chứ, là cha đấy, con xin thề như vậy.
Hôm sau sáu giờ tối, A. Dumas qua đời. Victo Hugo viết:
"Ở thế kỷ này không ai được dân chúng mến yêu hơn A. Dumas. Cái ông gieo mầm, đó là tư tưởng Pháp. A. Dumas quyến rũ, mê hoặc, làm lợi, làm vui và dạy dỗ mọi người. Từ tất cả những tác phẩm của ông, rất phong phú, rất đa dạng, rất sinh động, rất duyên dáng, rất mạnh mẽ, toát ra một thứ ánh sáng riêng của nước Pháp!".
Trở thành bạn của độc giả, đó là mong ước của nhà văn vĩ đại.
Và ông đã làm được điều đó.

Đôi nét về tác phẩm Ba chàng lính ngự lâm
 Ba chàng lính ngự lâm (tiếng Pháp: Les trois mousquetaires) là một tiểu thuyết của nhà văn người Pháp Alexandre Dumas cha, là cuốn đầu tiên của bộ ba tập truyện gồm Les Trois Mousquetaires, Vingt Ans après (Hai mươi năm sau), và Le Vicomte de Bragelonne (Tử tước de Bragelonne). Bộ tiểu thuyết kể về những cuộc phiêu lưu của chàng lính ngự lâm d'Artagnan, từ lúc anh còn trẻ cho đến lúc già. "Ba người lính ngự lâm" là cuốn nổi tiếng nhất và cũng là hay nhất trong bộ ba, đã được dựng thành phim nhiều lần, cũng như phim truyền hình, phim hoạt hình Pháp.


Các nhân vật trong truyện Ba chàng lính ngự lâm:
d'Artagnan được dựa trên một lính ngự lâm trong lịch sử là Charles de Batz de Castelmore d'Artagnan (1611 - 1673). Cuốn sách Les mémoires de M. d'Artagnan của Gatien de Courtilz de Sandras ghi lại cuộc đời của ông, và Dumas xây dựng nhân vật của mình dựa vào đó.

Athos tên thật là bá tước de la Fère. Anh có một người vợ xinh đẹp (là Milady), nhưng sau đó phát hiện ra cô ta có một dấu ấn hình hoa huệ trên vai (dấu ấn của một tội phạm mà cô ta dùng phấn để che đậy). De la Fère treo cổ vợ mình và bán hết tài sản để uống rượu. Sau đó anh gia nhập ngự lâm quân với cái tên "nông dân" Athos. Dumas miêu tả Athos như một vị thánh.

Porthos là một quí tộc xoàng tên du Valon, đã sử dụng tên giả để đi lính ngự lâm vì lính ngự lâm mặc áo choàng rất ấn tượng và các cô rất thích. Sau khi cưới bà biện lý, anh trở thành du Valon de Bracieux de Pierrefonds. Nhưng anh còn muốn kéo dài tên mình thêm nữa, và muốn có thêm chữ "nam tước" đặt trước đó. Porthos là người ngốc nhất trong 4 người.

Aramis tên thật là d'Herblay, là người rất điệu, và thường xuyên đưa tay lên để tránh gân máu nổi lên làm xấu bàn tay đẹp. Khi làm lính thì anh thất tình và muốn làm mục sư, nhưng khi làm mục sư thì đi lăng nhăng và nhớ những cuộc đánh nhau. Aramis không hề kém d'Artagnan về sự tinh nhanh, mưu trí và anh cũng rất coi trọng tình bạn.

Nội dung chính của tác phẩm:
D'Artagnan là hậu duệ một dòng dõi quý tộc đã sa sút ở xứ Gascony. Năm 18 tuổi, chàng rời nhà trên một con ngựa còm để đến Paris với mong ước trở thành một lính ngự lâm của vua Louis XIII. Dọc đường, d'Artagnan làm mất lá thư tiến cử của cha mình với ông De Treville, đội trưởng lính ngự lâm, do đó ông này đón tiếp anh không mấy nhiệt tình. Tiếp đó, d'Artagnan húc trúng vào cái vai đang bị thương của Athos, một lính ngự lâm đầy phong cách quí tộc. Anh này đòi quyết đấu với d'Artagnan vào giữa trưa và được đồng ý ngay. Ngay sau đó, d'Artagnan gặp Porthos, một lính ngự lâm khác rất đô con và mang một dải đeo kiếm cực xịn nhưng d'Artagnan khám phá ra rằng chỉ có mặt ngoài là đẹp thôi, còn bên trong làm bằng da bò. Thế là d'Artagnan có cuộc quyết đấu thứ 2 vào sau buổi trưa. Cuối cùng d'Artagnan nhặt được một chiếc khăn tay của một lính ngự lâm đẹp trai tên Aramis (khăn của tình nhân của anh này), cãi nhau, và có cuộc hẹn đấu kiếm thứ 3 trong ngày. Đến các buổi hẹn đấu kiếm, d'Artagnan thấy 3 người kia đi cùng nhau, họ là bạn thân. Tuy nhiên luật hồi đó cấm đấu kiếm, và các vệ sĩ của Giáo chủ de Richelieu đến bắt họ. Một cuộc chiến diễn ra và d'Artagnan về phe các ngự lâm quân. Họ chiến thắng và d'Artagnan trở thành bạn thân của ba chàng lính ngự lâm kia. Phương châm của họ là "Một người vì tất cả, tất cả vì một người", một câu mà vế thứ hai được d'Artagnan lợi dụng rất tốt.

