468x1000 Ads

Truyện

OAN GIA TƯƠNG PHÙNG: Chương 2


CHƯƠNG 2


“Ai cũng nói con trai và con gái ban đầu vốn là một cơ thể,dựa lưng vào nhau, sau khi bị chia tách ra liền cố gắng tìm lại nửa bên kia trong biển người vô tận. Nếu người tôi tìm được nhất định phải là anh, vậy thà rằng chúng ta chưa bao giờ bị chia tách, bởi như thế cả đời này tôi có thể quay mông lại với anh, chẳng cần phải nhìn thấy cái bản mặt của anh.” 
[Trích lời Giả Thược]

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 2 CHƯƠNG 4

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 2:“SOHM” – BỨC THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG GỬI NHÂN LOẠI

Chương 4: 
Xô-ma-chi huyền bí.

Chúng tôi đi tiếp đến thành phố Am-rít-ca của Ấn Độ để gặp đạo sư Đa-ram Rát-giê Bờ-khát-chi. Khi còn ở trường Tổng hợp Đê-li, chúng tôi đã nghe nói về ngài, nhiều học giả-lịch sử gia và các nhà hoạt động tôn giáo khuyên chúng tôi nên gặp ngài. Con người này có chức sắc tôn giáo cao : Swami, không trụ trì đạo viện nào mà lại dành cuộc đời mình cho việc nghiên cứu tín ngưỡng phương Đông. Đó là một hiện tượng thật hiếm, không phải lãnh tụ tôn giáo mà là một nhà bác học được nhận một tước vị tôn giáo cao như vậy. Đạo sư Đa-ram đã nghiên cứu trên 700 cuốn thư tịch cổ đại, nói được vài ngoại ngữ, trong đó có tiếng Phạn, viết nhiều sách, rất nổi tiếng trong giới tín ngưỡng và giới học giả, là công dân danh dự của thành phố. 
… 

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 2 CHƯƠNG 3

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 2: “SOHM” – BỨC THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG GỬI NHÂN LOẠI
Chương 3: Gặp gỡ Thầy


Thành phố tiếp theo của Ấn Độ (Tran-đi-ga) đón chúng tôi bằng một đợt nóng dữ dội. Như ở các thành phố khác, ở đây chúng tôi cũng tổ chức hội nghị dành cho các bác sĩ nhãn khoa, biểu diễn phẫu thuật mắt. Cuối hội nghị chúng tôi cũng trình bày giả thuyết về nguồn gốc loài người và thu thập các ý kiến: nên gặp ai trong số các thủ lĩnh tôn giáo ?

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 2 CHƯƠNG 2

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 2: “SOHM” – BỨC THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG GỬI NHÂN LOẠI
Chương 2:Người thường biết gì về nguồn gốc loài người

Nếu đặt câu hỏi này với những thường dân ở Nga, Mỹ, Đức và các nứơc tương tự như vậy thì ai đó sẽ đáp rằng người từ khỉ mà ra, người thì bảo hạt giống loài người đã được đem từ vũ trụ vào Trái đất, còn đại đa số sẽ nhìn bạn như thằng dở hơi và thốt rằng: “Tôi không biết”, cố tỏ ra họ chẳng cần biết điều đó, trong cuộc sống có biết bao vấn đề phải quan tâm, nào là làm vườn, đi mua hàng, lo trả các khoản nợ nần … Đối với câu hỏi khiêu khích một trong các thuyết Đác-uyn cho rằng con người có nguồn gốc từ các loài khỉ khác nhau phần lớn sẽ phủ định Đác-uyn và chắc hẳn phân vân không biết chọn con khỉ nhỏ Macac hay con hắc tinh tinh và càng thấy người anh em họ hàng như vậy chẳng đáng kính trọng.

CHÚNG TA THOÁT THAI TỪ ĐÂU PHẦN 2 CHƯƠNG 1

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 2: “SOHM” – BỨC THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG GỬI NHÂN LOẠI
Chương 1: Tổ chức thám hiểm quốc tế tìm kiếm nguồn gốc phát sinh loài người.


