468x1000 Ads

Truyện

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 3 CHƯƠNG CUỐI

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 3: "CÁC BẬC LẠT-MA NÊ-PAN VÀ TÂY TẠNG ĐÃ NÓI GÌ"


Chương 7: Phật là Ai ?



Tại các cửa hàng ở phương Đông lúc nào muốn cũng có thể mua được bức tượng Phật. Giá của chúng rất cao, vì người ngoại quốc nào đến đất nước Phật giáo cũng muốn có vật kỉ niệm là bức tượng Ngài mà được gần như một nửa dân số trái đất tôn sùng.

Thật ngây thơ, nếu tin rằng, các nhà điêu khắc đã truyền đạt chính xác các nét ngoại hình tiêu biểu của Phật. Tất cả lạt ma mà chúng tôi hỏi vẻ bề ngoài của Phật đều nói rằng, nhiều cái là do các nhà điêu khắc và danh họa đã tự ý tạo ra, ví như đôi dái tai trễ xuống.

Trông Phật thế nào ?

Trước khi đi khảo sát qua sách kinh chúng tôi được biết Phật có ngoại hình khác thường. Mãi đến khi tới Nê-pan, gặp sử gia Minh chúng tôi mới được đọc thư tịch cổ xưa mô tả hình dáng bên ngoài của Phật. Phần thư tịch cổ đại mô tả hình dáng bên ngoài của Phật do các lạt ma đưa cho chúng tôi khớp với phần mô tả mà ngài Minh đã cho chúng tôi xem. Đối chiếu các nguồn tư liệu thu được chúng tôi thấy cùng một kiểu mô tả, như vậy là có thể tin được.

Theo nguồn tư liệu cổ xưa, Phật có 32 dấu hiệu đặc trưng cho ngoại hình của Ngài. Thiết nghĩ, độc giả cũng quan tâm muốn biết. 
1. Chân và tay Phật được đánh dấu bởi một nghìn bánh xe có nan hoa. 
2. Bàn chân Phật giống chân rùa. Chúng mềm mại, phẳng, và đầy đặn. 
3. Các ngón chân và ngón tay dính với nhau bằng màng, kéo tới giữa ngón. Chân và tay giống chân vịt 
4. Thịt da tay và chân của Phật mềm mại và trẻ trung. 
5. Thân thể Phật có bảy chỗ lồi và 5 chỗ lõm. Hai chỗ lõm ở nơi hai mắt cá, hai trên vai và một sau đầu. 
6. Ngón chân và tay Phật rất dài. 
7. Gót chân Phật to (1/4 fut) 
8. Thân hình Phật lực lưỡng và cân đối, được tính bằng bảy thước khối và gập được. 
9. Phật không có mu bàn chân. 
10. Mỗi sợi lông trên thân thể Phật mọc hướng lên trên. 
11. Mắt cá chân Phật giống loài sơn dương. 
12. Hai tay Phật dài tới tận đầu gối và đẹp. 
13. Bộ phận nam giới của Phật ẩn kín tựa như của con ngựa, không thể nhìn thấy. 
14. Da Phật có màu vàng ánh. Gọi là vàng , không phải vì màu, mà bởi tinh khiết tuyệt đối. 
15. Da Phật mỏng, nhẵn nhụi. 
16. Mỗi phần cơ thể Phật có một sợi lông mọc phía phải. 
17. Trán Phật được xoắn tóc tô điểm, tóc có sáu đặc điểm : mượt, trắng, dễ chải, có thể duỗi dài, uốn từ phải sang trái, đuôi tóc chổng lên trên. Chúng lóng lánh như bạc, kiểu tóc có hình trái Am-ba-la 
18. Phần thân trên của Phật giống sư tử 
19. Phần trên vai của Phật tròn và đầu đặn. 
20. Ngực Phật nở nang. Phần ngực giữa hai vai thẳng. 
21. Phật có thể cảm nhận mùi vị thượng hảo hạng, vì lưỡi ngài không mắc các chứng bệnh : nhầy và vàng lưỡi… Có lần một người mời Phật miếng thịt ngựa có vị rất khó chịu. Phật đặt miếng đó vào lưỡi mình và sau đó đưa lại cho người kia. Miếng thịt lúc này như sơn hào hải vị. 
22. Thân thể Phật trông giống như cây TA-đrô-ta có bộ rễ, thân và cành cùng một kích thước. 
23. Đầu Phật có một chỗ nhô lên hình tròn, tựa như vòng xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ. 
24. Phật có cái lưỡi dài và đẹp có thể với tới tóc và tai. Lưỡi có màu đỏ như màu hoa Ut-pa-la. 
25. Ngôn từ của Phật có năm ưu điểm : mọi người dễ hiểu, từ nào cũng có một ngữ điệu, ngôn từ sâu sắc và bổ ích đối với mọi người, tiếng nói nghe êm tai và hấp dẫn sâu xa, ngôn từ phát ra theo một trật tự đúng đắn, trong sáng và không có lỗi. 
26. Hai má Phật tròn trịa và đầy đặn. Đường viền quanh chúng tựa như tấm gương pháp bảo. 
27. Răng Phật rất trắng. 28 Răng của Phật có độ dài như nhau. 
29. Giữa các răng của Phật không có khe. 
30. Phật có 40 chiếc răng. 
31. Hai mắt Phật có màu xanh da trời, sâu đậm như ngọc lam. 
32. Lông màu Phật thẳng và quanh đãng như của “con bò đang thèm muốn”.