Tuy có những cái tên thật ghê tởm và không quí tộc chút nào hết, rõ ràng cả ba anh lính ngự lâm đều là quí tộc và họ dùng tên giả. Athos tỏ ra là một quí tộc cỡ bự, và là người rất quí phái. Porthos thuộc loại thích khoe mẽ, còn Aramis là một anh lăng nhăng nhưng muốn làm mục sư. Tuy chơi với ba anh lính ngự lâm nổi tiếng, d'Artagnan không thể trở thành lính ngự lâm ngay được mà phải đi làm lính gác của ông Des Essart để có kinh nghiệm. d'Artagnan thuê một căn phòng, mướn một tên hầu là Planchet, và đem lòng yêu bà chủ nhà, bà Bonacieux. Bà này còn rất trẻ so với ông chồng già, và là chỗ quen biết với hoàng hậu Anne. Hoàng hậu không yêu đức vua Louis XIII, mà lại lăng nhăng với Quận công Buckingham. Bà đã đem chiếc chuỗi hạt kim cương mà đức vua tặng đem tặng lại cho người yêu. Hồng y giáo chủ de Richelieu biết được chuyện này và dùng kế nói đức vua buộc hoàng hậu phải đeo chuỗi hạt đi dự vũ hội. Thông qua bà Bonacieux, hoàng hậu nhờ d'Artagnan đi lấy lại chuỗi hạt. Thế là d'Artagnan cùng ba người bạn lên đường đi nước Anh, nhưng dọc đường cả 3 đều bị rớt lại do những lí do khác nhau, chỉ mỗi d'Artagnan đến được nước Anh và đem chuỗi hạt về. Đêm dạ hội, hoàng hậu đeo chuỗi hạt và ông giáo chủ bẽ mặt.

d'Artagnan lại quay lại để tìm các bạn mà anh bỏ lại dọc đường. Nhưng ông giáo chủ de Richelieu không phải là người dễ tha thứ, và bà Bonacieux bị bắt cóc. d'Artagnan không thể tìm được bà, nhưng lại gặp Milady de Winter, em dâu của bá tước người Anh de Winter, và là một phụ nữ quyến rũ. Như thế là anh kiếm được tình nhân đầu tiên. Tuy nhiên d'Artagnan sớm khám phá ra Milady có một bông hoa huệ trên vai, dấu ấn của một tội phạm, và cô ta chẳng phải người Anh mà là một gián điệp. d'Artagnan lăng nhăng với cô hầu của Milady và lợi dụng cô này để vạch mặt Milady và ăn cắp được một chiếc nhẫn sapphire. Milady nổi khùng cầm dao dí d'Artagnan nhưng anh chạy thoát được.

La Rochelle nổi loạn và d'Artagnan phải lên đường ra trận trong khi lính ngự lâm vẫn chưa xuất phát. Cả 4 người đều nghèo đói và chuẩn bị quân trang là một thử thách lớn. d'Artagnan bán chiếc nhẫn chôm được của Milady và chia đôi với Athos. Athos nhận ra chiếc nhẫn này là cái mà anh tặng vợ cũ của mình. Porthos đi lừa tiền của bà biện lý, bà này mê tít Porthos và lấy tiền của ông chồng già cho Porthos, cộng với con ngựa còm mà d'Artagnan trước đó đã bán đi. Aramis cũng kiếm được tiền từ các tình nhân của anh. Ở La Rochelle, họ phát hiện ra Milady được lệnh đi ám sát Quận công Buckingham, để đổi lại cô ta muốn giáo chủ de Richelieu giết d'Artagnan. d'Artagnan phái tên hầu là Planchet đi báo tin cho Buckingham, và Milady bị tóm cổ ở Anh. Ở La Rochelle, d'Artagnan và ba người bạn đi ăn sáng và chống lại cả một "quân đoàn" của địch. Với chiến tích này, anh được lên chức làm ngự lâm quân. Hoàng hậu giải cứu được Constance Bonacieux và họ lập tức đi đến nơi cô bị giam giữ.