Nhằm khẳng định hoặc phủ định giả thuyết của chính mình, chúng tôi đã tổ chức chuyến thám hiểu quốc tế, thành phần, ngoài Nga ra, còn có đại diện của Ấn Độ và Nê Pan. Chuyến thám hiểm được tổ chức dưới sự bảo trợ của Viện khoa học Quốc Tế thuộc Liên Hiệp Quốc. Tổ chức này bao gồm các học giả hàng đầu thế giới, trong đó có cả những người đạt giải thưởng Nô-ben, rất quan tâm tới các nghiên cứu của chúng tôi. 
… 

ĐỀ THI ĐẪM MÁU: Chương 29

CHƯƠNG 29
Kết thúc
Trong phòng tạm giam của thành phố J, Phương Mộc ngủ một giấc thật ngon suốt mấy ngày liền. Không mộng mị!
Dưới yêu cầu của cậu, Thái Vĩ đã sắp xếp cho cậu một phòng giam đơn. Đồ ăn uống hàng ngày đều được mua từ nhà hàng ăn uống ở bên ngoài đưa vào. Phương Mộc cũng được đọc báo mới, mỗi ngày còn có một bao thuốc lá Trung Hoa. Lúc rảnh rỗi, Phương Mộc ngồi trên chiếc giường sắt, qua ô cửa sổ nhỏ trên tường, lặng lẽ nhìn những đám mây trắng lững lờ trôi, mặt trời và mặt trăng thay nhau xuất hiện.
Thỉnh thoảng nhớ đến một vài người, một vài chuyện. Chỉ khác là, tâm trạng Phương Mộc đã yên bình hơn rất nhiều, dường như không còn sự việc nào có thể gợi lên cơn sóng dữ dội trong lòng cậu được nữa.
Thì ra giết người cũng chỉ có thế mà thôi.
Mấy hôm sau, cơ quan công an đã phát hiện một lượng vật chứng lớn trong nhà Tôn Phổ, chứng thực Tôn Phổ chính là hung thủ của những vụ giết người, và sai người đến trường đại học J thông báo tình hình vụ án, nỗi oan của Mạnh Phàm Triết đã được rửa sạch. Đồng thời nhận định, hành vi của Phương Mộc là tự vệ chính đáng, vụ án được xóa bỏ. Lời làm chứng của Thái Vĩ có tác dụng then chốt.
Điều duy nhất khiến Phương Mộc cảm thấy nuối tiếc, chính là không thể tham gia lễ truy điệu của thầy Kiều.
Thái Vĩ đón Phương Mộc ra khỏi trại giam. Đó là một ngày nắng to. Khi Phương Mộc bước ra khỏi phòng tạm giam, vừa vặn mặt trời chiếu xuống đỉnh đầu. Được tắm nắng dưới ánh nắng chói chang của buổi trưa, toàn thân hơi tê tê, rất dễ chịu, Phương Mộc cũng uể oải vươn vai giống như bao người khác.
Ở trên xe, Thái Vĩ lặng lẽ giúp Phương Mộc sắp xếp đồ vật cá nhân, gồm cả chiếc bút máy đỏ. Phương Mộc cầm chiếc bút máy trong tay ngắm nghía hồi lâu, cuối cùng thận trọng ôm chặt vào trong lòng. Thái Vĩ nhìn cậu đột nhiên hỏi: “Cậu cố ý làm như vậy phải không?” Anh chỉ vào chiếc bút máy đó, “Đó chỉ là một chiếc bút bình thường.”
Phương Mộc không trả lời anh, cậu biết khi làm chứng Thái Vĩ không hề nhắc đến chiếc bút máy. Thái Vĩ thấy cậu không trả lời, cũng không hỏi nữa, lặng lẽ khởi động xe ôtô. Khi lái xe đến cổng trường, Thái Vĩ chợt nhớ ra điều gì.
“À, phải rồi” Anh sờ trên người một lúc, “Tôi đã đòi lại vật này cho cậu.”
Anh chìa tay ra, con dao găm nằm gọn trong lòng bàn tay anh, Phương Mộc không nhận lấy ngay, mà lặng lẽ nhìn nó mấy giây, rồi mới giơ tay ra đỡ lấy.
“Tôi đi đây!” Cậu khẽ nói một câu rồi nhảy xuống xe. Đi được mấy bước, Thái Vĩ ở phía sau gọi cậu lại, cất tiếng hỏi: “Cậu có còn nhớ, tôi đã có lần kiến nghị cậu làm cảnh sát không?” Phương Mộc nhìn anh, gật đầu. Thái Vĩ cúi đầu, như thể đang suy ngẫm điều gì, mấy giây sau, anh dường như hạ quyết tâm, nói: “Tôi rút lại lời nói của mình.” Nói xong, anh khởi động máy, lái xe đi.
Phương Mộc nhìn thấy chiếc xe Jeep dần biến mất ở đằng xa, mỉm cười, quay người bước vào cổng trường. Hôm nay là ngày cuối cùng của kỳ thu cuối kỳ, các sinh viên đã thi xong đều nôn nóng kéo va-ly hành lý lớn bé, vội vàng ra ga tàu hỏa.
Phương Mộc đi giữa đoàn người tất tả đó, chậm rãi bước về ký túc xá.
Trở về phòng 304, Phương Mộc ngồi trên giường, nhìn thấy trên bàn chất đống tài liệu, đưa tay ra sờ, đầy bụi. Phương Mộc lặng lẽ ngồi thêm một lát, bắt đầu thu dọn đồ đạc.
