468x1000 Ads

Truyện

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 3 CHƯƠNG CUỐI

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 3: "CÁC BẬC LẠT-MA NÊ-PAN VÀ TÂY TẠNG ĐÃ NÓI GÌ"


Chương 7: Phật là Ai ?



Tại các cửa hàng ở phương Đông lúc nào muốn cũng có thể mua được bức tượng Phật. Giá của chúng rất cao, vì người ngoại quốc nào đến đất nước Phật giáo cũng muốn có vật kỉ niệm là bức tượng Ngài mà được gần như một nửa dân số trái đất tôn sùng.

Thật ngây thơ, nếu tin rằng, các nhà điêu khắc đã truyền đạt chính xác các nét ngoại hình tiêu biểu của Phật. Tất cả lạt ma mà chúng tôi hỏi vẻ bề ngoài của Phật đều nói rằng, nhiều cái là do các nhà điêu khắc và danh họa đã tự ý tạo ra, ví như đôi dái tai trễ xuống.

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 3 CHƯƠNG 6

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 3: "CÁC BẬC LẠT-MA NÊ-PAN VÀ TÂY TẠNG ĐÃ NÓI GÌ"


Chương 6: 
NHỮNG ĐIỀU PHÁT LỘ CỦA LẠT MA BÔN-PÔ.


Ngài lạt ma Bôn-pô sinh sống tại một thị trấn miền Tây Nê pan. Đến đó có thể bằng ô tô hoặc máy bay. Lúc đầu chúng tôi định thuê xe, nhưng Sếch-can đã kịp thời thông báo đường xá ở Nê-pan rất xấu, nếu đi xe có thể mất gần một tuần. Hóa ra là tại đất lở chắn mất đường, thu dọn giải phóng mặt đường gặp rất nhiều khó khăn. 

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 3 CHƯƠNG 5

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 3: "CÁC BẬC LẠT-MA NÊ-PAN VÀ TÂY TẠNG ĐÃ NÓI GÌ"


Chương 5: 
NHỮNG ĐIỀU PHÁT LỘ CỦA LẠT MA BÔN-PÔ.


Ngài lạt ma Bôn-pô sinh sống tại một thị trấn miền Tây Nê pan. Đến đó có thể bằng ô tô hoặc máy bay. Lúc đầu chúng tôi định thuê xe, nhưng Sếch-can đã kịp thời thông báo đường xá ở Nê-pan rất xấu, nếu đi xe có thể mất gần một tuần. Hóa ra là tại đất lở chắn mất đường, thu dọn giải phóng mặt đường gặp rất nhiều khó khăn. 

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 3 CHƯƠNG 4

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 3: "CÁC BẬC LẠT-MA NÊ-PAN VÀ TÂY TẠNG ĐÃ NÓI GÌ"


Chương 4: 
LẦN SAU NGHIÊM TÚC HƠN



- “Ở đâu ra mà ngài biết về xô-ma-chi ?” – vị lạt ma hỏi và chăm chú nhìn tôi. 
– Các đạo sư Ấn Độ đã kể cho chúng tôi. Chúng tôi thấy có nhiều chắc chắn là ở đây, trong các hang động có nhiệt độ ổn định phải có những thân thể đang được bảo quản ở trạng thái bất động, rắn như đá, mà không phải chỉ thuộc nền văn minh chúng ta, mà cả các nền văn minh trước nữa. Đó là một kiểu Quỹ gen nhân loại mà ngài có bổn phận cao cả bảo toàn, thưa ngài lạt ma kính mến.

OAN GIA TƯƠNG PHÙNG: Chương 9


CHƯƠNG 9

“Đối với Chân Lãng, hoặc là phải nhẫn nhịn, hoặc là phải tàn nhẫn.” 
[Trích lời Giả Thược]

OAN GIA TƯƠNG PHÙNG: Chương 8

CHƯƠNG 8

“Cuộc sống có một nửa là những điều xui xẻo, nửa còn lại là để giải quyết những điều xui xẻo đó, gặp phải hắn ta, đó chính là điều xui xẻo mà cả cuộc đời này tôi không thể giải quyết được.” 
[Trích lời Giả Thược]

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 3 CHƯƠNG 3

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 3: "CÁC BẬC LẠT-MA NÊ-PAN VÀ TÂY TẠNG ĐÃ NÓI GÌ"


Chương 3: 
LẠI CHUYỆN VỀ “CON MẮT THỨ BA”.