Trong khi đó, ở Anh, Milady đang ngồi tù. Cô bịa ra một câu chuyện rất hay để lừa sĩ quan gác ngục là John Felton thả cô ra. Felton còn ngốc hơn cô tưởng, và Milady lừa được anh rằng Quận công Buckingham là một kẻ độc ác còn cô chỉ là nạn nhân. Felton tin rằng một cô gái quá xinh đẹp như Milady không thể nói dối được. Anh xách dao đi tìm quận công và đâm một nhát chí mạng. Trong lúc đó Milady ra thuyền và chuồn thẳng về Pháp. Cô ta trốn ở chính nơi mà bà Bonacieux đang ẩn nấp, và khi biết được Constance Bonacieux là ai, Milady đầu độc Constance để trả thù rồi bỏ chạy.

Sau khi chứng kiến người yêu chết trong tay mình, d'Artagnan cùng Athos (nay được biết là bá tước de la Fère, chồng đầu tiên của Milady), Porthos (tên thật là du Vallon), Aramis (tên thật là d'Herblay), bá tước de Winter (anh của chồng thứ 2 của Milady, tìm cô ta để trả thù cho quận công Buckingham), và một người bí ẩn mặc áo choàng đỏ đi lùng khắp vùng Flanders để bắt Milady. Cô ta cuối cùng bị dồn vào đường cùng. Sáu người đàn ông bao vây một phụ nữ ở giữa, kể ra vô số tội lỗi của cô ta, rồi người mặc áo choàng đỏ đưa Milady ra thuyền để hành quyết. Khi trở về, d'Artagnan gặp giáo chủ de Richelieu. Ông này chẳng tỏ ra đau buồn gì vì dù sao Milady cũng đã hoàn thành nhiệm vụ giết Buckingham. Ông đưa cho d'Artagnan giấy lên chức thiếu úy ngự lâm quân.

d'Artagnan đem đưa giấy phong chức cho Athos, nhưng anh này cho biết mình sắp nghỉ hưu, và từ chối. d'Artagnan đưa cho Porthos nhưng anh này cho biết rằng ông biện lý già mới chết, anh sẽ cưới bà biện lý cùng tài sản khổng lồ mà ông biện lý già để lại. d'Artagnan đưa cho Aramis, nhưng anh này muốn trở thành mục sư chứ không làm lính nữa. Cuối cùng, d'Artagnan và các bạn chia tay. Và mãi 20 năm sau đó họ mới gặp lại nhau, khi mà d'Artagnan một lần nữa muốn lợi dụng phần "mọi người vì một người" của khẩu hiệu của họ.