Những việc cần làm đều đã làm cả rồi, cũng chẳng cần ở lại đây thêm làm gì nữa. Buổi chiều sẽ đi đến phòng quản lý nghiên cứu sinh đăng ký chuyển đến khu ký túc xá khác.
Đồ đạc của Phương Mộc không nhiều, chỉ một loáng đã thu dọn xong. Cậu phủi phủi bụi dính trên tay, cầm chậu rửa mặt và khăn mặt, mở cửa ra.
Ơ?
Ngoài hành lang có rất nhiều người đang đứng, Đỗ Ninh cũng ở đó. Mọi người đều nhìn Phương Mộc chằm chằm.
Phương Mộc bất giác ngẩn người.
Đỗ Ninh bước đến, đứng trước mặt Phương Mộc, lặng lẽ nhìn Phương Mộc mấy giây, lại nhìn vào phòng 304.
“Cậu đang thu dọn đồ à?” Cậu quay sang nhìn Phương Mộc, “Cậu muốn rời khỏi đây à?”
“Ừ.” Phương Mộc không muốn nói nhiều, nghiêng người đi qua Đỗ Ninh.
“Này!” Đỗ Ninh ở phía sau lớn tiếng nói: “Còn việc cậu đã hứa với tớ thì sao?”
Phương Mộc quay lại, “Gì cơ?”
Đỗ Ninh làm mặt lạnh, “Cậu đã hứa với tớ, nếu tìm thấy hung thủ sẽ nói với tớ đầu tiên.”
Phương Mộc thoáng ngẩn người, cười đau khổ, lắc đầu, quay người bước đi.
“Cậu tưởng cứ đi như vậy là xong sao?”
Phương Mộc không kìm nổi, định hỏi: “Thế cậu muốn thế nào?” Nhưng vừa quay người, thấy Đỗ Ninh đang nhìn cậu, bật cười: “Nếu lại xuất hiện một Tôn Phổ, bọn tớ phải làm thế nào?”
Cậu ta vỗ vỗ vai Trâu Đoàn Kết đứng bên cạnh, Trâu Đoàn Kết làm mặt quỷ với Phương Mộc, gọi mấy bạn đứng bên cạnh bước vào phòng 304.
Đỗ Ninh mỉm cười nhìn Phương Mộc, “Cho nên, cậu ở lại đi.”
Cậu từ từ đi về phía Phương Mộc, bên cạnh là các bạn đang bận rộn chuyển hành lý của Phương Mộc vào phòng 313.
Đỗ Ninh đứng trước mặt Phương Mộc, rồi chợt giơ tay đấm một cái lên vai Phương Mộc, “Còn một tin mừng nữa, sáng nay tớ vừa nhận được điện thoại của Lưu Kiện Quân, cậu ấy đang hồi phục rất tốt, sẽ nhanh chóng quay trở lại.”
*******
Hai tháng sau.
Mùa đông năm nay kết thúc rất sớm, Phương Mộc vẫn mặc chiếc áo khoác bông, đi lại trong sân trường Sư phạm, một lát toàn thân đã đầm đìa mồ hôi.
Vừa mới nhận được tin nhắn của Lưu Kiện Quân, cậu vui mừng khoe với Phương Mộc, mình đã đi chầm chậm được rồi. Phương Mộc ngửi mùi phấn hoa thơm ngát trong không khí, cảm thấy tâm trạng cũng tuyệt vời như thời tiết ngày hôm nay vậy.
Lớp băng trong hồ đã tan ra, có thể nhìn thấy lớp sương mù đang khẽ khàng chuyển động phía trên mặt nước. Phương Mộc nhìn sang phía bên kia hồ, ở đó trước đây vốn trồng một rặng liễu, giờ đây đã trở thành cửa hàng dành cho sinh viên, chiếc loa trước cửa đang phát ra bài hát quen thuộc: “Bầu trời cao rộng.”
Phương Mộc ngồi xuống một phiến đá bên hồ, nhớ lại bộ dạng chống gậy của mình hai năm trước, bất giác bật cười.
Cậu rút con dao găm từ trong túi ra, tỉ mỉ ngắm nghía nó, con dao màu xanh đen.
Nó đã từng đi theo hai người chủ của nó, chứng kiến quá nhiều sự việc. Hồi đó, khi nó bắt đầu được hình thành từ trong dây chuyền sản xuất thô sơ, chắc nó không thể nào ngờ được rằng, mình lại có sự từng trải phong phú đến nhường này. Còn lúc này đây, nó lặng lẽ nằm trong tay Phương Mộc, vui vẻ tiếp nhận người chủ ngắm nhìn nó, dường như đã quên mất khi nó nằm trong tay hai người khác, hung tướng đã bộc lộ hoàn toàn.
Dao, từ đầu đến cuối vẫn là dao. Tại sao lại bắt nó chịu đựng nhiều thứ đến như vậy. Phương Mộc khẽ mỉm cười, biết chịu đựng, chỉ có chúng ta mà thôi.
Phương Mộc đứng dậy, nhấc con dao găm trong tay, đột nhiên vung tay lên.
Con dao găm tạo nên một đường vòng cung sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời, “tõm” một tiếng rơi xuống hồ nước. Hồ nước gợn lên những gợn sóng lăn tăn, nhưng rất nhanh, lại bình lặng như lúc đầu.
Tạm biệt, Ngô Hàm!
END!