- “Đạo Phật”,- tôi bắt đầu kể,- “chia mắt thành 5 loại :
1. Mắt bằng xương bằng thịt (fleshly eye), tức hai con mắt bình thường của chúng ta.
2. Mắt tiên tri (divine eye), tức con mắt có thể nhìn xa trông rộng. Nói cách khác, có thể sử dụng con mắt này để nhìn vào Trường thông tin toàn thể và kết quả là có thể dự đoán điều gì đó.
3. Con mắt anh minh (wishdom eye), tức con mắt giúp ta nhìn vào phần hồn của chính mình và phân tích để nhận ra chân lý : sự sống trước hết là tâm hồn chứ không phải thể xác của bạn.
4. Cặp mắt của Dhamma (Dhamma eye), tức cặp mắt giúp thực hiện giáo lý của Đức Phật, mà theo tôi có thể hiểu là khả năng lĩnh hội học thuyết của Đức Phật vốn rất phức tạp.
5. Đôi mắt của Phật (Buddha eye), tức đôi mắt của bậc Thầy. Tôi nghĩ có thể hiểu đó là cặp mắt của con người được bí truyền kinh nghiệm của các nền văn minh trước đây.
– “Sao, con người có thể cùng một lúc có năm con mắt ư ?” – cô gái I-xra-en hỏi. 
– “Theo tôi, “con mắt” trong đạo Phật được hiểu là khả năng cảm nhận và phân tích các trạng thái nội tâm”. 
– “Vậy Đức Phật có đôi mắt như thế nào ?” – cô gái I-xra-en chưa chịu im 
– “Theo như một học giả lớn của Tây Tạng (ngài Minh) cho biết, thì chỉ Đức Phật mới có “con mắt thứ ba”, ở người thường con mắt này kém phát triển. Nhưng “con mắt thứ ba” không bao giờ giống con mắt, ngay của Đức Phật cũng vậy. Nhưng người ta biết có con mắt đó, vì ở vùng trán của ngài từng đợt phát ra tia sáng. Nhờ tia sáng này, Đức Phật đã tập hợp mọi người đến nghe ngài thuyết giáo. Tia phát ra từ trán Đức Phật có thể có năm màu : trắng, xanh lam, xanh lục, vàng, đỏ”. 
– “Ôi, kỳ lạ quá”, – cô gái I-xra-en nói. 
– “Cậu “Nga mới” sau khi nghe Va-len-chi-a dịch liền hỏi. 
– “Trên trán Đức Phật có nguồn ánh sáng à ?” 
– “Theo tôi, đó là hiệu quả biến đổi tâm năng thành năng lượng ánh sang”,- Va-lê-ri Lô-ban-cốp đáp,- “có lẽ mọi người đã nghe nói đến thuật điều khiển từ xa, dùng năng lượng có thể di chuyển, chẳng hạn cái cốc trên bàn. Tựa như vậy, năng lượng tinh thần có thể cho hiệu quả ánh sáng.” 
– “Xin ông kể tỉ mỉ về “con mắt thứ ba”. Dù sao thì tôi đến đây cũng là để phát triển con mắt đó,”- cô gái Ai-len nài nỉ. 
– “Con mắt thứ ba” là một bộ phận của não bộ”,- Va-lê-ri Lô-ban-cốp kể. – “Nếu não tháo lơi các trường xoắn của tâm hồn thì “con mắt thứ ba” điều chỉnh phần cấu thành tâm hồn sang tần số của các trường xoắn. Có thể nói tới ba chức năng của “con mắt thứ ba” :
– Chức năng trí tuệ, tức điều chỉnh sang tần số liên lạc với Đấng Trí Tôn. Hình như các Bậc được bí truyền (ví dụ như E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a) đã sử dụng “con mắt thứ ba” phát triển của họ và có thể tự điều chỉnh sang các tần số của Trường thông tin toàn thể.
– Chức năng tham thiền, tức điều chỉnh sang tần số có cấp độ khác nhau của các trường xoắn của chính tâm hồn mình. Được biết, có 112 kiểu tham thiền, có nghĩa là phải có sự điều chỉnh riêng phù hợp với tần số của mỗi kiểu. 
– Chức năng thị giác bên trong, tức điều chỉnh sang tần số các trường xoắn của các cơ quan khác nhau, kết quả là có thể nhìn thấy bộ phận cơ thể và các căn bệnh của chúng. 
– “Ở trẻ em, “con mắt thứ ba” tồn tại như một cơ quan thô sơ, đó là kỷ niệm về “con mắt thứ ba” đã phát triển ở những người thuộc các nền văn minh trước đây”,- Va-lê-ri tiếp tục kể,- “các vị hãy nhớ lại tư liệu thư tịch Hy Lạp và La Mã cổ đại kể rằng, người Át-lan chỉ nhìn mà có thể di chuyển những khối đá khổng lồ. Hiểu như thế nào đây ? Bằng “con mắt thứ ba” của mình, họ có thể tự điều chỉnh sang tần số các trường của đá và tháo lơi các trường xoắn, sao cho chúng ngăn cản lực hấp dẫn. Lúc đó, khối đá như thể nhẹ đi, còn sau khi thay đổi hướng tháo lơi các trường xoắn của đá có thể di chuyển chúng”. 
… 
– “Để giải đáp câu hỏi “con mắt thứ ba” đã phát triển và thái hóa như thế nào cần phải biết lịch sử phát triển các chủng tộc loài người. Sách báo nói về vấn đề này chủ yếu như nhau cả, chỉ có E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a trong cuốn “Học thuyết bí ẩn” là nói rõ hơn cả. Với E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a khái niệm “chủng tộc loài người” được hiểu không phải là các dân tộc mà là các nền văn minh. Chẳng hạn chủng tộc thứ Nhất đó là nền văn minh của những con người trên trái đất. Trong cuốn sách đề cập nguồn kiến thức của mình, bà viết như thể có ai đó đọc cho bà ghi. Bà hoàn toàn tin rằng, thông qua bà, Đấng Trí Tôn đã chuyển cho người ngày nay các dữ liệu về lịch sử phát triển loài người trên trái đất. Tôi không có cơ sở để không tin bà, bởi những gì bà đã viết trong cuốn sách của bà trùng khớp với các và thông tin khoa học. Đây là một công trình cơ bản nhất. Bờ-la-vát-cai-a viết rằng, trước chúng ta, trên trái đất có bốn chủng tộc người. Chủng tộc chúng ta là thứ Năm. 
… 
– “Như vậy là trên trái đất, theo Bờ-la-vát-cai-a đã có năm chủng tộc người, chúng ta là thứ Năm”,- tôi nói tiếp.- “Sự sống trên trái đất xuất hiện do vật chất cô đặc mấy triệu năm về trước. Con người, động vật và thực vật xuất hiện đồng thời”. Chủng tộc sau có nguồn gốc từ chủng tộc trước :