Phật và người có hình hai mắt trên các đền chùa Tây Tạng

Qua bảng so sánh trên đây, ta thấy hình hài người được tái tạo, dựa trên con mắt có hình vẽ trên các đền chùa Tây Tạng, có nhiều điểm trùng với hình dáng Phật. Đặc điểm thân thể của cả hai, chứng tỏ họ đã từng có cuộc sống vừa trên cạn vừa dưới nước : hai chân giống chân nhái, hai tay có màng, mí trên có khúc lượn che mắt, khi ở dưới nước, lồng ngực nở nang, cần thiết cho việc ngụp lặn kép dài, cơ gáy mạnh mẽ cần thiết để nâng đỡ đầu khi bơi lội, mũi có hình van , …

Đối chiếu xong, chúng tôi cảm thấy thỏa mãn, bởi dựa vào hình hai con mắt có sử dụng phương pháp phân tích hình học nhãn khoa và giải phẫu học logic, chúng tôi hoàn tòan độc lập đã tái tạo được hình ảnh con người về đại thể giống Phật.

Mặt khác, không được bỏ qua những nét khác biệt giữa hình hài Phật và hình ảnh người được tái tạo dựa trên cơ sở hai con mắt. Trước hết Phật không có cái mũi hình van như cái vòng xoáy. Đặc điểm nguyên bản này (hình vẽ hai con mắt và mũi trên các đền chùa Tây Tạng) khá đích xác và trong các đặc điểm ngọai hình Phật không thấy nêu dấu hiệu đáng lưu ý này. Ngoài ra trong số các dấu hiệu đặc biệt của Phật cũng không thấy nói đến đường lượn của mí mắt trên.

Từ đó suy ra, hai con mắt trên các đền chùa Tây Tạng không phải của Phật, mà của một người cũng có ngọai hình khác thường. Vậy người đó là ai ? Chúng ta hãy nhớ lại câu trả lời của lạt ma Bôn-pô : “Đó là đôi mắt của người cổ xưa hơn Đức Phật”. Có thể đó là mắt của Phật Bôn-pô – Đức Phật đầu tiên trên Trái Đất chăng ? Tuy nhiên, khi so sánh các nét đặc trưng của Phật và người có hình con mắt trên các đền chùa Tây Tạng với những nét ngoại hình của người ngày nay, có thể nói : cả vị này lẫn vị kia đều không phải đại diện loài người thuộc nền văn minh chúng ta. Các nguồn sử liệu cho biết : hình hài cổ nhân xa xưa nhất của nền văn minh chúng ta không khác mấy so với người hiện đại. Màng chân như chân nhái, đôi mắt to tướng, với đường lượn khác thường của hai mí mắt và nhất là cái mũi hình van có vòng xoắn ốc hoàn toàn không đặc trưng cho người của nền văn minh chúng ta sinh sống ở bất cứ vùng nào của trái đất.