ĐỀ THI ĐẪM MÁU: Chương 28

CHƯƠNG 28
Tầng trên địa ngục
Nhờ vào ánh sáng phía ngoài cửa, Phương Mộc nhìn thấy dưới chân là những bậc cầu thang xi măng để đi xuống tầng ngầm, chắc có khoảng hơn 30 bậc. Phương Mộc thận trọng bước từng bậc một, mới đi được mấy bước đã hoàn toàn không nhìn thấy con đường ở dưới chân nữa rồi. Quay đầu lại, ánh sáng phía ngoài cánh cửa sắt đó chỉ còn lại một đường lờ nhờ bé xíu. Cậu do dự mấy giây, cắn răng, vẫn dò dẫm đi xuống tiếp, sau đúng một phút, cuối cùng cũng giẫm lên nền xi măng bằng phẳng.

ĐỀ THI ĐẪM MÁU: Chương 27

CHƯƠNG 27
Đại hiệp sông Hô Lan
“Cậu nói gì cơ?” Thái Vĩ chợt bậy dậy khỏi giường Phương Mộc. “Cái người ở thư viện? Chính là cái người đeo kính?”

Chúng ta thoát thai từ đâu Phần 1 Chương 3

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 1 
Chương 3:  
Hình con mắt trên các đền chùa Tây Tạng là của ai?