Chủng tộc người đầu tiêngọi là “tự sinh” đã xuất hiện trên trái đất dưới dạng những thể nhẹ nhàng do thế giới tâm linh tức thế giới của năng lượng tinh thần cô đặc. Đó những người giống như thiên thần, có thể dễ dàng đi qua tường và các vật rắn khác. Trông họ như các hình hài không xương thịt, tự phát sáng như ánh trăng và có chiều cao 40 – 50 mét. Vật thể mềm mại nguyên sinh của con người thuộc chủng tộc thứ Nhất được cấu tạo không bằng thứ vật chất như của người trần mắt thịt chúng ta, nó có tính sóng nhiều hơn. Họ là những người một mắt; chức năng con mắt duy nhất này lại thuộc cái tương tự “con mắt thứ ba” đảm nhiệm việc liên hệ từ xa với thế giới xung quanh và Đấng Trí Tôn. Người chủng tộc đầu tiên sinh sản vô tính, bằng cách phân chia và đâm chồi. Họ không có ngôn ngữ, giao tiếp bằng cách “truyền ý nghĩ”. Họ có thể sống ở mọi nhiệt độ.
Chủng tộc thứ Hai, gọi là “người không xương”, xuất hiện thay thế chủng tộc đầu tiên. Những người này cũng giống ma, nhưng đặc hơn chủng tộc thứ Nhất. Họ cũng chỉ có một mắt và giao tiếp bằng cách truyền ý nghĩ. Người chủng tộc thứ Hai vàng óng ánh. Sinh sản bằng cách đâm chồi và hình thành bào tử, nhưng cuối giai đoạn sống của chủng tộc người thứ Hai xuất hiện người ái nam, ái nữ tức là người đàn ông và người đàn bà ở trong cùng một thân thể.
Chủng tộc người thứ Ba, gọi là “Lê-mu-ri”, thay thế chủng tộc người thứ Hai, chia thành Lê-mu-ri sơ kỳ và Lê-mu-ri hậu kỳ.
Người Lê-mu-ri sơ kỳ cao đến 20 mét và thể xác của họ đặc hơn nhiều nên không thể gọi như ma được nữa. Họ có xương. Người lưỡng giới này tích lũy dần các dấu hiệu nam tính, trường hợp khác dấu hiệu nữ tính, kết quả là có sự phân chia giới và xuất hiện sinh sản sinh dục. Người Lê-mu-ri có hai mặt và bốn tay. Hai mắt ở phía trước, “con mắt thứ ba” ở đằng sau như thể họ có hai bộ mặt vậy. Hai tay “phục dịch” phần trước thân thể, hai tay “phục dịch” phần sau. Hai con mắt phía trước có chức năng thị giác, mắt sau chủ yếu là thị giác tinh thần. Họ có màu vàng óng ánh. Giao tiếp bằng cách truyền ý nghĩ.
Lê-mu-ri hậu kỳ hoặc Lê-mu-ri – Át-lan là những người phát triển cao hơn cả trên trái đất, có trình độ công nghệ rất cao. Ví dụ công trình của họ có thể bao gồm tượng Nhân sư ở Ai Cập, khu phế tích khổng lồ Xô-lu-bê-ri (nước Anh), một số tượng ở Nam Mỹ, v.v… Chiều cao người Lê-mu-ri hậu kỳ là 7-8 mét. Họ có hai mắt và hai tay. “Con mắt thứ ba” tụt vào trong sọ. Nước da có màu vàng hoặc đỏ. Họ nói thứ tiếng đơn âm mà hiện nay dân chúng vùng Đông-Nam của trái đất vẫn sử dụng. E. Bờ-la-vát-cai-a cho rằng con cháu của người Lê-mu-ri hậu kỳ là thổ dân đầu phẳng của Châu Úc, họ đã sống sót và phát triển theo hướng hoang hóa trên lục địa Úc biệt lập từ thời xa xưa.
Chủng tộc thứ Tư là người Át-lan. Người Át-lan có hai mắt thể chất, còn “con mắt thứ ba” nằm sâu trong sọ, nhưng hoạt động tốt. Họ có hai tay. Cao 3 – 4 mét, nhưng đến cuối giai đoạn sinh tồn của người Át-lan, họ nhỏ đi. Một bộ phận người Át-lan có màu da vàng, một bộ phận màu đen, một bộ phận nâu và một bộ phận màu đỏ. Vào các thời kỳ cuối cư dân Át-lan-tích phần lớn là người Át-lan da vàng và da đen, họ đánh nhau thường xuyên. Ban đầu họ nói thứ tiếng ngưng kết, hiện giờ một vài bộ lạc thổ dân Nam Mỹ vẫn dùng. Sau này phát triển dần thành ngôn ngữ biến hình tức ngôn ngữ phát triển cao, là cơ sở của các ngôn ngữ hiện đại. Ngôn ngữ biến hình của người Át-lan là gốc gác của tiếng Phạn bây giờ là ngôn ngữ thần bí của các Bậc được bí truyền.
Nền văn minh của người Át-lan khá cao. Họ tiếp nhận kinh nghiệm bằng cách nhập vào Trường thông tin toàn thể, họ biết thôi miên từ xa, truyền ý nghĩ qua khoảng cách, có thể tác động lên lực hấp dẫn, có các thiết bị bay (vi-ma-na), xây dựng các ngẫu tượng bằng đá trên đảo Pát-khi, kim tự tháp Ai Cập và nhiều đài kỷ niệm thời cổ đại thần bí khác.
Chủng tộc người thứ Năm, tức chủng tộc chúng ta, trong thư tịch thần bí gọi là chủng tộc A-ri-ăng, xuất hiện khi vẫn còn người Át-lan hậu kỳ. Một bộ phận lớn chủng tộc thứ Năm trở nên hoang dã và không thể sử dụng kinh nghiệm của người Át-lan để tự phát triển. Người chủng tộc thứ Năm ban đầu cao đến 2 – 3 mét, sau nhỏ dần. “Con mắt thứ ba” hoàn toàn không còn chức năng gì, kết quả là mất liên lạc với Trường thông tin toàn thể và không thể sử dụng được những kinh nghiệm thu nhận được từ đó. Người chủng tộc thứ Năm dần dần có ngoại hình của người ngày nay. 
… 
– “Vậy là hai chủng tộc đầu tiên (người một mắt)”, – tôi nói tiếp,- “chỉ có cái mà ta gọi là “con mắt thứ ba” và chỉ sử dụng mỗi cái đó trong cuộc sống. Chủng tộc thứ Ba (có hai mặt) ngoài “con mắt thứ ba” ở sau gáy còn có hai mắt thể chất phía trước được dùng để nhìn thế giới vật thể và hỗ trợ “con mắt thứ ba”. Ở người chủng tộc thứ Tư (người Át-lan), “con mắt thứ ba” tụt vào trong sọ nhưng chức năng vẫn còn.. Đến chủng tộc thứ Năm (chúng ta), “con mắt thứ ba” còn lại là cơ quan thô sơ gọi là đầu xương. Nhưng có xu hướng là chủng tộc chúng ta lại phát triển “con mắt thứ ba”. Người Át-lan khi cảm thấy “con mắt thứ ba” thái hóa đã cố kích thích nhân tạo. Còn chúng ta bây giờ cũng có trường lớp dạy tham thiền, mà như chúng ta biết, chính là để phát triển chức năng của “con mắt thứ ba”. Và chị đến đây cũng là để tăng cường hoạt động của “con mắt thứ ba” của mình”,- tôi nói và nhìn sang cô gái người Ai-len. 
… 
– “Tại sao lại gọi là “con mắt thứ ba”, nếu nó nằm trong sọ ? “– cô gái Ai-len hỏi. 
– “Các nhà giải phẫu thấy rằng, trong quá trình phát triển phôi, “con mắt thứ ba” đã hình thành theo đúng kiểu con mắt”.
Chuyện đó rõ quá, vì hai chủng tộc đầu tiên chỉ có mỗi một mắt, chính con mắt mà chúng ta gọi là “thứ ba” đấy. E. Bờ-la-vát-cai-a cũng đã chỉ ra điều đó. Tâm linh phát triển càng cao thì đầu xương, vốn là “con mắt thứ ba”, càng phát triển.