Những người của nền văn minh chúng ta sống ven biển, sử dụng sản phẩm biển, nhưng không ai sống vùa trên cạn vừa dưới nước và không canh tác dưới nước. Có thể họ là người ngoài hành tinh chăng ? Nhưng đây là vấn đề còn quá nhiều tranh cãi, bởi vậy, thảo luận để tài này trên quan điểm khoa học ít ra thì cũng còn sớm. Logic hơn cả là giả định Phật và con người có con mắt được vẽ trên các đền chùa Tây Tạng và là đại diện loài người của các nền văn minh trước đây xuất thân từ Quỹ gen nhân loại. Giả thuyết này, trọng thị mọi điểm được trình bày trong cuốn sách này, có nhiều cơ sở hơn những phỏng đoán tào lao về người ngoài hành tinh.

Song họ là ai – Phật và người có hình hài được tái tạo dựa vào con mắt được vẽ trên các đền chùa Tây Tạng ấy ? Họ xuất định hay được sinh ra từ bụng mẹ ? Để có điều giải đáp cho điều thắc mắc này, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu tỉ mỉ lai lịch Phật ra đời. Về con người có hai mắt được vẽ trên các đền chùa Tây Tạng chỉ có những thông tin rời rạc. 
Nghiên cứu lai lịch Phật, chúng tôi hiểu ngay là, vấn đề này vô cùng rối rắm. Thật khó hiểu ai là thân sinh của Ngài và liệu Ngài có thân sinh hay không ? Chẳng hạn về chuyện này, ngài Minh nói như sau : “Đức Phật được sinh ra trên Trái đất và đã hấp thụ trong mình nhiều cuộc hôn nhân đã qua. Ngài cao, rất đẹp, và thông thạo các kinh nghiệm cổ xưa, nhận thức rõ ràng những gì đang xảy ra trên Trái đất”. Nhà sử học, ngài Prát-khan, thì nói : “Đức Phật do vua Ta-ru và Đức mẹ đồng trinh sinh ra tại địa điểm Lum-bi-nhi (Nê-pan) trong nước hồ”.

Các thông tin khác về sự ra đời của Phật đều kiểu như vậy : “thụ thai trong trắng”, “sự ra đời có tính chất tâm linh”, v.v… 
Nghĩa là không thể nói điều gì cụ thể về cha và mẹ của Ngài. Chỉ có một ý (của ngài Prát-khan) nói rằng, cha của Phật là vị vua bộ lạc Ta-ru.

Bộ lạc Ta-ru: 
Những người Ta-ru là ai ? Đang thu thập thông tin về bộ lạc người Ta-ru thì chúng tôi gặp Vla-đi-mia Pháp-lô-vích I-van-nốp, lãnh đạo trung tâm văn hóa Nga ở Cát-man-đu. Ông kể rằng, cách không xa địa điểm Lum-bi-nhi, nơi sinh của Đức Phật đúng là có những người tự xưng là Ta-ru. Ông đưa chúng tôi đến chỗ những người biết lai lịch bộ lạc Ta-ru. 
… 
V.P. I-va-nốp đã giúp tìm người đại diện của bộ lạc đó- học giả- giáo sư duy nhất của người Ta-ru. Chúng tôi đã thất vọng biết bao, khi tưởng sẽ được trông thấy những nét đặc biệt, thì lại gặp một người phương Đông điển hình, với ngoại hình bình thường. Mặc dù vậy, hai người trong đoàn thám hiểm vẫn đến Lum-bi-nhi, tìm ra bản làng của bộ lạc Ta-ru, tiến hành khảo sát giải phẫu học và khẳng định dứt điểm là người Ta-ru có ngoại hình bình thường.

Câu chuyện về bộ lạc Ta-ru làm chúng tôi tốn nhiều thời gian và tiền bạc, là bài học tốt cho chúng tôi. Một khi người đối thoại chẳng có chức sắc tôn giáo gì, chẳng phải học giả đứng đắn biết được vấn đề bạn đang quan tâm, người đó sẽ cố nói về chuyện đó thật thuyết phục. Thế là bạn cứ tưởng các phỏng đoán của mình đã được thực tế khảng định. Tiếp đến lf cảm giác mọi chuyện thật dễ dàng : bạn phỏng đóan điều nào cũng đúng. Và cuối cùng là sự thất vọng chua chát và hối tiếc để mất nhiều thời gian và tiền bạc. Song con đường khoa học là như vậy … 
… 
Khác những lần trò chuyện với các đạo sư, lạt ma, và các học giả lớn, trong các buổi tọa đàm như vậy, ít khi nghe thấy : “có thể…”, “tôi không biết…”, “không, không phải thế…”.