Khi phân tích con mắt của chủng tộc loài người, chúng tôi kết luận: nhân loại ngày nay xuất hiện từ một nguồn gốc Tây Tạng duy nhất. Vậy thì câu hỏi sau cũng hợp lý: ai là người đầu tiên sinh ra loài người trên Tây Tạng ? Ai là ông tổ và bà tổ của con người ngày nay ?

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc con người trên trái đất. Phần lớn các nhà bác học theo trường phái duy vật thống nhất ý kiến: con người trên Trái đất có nguồn gốc từ loài vượn. Minh chứng của họ là hiện vật khảo cổ của người nguyên thủy và dụng cụ lao động thô sơ của họ (rìu đá, …). Tiến trình phát triển từ vượn người đến con người hiện đại thật rõ ràng. Dường như không thể không tin vào điều đó.

Song toàn bộ tiến trình loài người hình thành từ vượn cũng có thể trình bày rõ ràng ngược lại-quá trình vượn hình thành từ người. Minh chứng cho điểm này không hề ít hơn so với trong giả thuyết của Đác-Uyn đang nói tới: trên Trái đất có không ít bộ lạc man rợ, mức độ hoang dã cho thấy họ gần với loài vượn hơn là loài người. Bởi vậy, cách lý giải nguồn gốc vượn của loài người không thật thuyết phục như thoạt đầu ta tưởng. 
Một số học giả lại cho rằng, nguồn gốc của loài người là người tuyết. Có lẽ “không có lửa làm sao có khói” và người tuyết có thật – nhiều dân tộc có truyền thuyết về người tuyết (ở Tây Tạng là Ê-chi, ở Ia-cút là Tru-trun, …). Nhưng khoa học chưa vạch ra được các tương thích giữa người vượn và con người.

Có ý kiến cho rằng, hạt giống người do người hành tinh khác mang tới Trái đất, song chúng ta chưa có bằng chứng nghiêm chỉnh nào có lợi cho ý kiến trên.

Người có học nào cũng đã từng nghe các câu chuyện huyền thoại về những người Át-lan hùng mạnh sống trên Trái đất từ ngày xửa ngày xưa. Trong sách báo chuyên môn (E.B. Bờ-la-vát-cai-a, Các tín ngưỡng phương Đông …) nói rằng, trước chúng ta trên Trái đất đã tồn tại vài nền văn minh cao hơn đáng kể nền văn minh chúng ta. Biết đâu chính những người Át-lan tiêu vong bởi một thảm họa toàn cầu đã gieo mầm sống cho nhân loại ngày nay ? Biết đâu Sam-ba-la huyền bí mà theo truyền thuyết cũng ở Tây Tạng có quan hệ tới nguồn gốc Tây Tạng của loài người ? Biết đâu lại có lý – điều khẳng định trong tín ngưỡng tôn giáo rằng : con người trên trái đất do Chúa Trời tạo nên bằng cách cô đặc dần phần Hồn và phát triển qua nhiều tầng bậc văn minh đã đến được thời đại ngày nay ? 
… 
Tôi nghĩ chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề này từ việc phân tích con mắt, vậy thì phải tiếp tục theo hướng đó. Như thế là “đôi mắt thống kê trung bình” của loài người khu trú ở Tây Tạng. Biết đâu sự kiện này là biến thái ngẫu nhiên cấu tạo mắt của chủng tộc Tây Tạng, nhưng có thể nó mang một ý nghĩa sâu xa và thậm chí bí hiểm. Biết đâu người cổ đại đã nắm biết hình học nhãn khoa và để lại ở Tây Tạng các minh chứng dưới dạng hình vẽ con mắt mà dựa vào đó có thể tái tạo hình dáng con người họ ? Biết đâu chính “đôi mắt thống kê trung bình” đó lại là chìa khóa giải đáp câu hỏi chính của nhân loại – Tổ tiên chúng ta là ai ?

Song vô số điều “biết đâu” không thể làm thỏa mãn trí tò mò khoa học. Cần đi tìm sự thật.