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 3 CHƯƠNG 2

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 3: "CÁC BẬC LẠT-MA NÊ-PAN VÀ TÂY TẠNG ĐÃ NÓI GÌ"

Chương 2: 
CÓ THỂ LÀM CON NGƯỜI SỐNG LẠI ĐƯỢC KHÔNG

Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã xem bộ phim về Chúa Giê-su, cảnh ngài ra hiệu bằng tay làm người ta sống lại hoặc chữa lành bệnh. Dưới ánh sáng những kiến thức thu nhận được trong chuyến đi thám hiểm và thành tựu khoa học hiện đại, chúng ta cần hiểu hiện tượng đó như thế nào ?

Logic có thể hình dung được là: Giê-su (nhà tiên tri) có thể mang linh hồn của người thuộc nền văn minh trước đây và có tiềm năng tinh thần cao hơn, đã dùng các trường xoắn mạnh mẽ, tích cực của mình tháo lơi các trường xoắn tiêu cực (là đặc trưng của bệnh tật và chết chóc) về phía tích cực. Nói bằng ngôn ngữ nhà Phật, ngài đã giải phóng tâm hồn và thể xác người ta khỏi tâm năng tiêu cực. Thể astral của linh hồn giải thoát khỏi các trường xoắn ngay lập tức tác động đến sự chuyển hóa của các mô và qua đó cơ thể hết bệnh. Hồn sau khi lìa khỏi thân xác do chết, có thể quay lại cơ thể và làm nó sống lại. Có lẽ các nhà ngoại cảm và những người chữa bệnh kiểu tương tự như vậy đã áp dụng nguyên lý đó.

Giê-su đã sử dụng mãnh lực nào để chiến đấu với tâm năng tiêu cực ? Sự hồi sinh khác với hiện tượng ra khỏi trạng thái xô-ma-chi ở chỗ nào ? Cơ chế hồn nhập lại thân xác như thế nào ?

Sếch-can A-ri-en, thành viên người Nê pan của đoàn thám hiểm khuyên chúng tôi đến gặp ngài Minh Ba-xa-đu Sa-ki-a để nghe giải đáp các thắc mắc đó. Ông này được coi là chuyên gia lớn trong lĩnh vực giáo lý về đức từ bi. Khi đó, tôi chưa cho rằng, cái từ thường gặp trong sinh hoạt đời thường đó – lòng thương cảm – lại có một vai trò to lớn, không những trong chữa bệnh, mà cả trong những vấn đề sinh và tử. 
– “Đức từ bi ở đây thì có liên quan gì ? “– chúng tôi hỏi Sếch-can. 
– “Đức từ bi là một khoa học lớn ở phương Đông. Có nhiều quan điểm xung quanh vấn đề này. Gặp ông ấy các vị sẽ thấy”,- Sếch can đáp.

Ngài Minh không cao, rất niềm nở, nói tiếng Anh tốt và rõ ràng. Chúng tôi không có mục đích nghiên cứu khoa học có tên là “đức từ bi”, bởi vậy, chúng tôi đưa ra những câu hỏi cụ thể và rõ ràng. Ngài Minh đã giải đáp rành mạch. 
… 
– “Đây là hai con mắt có hình vẽ trên các đền chùa ở nước của ngài. Trên cơ sở cặp mắt này, áp dụng phương pháp phân tích khoa học, chúng tôi đã dựng lại hình ảnh người có hai con mắt này. Ai đó, Đức Phật à, thưa ngài ?” – tôi hỏi. 
– “Không, đây không phải Đức Phật”,- ngài Minh trả lời.- “Đây là cổ nhân thuộc thời đại xa xưa lắm rồi”. 
… 
– “Mãnh lực của lòng từ bi là gì, thưa ngài ?” 
– “Lòng từ bi là sức mạnh tinh thần mang tính thiện nhất, ln lao nhất. Trong đời sống của con người, trong những việc tốt mãnh lực này có vai trò to lớn”,-ngài Minh đáp.

– “Có thể coi khi Giê su làm người sống lại và chữa bệnh, ngài đã sử dụng sức mạnh của lòng từ bi không ?” – tôi hỏi. 
– “Vâng, đúng như vậy, chỉ nhờ sức mạnh của tình thương cảm mới có thể xua đuổi mãnh lực tinh thần tiêu cực ra khỏi con người. Giáo dục tình thương cảm nơi con người trên phạm vi toàn cầu có vai trò vô cùng lớn lao trong việc bảo toàn nhân loại trên trái đất”,-ngài Minh trả lời. 
– “Xin ngài giải thích rõ những luận điểm cơ bản của giáo lý về đức từ bi”. 
– “Có thể phân đức từ bi ra hai phương diện : từ bi sáng suốt và từ bi thiếu minh mẫn. Loại từ bi thứ hai dẫn đến ghen tuông, đố kị, độc ác. Mà mãnh lực, ví dụ của sự ghen tuông thì các ngài biêt rồi đó : bao nhiêu cuộc chiến chỉ vì ghen tuông…”

– “Lòng từ bi với xô-ma-chi có mối liên hệ như thế nào, thưa ngài ?” 
– “Nhập xô-ma-chi bằng cách tham thiền, xua đuổi mọi mãnh lực tiêu cực ra khỏi thể xác và tâm hồn. Các sức mạnh tiêu cực còn có thể xua đuổi được bằng sức mạnh của lòng thương cảm. Điều này thật quan trọng : sức mạnh của lòng từ bi có khả năng xua đuổi các mãnh lực tiêu cực, làm thanh khiết thể xác và tâm hồn” . 
– “Thương cảm ai, thưa ngài ?” 
– “Có hai loại thương cảm : từ bi đối với một đối tượng nhất định và thương cảm nói chung. Loại thương cảm thứ nhất làm con người sống lại hoặc dẫn dắt người ta nhập định trong một thời gian ngắn. Loại thứ hai : từ bi với nhân loại nói chung, quan tâm tới vận mệnh của loài người. Lòng thương cảm này có khả năng đưa người ta nhập xô-ma-chi sâu khi mà thể xác sẽ được bảo toàn hàng nghìn và hàng triệu năm”.