Trong thế giới phương Đông, đạo sư, lạt ma có tầm quan trọng lớn. Họ chẳng cần gì phải trổ tài trước học giả nước ngoài hoặc lấy lòng bằng một thông tin giật gân. Trước sự quan tâm tới khoa học của người Âu, họ có thái độ mỉa mai của bề trên xen lẫn sự tò mò chính đáng. Nền giáo dục tín ngưỡng phương Đông hình như dạy họ thái độ thành kính sâu sắc đối với các kinh nghiệm tôn giáo cổ xưa, mà họ có nghĩa vụ bảo toàn và phát triển, thêm thắt ý riêng của bản thân bị coi là tội lớn. Bất kỳ đạo sư, lạt ma nào trong trường hợp cảm thấy không thật tin vào sự hiểu biết của mình đều sẽ điềm đạm nói : “Tôi không nhớ…” và giới thiệu đến gặp nhà họat động tôn giáo khác, mà theo họ, hiểu biết nhiều hơn về lĩnh vực đó. Học giả Ấn Độ và Nê-pan cũng được giáo dục theo tinh thần này, vì họ rất sùng đạo và những thông tin họ cung cấp có thể tin được.

Đức Phật, ngài là ai ? 
Trong các công trình nghiên cứu khoa học mang tính tôn giáo thường sử dụng sách báo khoa học thường thức tiếng Nga hoặc tiếng Anh. Sách báo đó thường do những người có tâm thần (đu-sa) đặc biệt viết, những điều “nhìn thấy” trong trạng thái bị thôi miên, họ cho là chân lý tuyệt đối. Tiếc thay những người tham thiền và rơi vào trạng thái phấn chấn cao độ chỉ “nhìn thấy” mỗi một cái mà lại ở các bình diện rất khác nhau, dựa vào các dữ liệu đó rất không chắc chắn. Suy xét như vậy, chúng tôi đã cố gắng dựa vào tư liệu của các bản kinh gốc và trước tác của E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a- người mà ở phương Đông được thừa nhận là Bậc được bí truyền.

Trở lại nghiên cứu Đức Phật, dẫu sao vẫn có thể kết luận chuyện ngài có mẹ và cha (người Ta-ru) khá là không chắc chắn, còn ý kiến cho rằng, dân thuộc bộ lạc Ta-ru là những người kế tục Đức Phật chắc gì đã là như vậy. Còn nếu dựa vào những hiểu biết của chúng ta về xô-ma-chi và ngoại hình khác thường của Phật, thì không thể loại trừ khả năng Phật đã xuất định từ dưới nước tại một cái hồ gần địa điểm Lum-bi-nhi hoặc Ngài đã ở trên núi gần đó xuống, sau khi đã nhập định trong động. Chúng tôi cho cách lý giải thứ hai đúng hơn, bởi trong tất cả các truyền thuyết về Đức Phật đều có chi tiết khi đã lớn người bắt đầu nhịn ăn, gầy đi và bỏ vào rừng sâu, khi từ đó về với mọi người, Ngài đẹp và khác trước. Không loại trừ khả năng đó hoàn toàn là một người khác, còn mọi câu chuyện về thụ thai trinh bạch đều là bịa đặt.

Như chúng tôi đã nêu (lạt ma Bôn-pô) trong thời gian 30 000 năm hiện tại trên Trái đất sẽ phải xuất hiện 1002 Phật. 
… 
Những điều E.P. Bờ-la-vát-cai-a viết về các Đức Phật có thể hiểu theo nhiều cách. Một chi tiết đáng lưu ý là các Đức Phật được gọi là “các nhà Thông Thái lịch sử”, ở một đọan khác (trang 440), E.P. Bờ-la-vát-cai-a viết “Các môn đồ nhiệt thành hay những người Thông Thái của chủng tộc thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm cư trú ở dưới đất…”. Các khái niệm “các nhà Thông thái lịch sử” và “những người Thông Thái” có lẽ đồng nghĩa. Vậy từ “các môn đồ” cũng đồng nghĩa. Các môn đồ đó là ai ? Trong câu chuyện với các vị lạt ma và đạo sư, chúng tôi hiểu môn đồ là những người sống hàng trăm, hàng nghìn năm và lâu hơn thế trong trạng thái định và định kỳ lại trở lại đời sống bình thường.