Tấm danh thiếp của các đền chùa Tây Tạng

Anh bạn tôi và là cộng sự trong nghiên cứu hình học nhãn khoa Va-lê-ri Lô-ban-cốp đi Tây Tạng để trèo lên một ngọn của dãy núi Hi-ma-lay-a. Trước khi lên đường, tôi bảo anh ấy: 
– “Này Va-lê-ri ! Đến Tây Tạng cậu để ý xem, biết đâu trên các đền chùa ở đó lại có hình vẽ con mắt nào đó. Cậu biết đấy, không có lửa làm sao lại có khói: gì đi nữa thì “đôi mắt thống kê trung bình” của loài người là ở Tây Tạng” …

Một tháng sau Va-lê-ri Lô-ban-cốp ở Tây Tạng về và gọi điện ngay cho tôi: 
– “E-rơ-nơ này, tuyệt vời lắm ! Cậu thế mà có lý !” 
– “Có chuyện gì vậy ?” 
– “Cậu có bao giờ nghe nói tới “tấm danh thiếp” của các đền chùa Tây Tạng không ?” 
– “Không, là cái gì vậy ? Tớ đã bao giờ đến Tây Tạng đâu”… 
– “Đền chùa nào của Tây Tạng cũng có như thể “tấm danh thiếp” hình vẽ con mắt to tướng, khác thường ! Con mắt to đùng, đặc biệt ! Chúng nhìn ta như thể cả ngôi đền đang nhìn ta vậy” … 
– “Con mắt như thế nào mới được chứ ?” 
– “Khác thường ! Không giống mắt người ! Mà cậu biết không, hình vẽ đúng phần mặt mà chúng ta đang tìm hiểu khi nghiên cứu hình học nhãn khoa”. 
– “Không tưởng tượng được, một sự trùng lặp ! Tớ bị sốc khi nghe thấy chúng – hoàn toàn những cái mà chúng ta nghiên cứu ở con người, mọi thông số hình học nhãn khoa đều có, nhưng con mắt thì hoàn toàn khác”. 
– “Được đấy” ! – tôi huýt gió một cái 
– “Mà đền chùa nào ở Tây Tạng cũng có hình vẽ con mắt. To lắm – chiếm đến nửa tường. đúng là ai đó đã để lại hình vẽ con mắt đó như một vật thiêng” – Lô-ban-cốp nói tiếp- “Mà này, tuyệt vời đấy chứ, chúng ta đã tính được “đôi mắt thống kê trung bình” và cho rằng, chuyện đó chẳng phải là ngẫu nhiên và đấy” … 
– “Mà phải thôi, đâu phải tự nhiên mà “đôi mắt thống kê trung bình” mang máu sắc huyền bí vậy. Lo-gic khoa học đã đúng” … 
– “Không đâu trên thế giới có cái đó. Không một đền chùa nào trên thế giới lại có hình con mắt. Chỉ có ở đây, ở Tây Tạng, nơi mà “đôi mắt thống kê trung bình”… 
– “Cậu có hỏi các vị lạt-ma mắt đó của ai không ?” – tôi hỏi 
– “Dĩ nhiên rồi ! Một số lạt ma, chủ yếu bậc dưới, bảo đấy là mắt của Đức Phật, còn các lạt-ma khác (cao cấp) im lặng, chẳng nói gì cả” … 
– “Cậu hỏi vị lạt-ma bậc trên có tha thiết không ? Mắt đó của ai vậy ?” 
– “Tớ hỏi tha thiết lắm chứ. Nhưng … không nói gì hết, lái câu chuyện sang hướng khác, tớ có cảm giác bí mật của các con mắt đó rất quan trọng đối với họ. Biểu tượng ấy nói lên một điều gì đó rất nguyên tắc”, – Lô-ban-cốp nói. 
– “Cậu có chụp ảnh các con mắt đó không ?” 
– “Tất nhiên rồi ! Quay cả video nữa”.