– “Như vậy là”,-tôi nói,”- sức mạnh tốt lành của lòng từ bi có tính chất tổng hợp: nó có thể là yếu tố chữa bệnh, có thể trả lại phần hồn cho thể xác – làm thân thể sống lại, đồng thời đưa vào trạng thái xô-ma-chi, kể cả gia nhập xô-ma-chi sâu với mục đích gia nhập Quỹ gen nhân loại. Có lẽ sức mạnh của lòng từ bi tháo lơi trường xoắn về phía tích cực, vặn trường xoắn tiêu cực về phía tích cực. Làm thế nào để tăng mãnh lực của lòng từ bi để nó có tác dụng chữa bệnh mạnh hơn, thưa ngài ?” 
– “Quan trọng là phải biết phân biệt lòng từ bi chân chính với không đích thực”,-ngài Minh nhận xét.- “Nhiều người làm ra vẻ thương cảm, song thực tế chỉ là mánh khoé, giả vờ, loại từ bi này không có tác dụng tâm thần và chữa bệnh. Lòng từ bi thật sự có sức mạnh tốt lành lớn lao. Trong trường tôi dạy lòng từ bi. Các môn sinh của tôi, sau khi đã học cách thương cảm chân chính đã có ảnh hưởng tốt và tác dụng chữa bệnh đối với những người xung quanh. Ở bên những con người đó thật dễ chịu.” 
… 
– “Những người trong ngành y chúng tôi”,- tôi tiếp tục,- “đặc biệt quan tâm tới khả năng làm con người sống lại. Như tôi hiểu qua câu chuyện của chúng ta, lòng từ bi chân chính có sức mạnh xua đuổi tâm năng tiêu cực ra khỏi cả thể xác đã chết, sau đó hồn vẫn có thể quay lại với cơ thể. Nhà ngoại cảm tôi quen Ô-lếch A-đa-mốp ở thành phố chúng tôi có tiếng chữa bệnh tài nghệ nói rằng, thể xác người chết có trường sinh học mà nhà ngoại cảm nhận biết được. Nhưng trường sinh học của người chết, theo lời ông ấy, tỏa ra toàn bệnh hoạn. Từ đây suy ra, không phải mọi thành phần của linh hồn đều rời bỏ thân thể ngay sau khi phần xác chết, mà chúng thể xác không thể hoạt động được. Xin ngài cho biết, liệu có thể dùng sức mạnh của lòng từ bi để sửa đổi trường sinh học bệnh hoạn của người chết và sau đó trả hồn về với thể xác, tức là làm người đó sống lại được không ?” 
… 
– “Nếu thể xác bị hủy hoại nặng do chấn thương hoặc bệnh tật và không còn hoạt động được nữa thì hồn không bao giờ trở lại với thân xác. Thể xác là gì ? Thể xác là “công cụ của hồn”. Nói một cách hình tượng : nếu “công cụ” đó được chỉnh lại thì hồn có thể quay lại, nếu “công cụ” hỏng hoàn toàn thì hồn không bao giờ trở lại với thể xác. Hồn đã lìa khỏi xác không dễ gì lấy lại. Hồn đã được tự do, nó chẳng coi trọng thể xác lắm, vì hồn bất tử, nó có nhiều cuộc đời, tức nhiều biến hóa. Người Châu Âu các vị không hiểu được rằng, con người trước hết là hồn chứ không phải xác…”- ngài Minh nói 
– “Nhưng không được coi nhẹ vai trò của phần xác ! Nó đã được tạo hóa tạo nên trong quá trình tiến hóa lâu dài và, diễn tả bằng cách nói của ngài, là một “công cụ” rất phức tạp và đắt tiền…” 
– “Không được hạ thấp vai trò của thể xác trong trạng thái xô-ma-ch”i,- ngài Minh cắt ngang. 
– “Tôi hiểu nhập xô-ma-chi toàn những người khỏe mạnh, những “công cụ” tốt nhất của phần hồn đã được thanh lọc khỏi tâm năng tiêu cực. Ngoài ra, thân thể con người trong trạng thái xô-ma-chi đóng một vai trò vĩ đại là tạo dựng Quỹ gen nhân loại”,- tôi thốt lên 
– “Khi nhập xô-ma-chi hồn không biến hóa vào thân xác khác, mà chờ đợi để quay lại với thân xác của mình. Hồn giữ liên lạc chính là với phần xác đó hàng trăm, hàng nghìn và hàng triệu năm. Khi có quyết định là hồn phải quay về với thân xác, lúc đó thân thể sẽ sống lại”,- ngài Minh trả lời.

– “Ai quyết định hồn phải trở lại với thân xác ?” 
– “Đấng Trí Tôn. Lúc đó phải xem xét nhiều yếu tố : điều kiện sống trên trái đất, tình trạng của thân thể và các vấn đề khác. Trong việc này có sự đóng góp tích cực của phần hồn”. 
– “Trong văn học thần bí chẳng hạn của Bậc được bí truyền E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a có khái niệm “sợi chỉ bạc” nối phần hồn với phần xác đã chết trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu “sợi chỉ bạc” bị đứt thì hồn sẽ không tìm được thể xác. Liệu “sợi chỉ bạc” có thể bảo toàn nghìn và triệu năm trong trạng thái xô-ma-chi không, thưa ngài ?” – Va-lê-ri Lô-ban-cốp hỏi. 
– “Vâng, trong trạng thái nhập xô-ma-chi, hồn luôn luôn liên hệ với thể xác của mình, dù xô-ma-chi có kéo dài bao lâu đi nữa”,- ngài Minh đáp. 
– “Vậy hồn còn liên hệ với phần xác trong bao lâu, sau khi thân thể đã chết ?” – tôi hỏi. 
– “Tôi khó giải đáp câu hỏi này”,- ngài Minh đáp,- “Nhưng tôi biết con người chỉ có thể hồi sinh trong vòng bốn ngày sau khi chết. Xác chết không được để lạnh như trong nhà xác vẫn làm và cũng không được để nơi có độ dương. Khi xác chết bị ướp lạnh, các tinh thể băng nhỏ li ti phá hủy các tế bào của cơ thể, còn để ở nơi ấm, thân xác dễ bị phân hủy. Trong cả hai trường hợp không thể làm người sống lại”.

– “Nhiệt độ nào thích hợp nhất để bảo quản xác chết trong thời gian bốn ngày ?” – Va-lê-ri Lô-ban-cốp hỏi. 
– “Nhiệt độ gần với số không …” 
– “Khi mổ loại bỏ vảy cá mắt, bác sĩ nhãn khoa vĩ đại người Nga Vờ-la-đi-mia Pết-nô-vích Phi-la-tốp, đã ghép giác mạc của một tử thi được bảo toàn trong thời gian 3-4 ngày ở nhiệt độ +4oC. Liệu ông ta có dựa vào nguyên lý mà ngài vừa nói không ? Phải nói V.P. Phi-la-tốp là người hiểu biết rộng về tôn giáo”. 
– “Có thể lắm”,- ngài Minh đáp.- “Xin ông lưu ý nhiệt độ gần điểm không là điều kiện bắt buộc để bảo toàn thân thể trong trạng thái xô-ma-chi”. 

Dù sao tôi vẫn thấy có mối liên hệ nào đó giữa sự sống lại và xô-ma-chi. Trong trạng thái xô-ma-chi thân thể được thanh lọc khỏi năng lượng tiêu cực, tức là trường xoắn được tháo lơi về phía tích cực. Khi chết thân thể người ta bị nhồi đầy năng lượng tiêu cực (như nhà ngoại cảm Ô-lếch A-đa-mốp từng nói). Chỉ cần dùng tâm năng thiện tháo lơi các trường xoắn tiêu cực sau khi chết là tử thi chuyển sang trạng thái tựa như xô-ma-chi và hồn lại quay về. Bởi có phải ai cũng chết vì những tổn thương nặng, chẳng hạn ung thư có di căn, não bị phá hủy v.v… Rất nhiều trường hợp người ta chết vì sốc quá mẫn, choáng, sốc do bị nhiễm độc… khi mà các biến đổi trong cơ thể khả hồi. Hoặc tim ngừng đập do sốc điện. Thậm chí ngay với trường hợp nhồi máu cơ tim không phải lúc nào mổ xác cũng tìm thấy dấu hiệu hoại thư cơ tim. Trong các trường hợp như vậy tiến hành hồi sinh trong vòng 4 ngày, bảo quản tử thi ở nhiệt độ +4oC là hợp lý. Nhưng nhờ sức mạnh nào có thể tháo lơi các trường xoắn của tử thi về phía tích cực, thưa ngài ?