Từ đó suy ra : vị Phật cuối cùng ( và có lẽ cả các vị Phật khác) là môn đồ nhiệt thành đã xuất hiện trên trái đất sau khi xuất định trong Quỹ gen nhân loại. Câu nói của E.P. Bờ-la-vát-cai-a : “…Một nhóm gồm chín mười bảy Phật và năm mươi ba ở nhóm khác…” – có thể hiểu như trên.

Chuyện Phật có ngọai hình khác thường có thể lý giải Ngài là môn đồ người Át-lan hoặc môn đồ người Lê-mu-ri (chúng ta cùng nhớ lại câu nói của E.P. Bờ-la-vát-cai-a : “Các môn đồ hay các nhà Thông Thái của chủng tộc thứ Ba, thứ Tu và thứ Năm…”). Khối kinh nghiệm to lớn của vị Phật cuối cùng, mà trong đời sống trần thế, không có ai dạy Ngài, có thể cắt nghĩa do Ngài đã am hiểu kinh nghiệm của nền văn minh người Át-lan và người Lê-mu-ri. 
… 
Cuối cùng E.P. Bờ-la-vát-cai-a gần như nói thẳng Phật là đại diện của chủng tộc thứ Tu, tức Ngài là người Át-lan (trang 280, 281) : “… những đường nét và kiểu tính cách được cho là của những vị khổng lồ của chủng tộc thứ Tu… các vị Phật đó, mặc dù đã bị đôi tai dài trễ xuống, cách vẽ tượng trưng làm biến dạng…”.

Mặt khác, không lọai trừ những câu nói của E.P. Bờ-la-vát-cai-a có thể được diễn giải hoàn toàn khác và ý kiến cho rằng, logic của chúng tôi yếu họăc chúng tôi xuyên tạc các sự kiện. Nhưng tất cả các nhà họat động tôn giáo ở phương Đông đều biết về các môn đồ nhiệt thành và thậm chí, như họ nói, vẫn gặp gỡ họ. Sự thật về sự hiện hữu hiện tượng xô-ma-chi ở phương Đông khó bác bỏ. Phật có ngoại hình khác biệt cơ bản để thích nghi với đời sống vừa trên cạn vừa dưới nước. Phật nắm một lượng kinh nghiệm to lớn… và v.v… Dù vậy vẫn có một lượng thông tin kha khá cho thấy rằng, logic mô tả trên đây có thể tồn tại dưới dạng giả thuyết.

Nhưng nếu chúng tôi lấy giả thuyết đó làm cơ sở, thì cũng phải lấy giả thuyết về sự tồn tại Quỹ gen nhân loại làm nền tảng. Liệu cái đó có tồn tại thật không ? Chẳng nhẽ song song với chúng ta dưới mặt đất và dưới nước còn có thế giới của những người thuộc các nền văn minh khác nhau ở trạng thái định ? Nhẽ nào Phật đã từ dưới đó đi lên mặt đất ra mắt dân chúng ?

Tổng kết phần nghiên cứu trình bày trong chương này, chúng tôi cố gắng có một kết luận sơ bộ trả lời câu hỏi : Vị Phật cuối cùng và người có con mắt được vẽ trên các đền chùa Tây Tạng là ai ?

Kết quả phân tích ngoại hình của hai vị cho phép nhận định : vị Phật cuối cùng ở giữa người hiện đại và người có hình hai con mắt trên các đền chùa Tây Tạng. Có cả sự thay đổi liên quan tới quá trình chuyển từ đời sống nửa trên cạn nửa dưới nước lên sống trên cạn : thay vì cái mũi hình van (như lỗ thở của loài cá heo) là cái mũi bình thường, không còn mang. Ngoài ra, trong sách của E.P. Bờ-la-vát-cai-a viết rằng : sống trong những căn nhà dưới đất có các môn đồ của chủng tộc thứ Ba (người Lê-mu-ri), chủng tộc thứ Tư (người Át-lan) và chủng tộc thứ Năm (nền văn minh của chúng ta).

Xuất phát từ các nhận định trên, có thể phỏng đoán vị Phật cuối cùng là người Át-lan, còn người có hình vẽ hai con mắt trên các đền chùa Tây Tạng là người Lê-mu-ri hoặc Lê-mu-ri – Át-lan.

0 nhận xét:

Post a Comment