Hôm đó tôi và Lô-ban-cốp gặp nhau. Tôi cùng với cậu ấy và Va-len-chi-na Ia-cốp-lê-va đưa hình những con mắt khác thường đó vào máy tính, lập biểu đồ theo các tiêu chí hình học nhãn khoa cơ bản và tiến hành phân tích. Như tôi đã viết ở phần trên cuốn sách, áp dụng các nguyên lý hình học nhãn khoa có thể tái tạo con người dựa vào đôi mắt với mức độ chính xác khác nhau. 
Chúng tôi đã cố gắng làm việc đó – tái tạo con người có hai mắt được vẽ trên các đền chùa Tây Tạng.

Con mắt trên các đền chùa Tây Tạng nói lên điều gì ?

Tôi sẽ không dừng lại ở các chi tiết của phương pháp phục chế hình dáng con người có con mắt được vẽ trên các đền chùa Tây Tạng. Tôi chỉ lưu ý vài điểm dưới đây:

Thứ nhất, không có sống mũi mà trong hình vẽ con mắt bình thường bao giờ cũng có. Sự thiếu vắng sống mũi nói lên điều gì ? Chúng ta biết là sống mũi ở người hiện đại che khuất một phần thị trường từ phía trong: ở ngoài thị trường là 80 độ – 90 độ, bên trong là 35 độ – 45 độ. Bởi vậy người hiện đại có thị giác hai mắt (nhìn 2 mắt cho phép nhận biết khối của vật và khoảng cách tới vật đó) chỉ trong giới hạn 35 – 45 độ, chứ không phải 80 – 90 độ từ bốn phía. Sự bất tiện do sống mũi gây ra này chỉ nhận thấy dưới ánh sáng ban ngày, ánh sáng nhân tạo rõ hơn, và đặc biệt ánh sáng đèn đỏ cản trở đáng kể khả năng định hướng trong không gian. Trong trường hợp không có sống mũi con người sẽ nhìn được hai mắt trong phạm vi 80 – 90 độ từ bốn phía, điều này sẽ thuận lợi cho việc định hướng trong không gian dưới ánh sáng đỏ.

Có thể chủ nhân của con mắt Tây Tạng khác thường đó sống trong điều kiện ánh sáng đỏ ? Giả định này có sức nặng, bởi lẽ thị giác có một chức năng quan trọng. Như vậy, phải có những cơ chế thích ứng cho phép có một thị giác tốt nhất. Cơ chế thích ứng dưới dạng khiếm khuyết sống mũi không quan trọng lắm đối với ánh sáng ban ngày bình thường, song trong điều kiện ánh sáng đỏ lại quan trọng.

Tôi liền tìm đọc sách của nhà tiên tri Nốt-tờ-ra-đa-mút (năm 1555) và được biết nền văn minh trước đây của người Át lan tồn tại trong môi trường có các màu sắc đỏ tía: bầu trời đỏ, cây cối đỏ … Từ đó có thể kết luận rằng hình con mắt trên các đền chùa Tây Tạng là của chủ nhân nền văn minh trước đây – người Át-lan huyền thoại.

Giờ thì trời có màu xanh và mắt của chúng ta thích ứng với điều đó. Tôi có cảm giác, khi trục xoay của trái đất thay đổi, thì màu sắc của bầu trời cũng phải biến đổi. Cũng vẫn qua quyển sách của Nốt-tờ-ra-đa-mút ấy tôi được biết kết cục của thảm họa toàn cầu đã hủy diệt người Át-lan, trục quay của Trái đất đã thay đổi và hai cực đã chuyển chỗ.

Thứ hai, khúc lượn của hình hai mí mắt trên đền chùa Tây Tạng không bình thường. Nếu mí mắt trên của người hiện đại có hình vòng cung rõ ràng thì mí mắt trên của hình vẽ lại nhô xuống như buông rủ xuống giác mạc.

Điều đó có thể minh chứng cho điều gì ? Trước hết, khi nhắm, khe mắt không kín hoàn toàn do đoạn thõng xuống của mí trên cản trở. Vì không có sống mũi và nhìn cả 2 mắt trên toàn thị trường, kể cả ngoại vi, nên chủ nhân con mắt Tây Tạng khác thường có khả năng nhìn thấy ngay cả khi 2 mắt khép hờ. Dĩ nhiên, thị giác kiểu này (tức là khi khép hờ mắt) không phải tốt lắm, nhưng hoàn toàn đủ để định hướng trong không gian.

