468x1000 Ads

Truyện

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 2 CHƯƠNG 1

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 2: “SOHM” – BỨC THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG GỬI NHÂN LOẠI
Chương 1: Tổ chức thám hiểm quốc tế tìm kiếm nguồn gốc phát sinh loài người.


Nhằm khẳng định hoặc phủ định giả thuyết của chính mình, chúng tôi đã tổ chức chuyến thám hiểu quốc tế, thành phần, ngoài Nga ra, còn có đại diện của Ấn Độ và Nê Pan. Chuyến thám hiểm được tổ chức dưới sự bảo trợ của Viện khoa học Quốc Tế thuộc Liên Hiệp Quốc. Tổ chức này bao gồm các học giả hàng đầu thế giới, trong đó có cả những người đạt giải thưởng Nô-ben, rất quan tâm tới các nghiên cứu của chúng tôi. 
… 


Lộ trình chúng tôi chọn đi qua nhiều đô thị và khu dân cư của Ấn Độ và Nê Pan, nơi tập trung nhiều đền chùa Ấn Độ giáo và Phật giáo lý thú về mặt khoa học. Tại các thành phố đó, chúng tôi có kế hoạch gặp gỡ các học giả nghiên cứu lịch sử tôn giáo. Chúng tôi còn có các dự định tìm đến các chùa nhỏ Nê Pan ở cao trên núi và tiếp chuyện các tu sĩ ẩn dật. Đến Ấn Độ có ba người: Xéc-gây Xê-li-vê-tốp, Vê-nhê Ga-pha-rốp và tôi. Sau Ấn Độ chúng tôi phải đáp máy bay sang Nê Pan, ở đó đã có mặt Va-lê-ri Lô-ban-cốp và Va-len-chi-na Ia-cốp-lê-va đang tiến hành nghiên cứu. Tại Ấn Độ và Nê Pan có thêm các thành viên người Ấn (bác sĩ Pa-ri-tra) và người Nê Pan (Sếch-can A-ri-en và Ki-ram Bút-đa-a-tra-rai). Rất may là mọi người đều nói tiếng Anh, người nói thạo, người nói kém hơn, nhưng tất cả đều có thể trao đổi bằng ngôn ngữ đã trở thành phương tiện giao tiếp quốc tế. Các đoàn viên người Ấn Độ và Nê Pan còn biết thêm tiếng địa phương: tiếng Nê Pan và Hin-đu.

0 nhận xét:

Post a Comment