– “Nhờ sức mạnh của lòng từ bi”,- ngài Minh đáp 
– “Thế lòng từ bi có đủ mạnh không ?” – tôi hỏi 
– “Có thể tằng cường bằng cách tham thiền”. 
– “Nhưng trong thực tiễn y học phương Đông không thấy nhiều trường hợp hồi sinh…” 
– “Vâng, đúng như vậy”. 
– “Có thể nên làm các máy tăng tần số siêu cao để nâng cao hiệu quả năng lượng thiện của lòng từ bi. Tiếc thay, nền văn minh của chúng ta đã để mất chức năng “con mắt thứ ba”, mà hình như đã có chức năng giống như cái máy phát vừa nêu,- Va-lê-ri nói và tôi cũng ủng hộ anh ta. Có lẽ các nền văn minh trước đây có nguồn năng lượng sinh học phát triển hơn và “con mắt thứ ba” hoạt động tốt nên có thể việc tiến hành hồi sinh người của họ kết quả hơn. Việc hồi sinh con người trong vòng bốn ngày sau khi chết đối với họ là chuyện thường, giống như ta tiến hành hồi sức trong thời gian 3 – 5 phút sau khi chết”.

– “Tôi biết ít về lịch sử nhân loại. Về vấn đề này Bậc được bí truyền của các vị là Bờ-la-vát-cai-a đã viết tỉ mỉ trong cuốn “Học thuyết bí ẩn”,- ngài Minh đáp. 
– “Những điều ngài vừa nói dẫn đến một kết luận”,-tôi chưa định im,-“ việc ghép các bộ phận và mô có thể tiến hành trong vòng bốn ngày sau khi chết, bảo quản thi thể ở nhiệt độ gần điểm không. Tôi lại sực nhớ thiên tài của V.P. Phi-la-tốp. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra với phần hồn, khi cấy một bộ phận lớn (gan, tim, …), bởi một bộ phận phải mang các yếu tố của sinh trường ?” 
– “Mọi cái đều phụ thuộc vào mãnh lực của linh hồn”,- ngài Minh bắt đầu câu chuyện,- “Nếu linh hồn của người được ghép yếu ớt thì sinh trường của bộ phận dùng để ghép có thể ảnh hưởng mạnh mẽ. Trong giáo lý của chúng tôi có khái niệm “hồn tiến hóa”. Tôi lấy một ví dụ đã được mô tả trong sách. Mi-nhê-ra-pa là người theo phái yoga nổi tiếng ở Tây Tạng, nhìn thấy cảnh con trai của người thầy ông ta là Máp-pa chết trong một tai nạn xe hơi. Thân thể người con trai này bị hủy hoại nặng và không thể sống được nữa. Thấy thế Map-pa dùng sức mạnh của yoga chuyển hồn người con trai vào thân thể người nông dân đang đi qua đấy. Người nông phu trở thành như cậu con trai của Máp-pa. Phần hồn trước đây của người nông dân, nói một cách hình tượng, “bị đuổi khỏi” phần xác, vì yếu hơn. Con trai của Máp-pa ở trong người khác, nhưng vẫn cảm thấy mình không phải anh nhà nông mà là con trai của thầy dạy yoga”.

– “Như vậy là Máp-pa đã giết bác nông dân, giải thoát phần xác của bác ta cho phần hồn của con trai mình ?” 
– “Máp-pa đã gửi hồn của bác nông dân lên trời, bởi vai trò của bác ta trong đời sống trần gian nhỏ hơn của con trai ông”- ngài Minh giải đáp.

Tới đây xin phép được bổ sung dữ liệu do chuyên gia trường vật lý, tôi và Va-len-chi-na Ia-cốp-lê-va soạn
Sinh, tử và xô-ma-chi có nhiều nguyên tắc chung và đồng thời hoàn toàn đối lập. 

Khi Sinh : đứa trẻ được truyền sang một số bộ phận cấu thành phần linh hồn, tức là các trường có tần số thấp đảm bảo thể xác hoạt động theo kiểu “người thực vật”.

Với cái hít vào đầu tiên của đứa bé, hồn nhập vào thể xác bé, nó cho khởi động thể trí (khả năng suy nghĩ, tư duy), bộ phận đầu thai của linh hồn (trí nhớ về các kiếp trước), v.v… Não bộ bắt đầu hoạt động và tháo lơi các trường xoắn của linh hồn. Con người trở nên con người. Đứa bé chưa phải là đứa con của bạn, vì còn phụ thuộc hồn nào sẽ nhập vào nó.

Sự phát triển tinh thần của con người thuộc nền văn minh của chúng ta bắt đầu từ số không. Ví sao vậy ? Nền văn minh trước đây của người Át-lan đã sử dụng các kinh nghiệm tiếp thu được, do tiếp cận với Trường thông tin toàn thể, không chỉ vào việc Thiện, mà cả điều Ác. Vì thế, khi nhập vào thể xác đứa trẻ của nền văn minh chúng ta, hồn tách khỏi trường thông tin toàn thể. Đấy chính là biểu hiện của nguyên lý “SoHm” – hãy tự thể hiện mình. Hồn của con người ngày nay chỉ có những khả năng, tức tiềm năng khởi thủy, do các kiếp trước định đoạt (luân hồi). Những đứa trẻ thiên tài là do khi sinh ra thể xác đã thu nạp cái hồn chưa mất hẳn mối liên hệ với Trường thông tin toàn thể, tức nhiều hay ít có sự vi phạm nguyên tắc “SoHm”.

Khi Chết : hồn lìa khỏi xác, vẫn liên hệ với thân thể, có lẽ trong thời hạn 40 ngày. Mối liên hệ này, mà nhờ đó, hồn có thể tìm ra xác được gọi là “sợi chỉ bạc”. “Sợi chỉ bạc” – đó là nguyên tắc của Đấng Trí Tôn, cho phép hy vọng đến cùng hồn sẽ quay về với thân xác của nó. Khi ngủ say, hồn “dạo chơi”, nhưng vẫn giữ “sợi chỉ bạc” với thân xác. Bởi vậy, không nên đánh thức đột ngột người đang ngủ say, vì hồn có thể không kịp tìm ra xác của mình. Cũng vì lý do đó, đánh thức con trẻ là có tội.

Ba ngày sau khi chết đến lượt thể acther ra đi, chín ngày sau là thể astral. Thể xác có thể sống lại, nếu hồn quay lại đó. Não có nhiệm vụ tháo lơi các trường xoắn của linh hồn không thể hoạt động thiếu phần hồn. Bảo toàn thể xác, trước tiên là bộ não, có thể thực hiện được ở nhiệt độ +4oC. Nhiệt độ +4oC thường thấy ở nơi hang động : ở nhiệt độ này nước trở nên đậm đặc hơn.