Đọc truyện Ba chàng lính ngự lâm

Ba chàng lính ngự lâm chương 1 Ba tặng vật của ông D' Artagnan bố
Ba chàng lính ngự lâm chương 2 Tiền sảnh nhà ông De Treville
Ba chàng lính ngự lâm chương 3 Sự ra mắt
Ba chàng lính ngự lâm chương 4 Vai của Athos, dải đeo gươm của Porthos và chiếc khăn tay của Aramis
Ba chàng lính ngự lâm chương 5 NGỰ LÂM QUÂN CỦA NHÀ VUA VÀ CẬN VỆ QUÂN CỦA ĐỨC GIÁO CHỦ
Ba chàng lính ngự lâm chương 6 NHÀ VUA LOUIS THỨ MƯỜI BA
Ba chàng lính ngự lâm chương 7 NỘI TÌNH MẤY CHÀNG NGỰ LÂM QUÂN
Ba chàng lính ngự lâm chương 8 MỘT ÂM MƯU TRONG TRIỀU
Ba chàng lính ngự lâm chương 9 D' ARTAGNAN THỂ HIỆN BẢN LĨNH
Ba chàng lính ngự lâm chương 10 CÁI BẪY CHUỘT THẾ KỶ 17
Ba chàng lính ngự lâm chương 11 ÂM MƯU BỊ KẸT
Ba chàng lính ngự lâm chương 12 GEORGE VILLIERS QUẬN CÔNG DE BUCKINGHAM
Ba chàng lính ngự lâm chương 13 ÔNG BONACIEUX
Ba chàng lính ngự lâm chương 14 CON NGƯỜI Ở MĂNG
Ba chàng lính ngự lâm chương 15 PHÁI QUAN TÒA VÀ PHÁI QUÂN NHÂN
Ba chàng lính ngự lâm chương 16 Viên chưởng ấn Xécghiê tìm mấy lần vẫn không thấy chuông ở đâu để rung lên, như ngày trước vẫn quen làm
Ba chàng lính ngự lâm chương 17 Vợ chồng nhà Bonacieux
Ba chàng lính ngự lâm chương 18 Người tình và người chồng
Ba chàng lính ngự lâm chương 19 Kế hoạch tác chiến
Ba chàng lính ngự lâm chương 20 Du hành
Ba chàng lính ngự lâm chương 21 NỮ BÁ TƯỚC DE WINTER
Ba chàng lính ngự lâm chương 22 Vũ khúc Merlaison
Ba chàng lính ngự lâm chương 23 Cuộc hẹn hò
Ba chàng lính ngự lâm chương 24 Nhà hóng gió
Ba chàng lính ngự lâm chương 25 Porthos
Ba chàng lính ngự lâm chương 26 Luận văn của Aramis
Ba chàng lính ngự lâm chương 27 Người vợ của Athos
Ba chàng lính ngự lâm chương 28 Trở Về
Ba chàng lính ngự lâm chương 29 Săn tìm quân trang
Ba chàng lính ngự lâm chương 30 MILADY
Ba chàng lính ngự lâm chương 31 Người Anh và người Pháp
Ba chàng lính ngự lâm chương 32 Bữa ăn trưa nhà ông biện lý
Ba chàng lính ngự lâm chương 33 Cô hầu gái và nữ chủ nhân
Ba chàng lính ngự lâm chương 34 Việc trang bị cho Aramis và Porthos đã được xử lý ở đâu
Ba chàng lính ngự lâm chương 35 Ban đêm mèo nào cũng xám
Ba chàng lính ngự lâm chương 36 Mộng báo thù
Ba chàng lính ngự lâm chương 37 Bí mật của Milady
Ba chàng lính ngự lâm chương 38 Không mất công xoay xở, Athos vẫn có được quân trang
Ba chàng lính ngự lâm chương 39 Ảo ảnh
Ba chàng lính ngự lâm chương 40 Một ảo ảnh khủng khiếp
Ba chàng lính ngự lâm chương 41 Cuộc vây thành La Rochelle
Ba chàng lính ngự lâm chương 42 Rượu vang Ăngju
Ba chàng lính ngự lâm chương 43 Quán trọ chuồng bồ câu đỏ
Ba chàng lính ngự lâm chương 44 Tiện ích của ống khói lò sưởi
Ba chàng lính ngự lâm chương 45 Một cảnh vợ chồng
Ba chàng lính ngự lâm chương 46 Pháo thành Saint Giécve
Ba chàng lính ngự lâm chương 47 Hội nghị ngự lâm quân
Ba chàng lính ngự lâm chương 48 Việc gia đình
Ba chàng lính ngự lâm chương 49 Định mệnh
Ba chàng lính ngự lâm chương 50 Chuyện trò giữa ông em chồng với chị dâu
Ba chàng lính ngự lâm chương 51 Sĩ quan
Ba chàng lính ngự lâm chương 52 Ngày đầu tiên trong cảnh giam cầm
Ba chàng lính ngự lâm chương 53 Ngày thứ hai bị giam cầm
Ba chàng lính ngự lâm chương 54 Ngày thứ ba bị giam cầm
Ba chàng lính ngự lâm chương 55 Ngày thứ tư bị giam cầm
Ba chàng lính ngự lâm chương 56 Ngày thứ năm bị giam cầm
Ba chàng lính ngự lâm chương 57 Một thủ pháp bi kịch cổ điển
Ba chàng lính ngự lâm chương 58 Vượt ngục
Ba chàng lính ngự lâm chương 59 Điều diễn ra ở Portsmouth ngày 23 tháng 8 năm 1628
Ba chàng lính ngự lâm chương 60 Bên nước Pháp
Ba chàng lính ngự lâm chương 61 Tu viện nữ tu sĩ Cácmel ở Bêtuyn
Ba chàng lính ngự lâm chương 62 Hai giống yêu quái
Ba chàng lính ngự lâm chương 63 Giọt nước
Ba chàng lính ngự lâm chương 64 Người khoác áo choàng đỏ
Ba chàng lính ngự lâm chương 65 Phán xử
Ba chàng lính ngự lâm chương 66 Hành quyết


0 nhận xét:

Post a Comment