Trong trạng thái xô-ma-chi : “sợi chỉ bạc” nối phần hồn với phần xác được bảo toàn vô thời hạn hàng nghìn, hàng triệu năm. Việc kéo dài thời hạn xô-ma-chi không chỉ phụ thuộc vào mức độ bảo toàn của thể xác mà còn do Đấng Trí Tôn quyết định giữ hay cắt đứt “sợi chỉ bạc” nối phần hồn với phần xác.

Có thể kéo dài trạng thái xô-ma-chi ở nhiệt độ +4oC hay gặp trong hang động và dưới nước. Hình như có được trạng thái bất động như đá (tức rắn lại) là do trạng thái nước trong mô thay đổi. Ở nhiệt độ +4oC nước không chỉ có độ đậm đặc hơn cả mà còn chuyển sang một trạng thái đặc biệt. Ta biết nước có ba dạng : lỏng, khí và rắn. Nhiều khả năng là ở trạng thái xô-ma-chi như Va-len-chi-na Ia-cốp-lê-va quan niệm, nước chuyển hóa sang dạng thứ tư mà khoa học chưa biết tới. Chính trạng thái thứ tư của nước trong mô đã làm ngưng mọi quá trình trao đổi chất và chuyển các mô của người sang trạng thái rắn hơn, mà không phá hủy các tổ chức này. Các trường xoắn tích cực có khả năng chuyển nước của cơ thể sang trạng thái này dưới tác dụng của tham thiền, có thể chuyển thông tin về sự biến đổi trạng thái nước và ngừng chuyển hóa.

Nước chuyển thông tin như thế nào ? Xung quanh vấn đề này có nhiều giả thuyết. Nhưng chắc là có một nguyên tắc truyền tin rất sâu kín. Chúng ta biết rằng vũ trụ gồm chủ yếu là nước. Trường thông tin toàn thể, mà chủ yếu có tính chất sóng, hình như cũng có liên hệ với sóng. Có thể dự đoán rằng, việc truyền tin bằng sóng được thực hiện thông qua hydro của nước. Các trường xoắn của linh hồn có lẽ cũng có thể tác động lên khinh khí của nước.

Khi Luân hồi : hồn nào yếu hơn sẽ bị “đuổi” khỏi thể xác và một hồn khác mạnh mẽ hơn sẽ thế chỗ. 
… 
– “Theo ngài, con người ngày nay thiếu cái gì ? “– tôi hỏi 
– “Con mắt thứ ba”.

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 3 CHƯƠNG 1

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 3: "CÁC BẬC LẠT-MA NÊ-PAN VÀ TÂY TẠNG ĐÃ NÓI GÌ"

Chương 1: NHẬP XÔ-MA-CHI NHƯ THẾ NÀO

Từ Đê-li chúng tôi bay đến Cát-man-đu, thủ đô của Nê-pan. Đón chúng tôi ở sân bay là Va-lê-ri Lô-ban-cốp và Va-len-chi-na Ia-cốp-lê-va, hai thành viên đoàn thám hiểm của chúng tôi. Họ làm việc ở nước này đã hơn một tuần. Cùng với họ có Sếch-can A-ri-en, một trong các thành viên đoàn thám hiểm người Nê-pan, nhà vật lý có tên tuổi của nước này, giảng viên trường Đại học Tổng hợp Nê-pan. Theo lời giới thiệu của hội đồng nghiên cứu Nê-pan thì đó là một người am hiểu tín ngưỡng Tây Tạng và có khả năng phân tích các dữ liệu tôn giáo trên quan điểm của vật lý học hiện đại. Ông ta nói tiếng Anh thông thạo.

Va-lê-ri, Sếch-can và Va-len-chi-na đã bố trí vài buổi gặp gỡ với các nhân vật mà chúng tôi quan tâm. Nhân đây họ cho biết là: có lẽ sẽ khó nói chuyện cởi mở với các lạt ma Tây Tạng.

Chuyện là phần lớn các lạt ma có tước vị đã di tản đến Nê-pan từ Tây Tạng vào năm 1949 khi Tây Tạng sáp nhập vào Trung Quốc. Họ không còn tin vào những ai quan tâm tới các kinh nghiệm của họ, bởi lẽ bất kể trường hợp nào, thì những kinh nghiệm đó cũng gắn với quá khứ bi thảm của họ. Tới giờ họ vẫn sợ khủng khiếp, họ sợ lời nói dối, những khẩu hiệu đẹp đẽ về bình đẳng cho mọi người, nhưng đằng sau đó lại ẩn giấu sự tàn phá và chết chóc.

Đầu tiên chúng tôi gặp thiền sư xuất sắc Sam-bu Kha-pa, lãnh đạo Trung tâm Thiền ở Cát-man-đu. Theo lời của Sếch-can, vị này không nắm kinh nghiệm cổ đại sâu sắc như các lạt ma khác, nhưng ngày nào cũng dạy Thiền, có thể giúp nhập xô-ma-chi và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 
… 
Thiền sư cho biết, thông qua thiền có thể đạt được trạng thái xô-ma-chi. Học thuyết về thiền xuất hiện ở Tây Tạng và từ đó tỏa ra khắp thế giới. Tham thiền là tập trung tư tưởng vào một đối tượng nào đó hoặc không sử dụng đối tượng. Tự mình bắt đầu tập thiền khó, cần phải theo học tại một trường chuyên.

Khi tham thiền, người ta nhập vào phần tinh thần bên trong. Lúc này người ta có khả năng cảm nhận từng phần trong cơ thể mình, có thể cùng một lúc cảm nhận được toàn thân thể, có thể theo dõi mọi biến đổi trong cơ thể từng phần giây một. Trong trạng thái xô-ma-chi, người ta ý thức cuộc sống sâu sắc hơn, có thể tìm ra con đường đi của đời mình, nhận ra rằng thể xác là công cụ của linh hồn. Sau khi tham thiền, người ta khẳng định : chẳng tội gì phải thay trâu vác cày chỉ vì vài cái chuyện thiếu thốn vật chất, ví dụ thiếu tiền, kết quả con người trở nên hiền hòa là mục đích chính của thiền. 
… 
Tiếp theo, thầy chia thiền ra ba giai đoạn:

1. Sơ thiền : khi đạt được đạo lý sâu sắc 
2. Định (tức xô-ma-chi) : khi hồn lìa thân thể chuyển sang trạng thái bất động rắn như đá 
3. Bát nhã : khi đạt được sự anh minh chân chính trong ý thức về sự sống trong vũ trụ.

– “Trạng thái xô-ma-chi có những đặc điểm gì thưa Thầy ?” Do you follow my mind ? – tôi hỏi 
– “Yes,”-thiền sư đáp,- “Để nhập xô-ma-chi, cần rũ bỏ tâm năng tiêu cực. Điểm này rất quan trọng, tâm hồn và thể xác phải giải thoát ra khỏi những gì tiêu cực. Bên Mỹ đang nghiên cứu khả năng bảo quản thân thể trong nhiều năm để sau đó con người có thể sống lại. Song họ không tính đến một điều, bảo quản thân thể kiểu xô-ma-chi chỉ có thể thực hiện được sau khi đã tự giải thoát khỏi năng lượng tiêu cực”.

– “Vậy cơ chế rũ bỏ tâm năng tiêu cực như thế nào, thưa Thầy ?” 
– “Cơ chế này gắn với tập trung tư tưởng lúc hít vào và khi thở ra. Thở là sự chuyển động vào trong và ra ngoài nên cần tập trung tinh thần, tự nhủ mình rằng, hít vào là sống, thở ra là chết, chúng ta ở trong các vòng luân hồi sinh tử mà…” 
– “Kiểu nguyên lý “SoHm” – một nguyên lý vĩ đại gắn với thở bằng mũi ? “–tôi ngắt lời Thầy. 
… 
– “Vâng, như vậy đấy”-Thầy nói,- “Thật ra chúng ta liên hệ cái hít vào với sinh, thở ra với tử, chúng ta bắt mình phải tự thể hiện, bởi hình thức tự thể hiện mình cao nhất đó là anh minh. Mà đến được với anh minh (với nghĩa là khả năng tự phân tích nội tâm của mình) chỉ có thể thông qua xô-ma-chi”.

– “Nhập xô-ma-chi có khó không, thưa Thầy, khi mà mạch ngừng đập, năng lượng chuyển hóa hạ xuống điểm không, còn thân thể trở nên bất động, cứng đơ như đá ?” 
– “Khó lắm chứ,-thầy đáp,-không phải ai cũng làm được. Rất hiếm người, phải là những người đã được tuyển chọn mới làm được chuyện đó”. 
– “Vì sao ạ ? Ai chọn họ ?” 
– “Thường thì trong trường thiền người ta nhập xô-ma-chi ba lần trong ngày, mỗi lần ở trong trạng thái đó không quá một tiếng đồng hồ. Tự xô-ma-chi sẽ cho biết bạn có khả năng ở được bao lâu…” 
– “Phải hiểu “tự xô-ma-chi sẽ cho biết thời hạn” như thế nào, thưa Thầy ?” – tôi hỏi 
– “Hồn khi đã thoát khỏi thể xác có thể tiếp xúc với các hồn khác và với Đấng Trí Tôn. Ở đó sẽ quyết định người ta có thể ở trong trạng thái xô-ma-chi bao lâu,-thầy trả lời”.

– “Vai trò của sức khỏe thể chất con người trong việc kéo dài thời gian nhập xô-ma-chi như thế nào, thưa thầy ?” 
– “Sức khỏe thể chất có vai trò nhất định, song quan trọng là nhiệt độ phải thấp thì thể xác ở trạng thái xô-ma-chi được bảo quản tốt hơn. Thân thể phải thoát ra khỏi mọi cái tiêu cực cũng như tâm hồn phải rũ sạch khỏi năng lượng tiêu cực. Chỉ có người được giải thoát khỏi mọi cái tiêu cực mới hy vọng có thể kéo dài thời gian xô-ma-chi. Còn nói chung vai trò của phần xác không lớn, vì đó chỉ là công cụ của phần hồn. Do you follow my mind ?” – thầy hỏi 
– “Yes. Nhưng điều thầy vừa nói rất quan trọng. Tôi hiểu thế này, thưa Thầy,-kéo dài xô-ma-chi hàng nghìn và hàng triệu năm, đúng ra phải coi là Quỹ gen của nhân loại trong trường hợp có hiểm họa toàn cầu. Những người nhập xô-ma-chi sâu và kéo dài là tự định đoạt mình trở thành các ông tổ, bà tổ của nền văn minh mới trong trường hợp xảy ra hiểm họa toàn cầu, tự đặt mình vào quá trình sống sót khi tình hình trái đất thay đổi. Do you follow my mind ?” 
– “Yes”,-thầy đáp

– “Hiển nhiên là không phải ai cũng được nhập xô-ma-chi lâu để trở thành ông tổ, bà tổ của nền văn minh mới. Đại diện của quỹ gen nhân loại và việc làm đầy trách nhiệm. Đó phải là những người đã được tuyển lựa. Tâm hồn của những người này phải thoát ra khỏi tâm năng tiêu cực, nghĩa là không được có những trường xoắn tiêu cực. Thể xác những người đó phải khỏe mạnh, không có bệnh tật, vì bệnh gì cũng vậy sẽ xoắn trường torsion của phần hồn về phía tiêu cực, điều này đã được khẳng định qua các thông số của hình học nhãn khoa thống nhất thể hiện tính cách hung dữ và bệnh tật. Hoàn toàn hiểu được là Đấng Trí Tôn, tức là Trường thông tin toàn thể, sau khi phân tích phần hồn cùng với các biểu hiện tình trạng sức khỏe của thể xác quyết định được hay không được nhập xô-ma-chi lâu dài. Nhập xô-ma-chi lâu và trở thành đại diện Quỹ gen nhân loại là sứ mạng tinh thần cao cả của con người, mà chỉ có thể là con người xứng đáng”. 
– “Đúng vậy”,-thầy trả lời,-“ Tôi xin được bổ sung : ở giai đoạn cao nhất của xô-ma-chi bạn ý thức được sứ mạng của mình trên thế gian, mục tiêu khi nhìn vào trong”. 
… 
– “Trạng thái chết lâm sàng có giống xô-ma-chi không, thưa Thầy ?” –tôi hỏi. 
– “Thực ra, khi chết lâm sàng hồn đã lìa khỏi thân, nhưng thân xác chưa được chuẩn bị để được bảo toàn trong một thời gian dài như với trường hợp xô-ma-chi”,- thầy trả lời. 
… 
– “Thầy có thể biểu diễn tham thiền nhập định cho chúng tôi xem được không ? “–tôi đề nghị 
– “Việc này không thể làm theo đơn đặt hàng được,”-thầy đáp.

Lần này thì chúng tôi hiểu ông ta phần nào. 
Kết quả buổi gặp gỡ này là chúng tôi xác định rõ hơn cách thức nhập xô-ma-chi và hiểu ra rằng, chỉ có những người mạnh mẽ và thanh khiết mới đạt được xô-ma-chi sâu, đồng thời biêt được sự khác biệt giữa xô-ma-chi và chết lâm sàng.

Là các bác sĩ, chúng tôi rất quan tâm tới các phương pháp tác động lên tâm hồn và thể xác nhằm trả lại sự sống cho thân thể, tức là làm con người sống lại.