Người hiện đại khi khép hờ mắt không có “thị giác định hướng” kiểu như vậy. Bởi vì không có thị giác hai mắt ngoài rìa (do sống mũi) và mí mắt trên không có khả năng khép kín diện tích chính của bề mặt giác mạc để phần còn lại của khe mắt hé mở.

Thuộc tính bảo tồn “thị giác định hướng” trong trạng thái khép hờ của con mắt Tây Tạng khác thường đã làm xuất hiện một cơ chế thích ứng nữa : đuôi khe mắt dài ra và giãn ra vào phía trong và xuống dưới. Điều này chứng minh có sự tiết và chảy nhiều nước mắt để duy trì độ ẩm cho mắt khi khe mắt không khép kín…

Vì sao khe mắt lại không khép kín và vẫn giữ được “thị giác định hướng” ? Chúng tôi không tìm được cách giải thích nào khác ngoài sự cần thiết bảo vệ lớp giác mạc mỏng manh khi phải bơi nhanh dưới nước. Người có hình con mắt trên các đền chùa Tây Tạng có thể bơi lội nhanh dưới nước, … Sự thích nghi này của con mắt chứng tỏ rằng những con người này vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. 
… 
Từ kết luận đó chúng tôi bổ sung thêm vào dung mạo người Át-lan giả thuyết. Họ phải có lồng ngực to và hai lá phổi phát triển để trong khi bơi lội có một lượng không khí dự trữ lớn. 
… 
Thứ ba, ở tại chỗ cái mũi của hình vẽ trên các đền chùa Tây Tạng là vòng xoắn ốc. Cái gì vậy ? Xem trọng giả định người Át-lan vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước, chúng ta có thể nghĩ vòng xoắn ốc có vai trò như một lỗ thở nhỏ. Giải phẫu lỗ thở kiểu van này có ở các động vật biển (cá heo, cá voi …) nó đảm bảo ngăn chặn nước xâm nhập vào đường hô hấp khi đang ở dưới nước. 
… 
Thứ tư, ở trung tâm phía trên hình hai con mắt một chút có một vết giống cái giọt. Nó ở tại chỗ mà phụ nữ Ấn Độ vẽ cái dấu trang điểm. Cái gì vậy ? Có thể giả định rằng cái vết có hình giọt đó mô phỏng “con mắt thứ ba”.

Được biết ở một thời xa xưa, con người có “con mắt thứ ba” (các dữ liệu của phôi học cho thấy điều này). Còn ngày nay, ở người hiện đại “con mắt” đó vẫn còn ở dạng tuyến tùng (đầu xương) ẩn sâu trong lòng bộ não. “Con mắt thứ ba” được coi là cơ quan năng lượng sinh học của con người (thần giao cách cảm…) và theo các truyện huyền thoại nó có thể làm nên những điều kỳ diệu : truyền ý nghĩ qua khoảng cách, tác động lên trọng lực, chữa bệnh … Mà biết đâu cái đốm trên trán phụ nữ Ấn Độ là biểu tượng cho sự tưởng nhớ tới cái cơ quan diệu kỳ đó của con người. 
… 
Trên cơ sở những nhận định trên, chúng tôi đã giả định rằng hình con mắt trên các đền chùa Tây TẠng là của người thuộc nền văn minh trước chúng ta, tức Át-lan. Phân tích các con mắt đó cho thấy, người Át-lan giả định có một cơ thể to lớn, chắc chắn là rất cao, họ sống vừa trên cạn vừa dưới nước và trong hoạt động canh nông đã sử dụng sức mạnh của “con mắt thứ ba”.

Chúng tôi lại một lần nữa ngạc nhiên trước sự trùng khớp : “đôi mắt thống kê trung bình” của người hiện đại “khu trú” ở Tây Tạng và chính nơi này người Át-lan giả thuyết đã để lại kỷ niệm về mình dưới dạng con mắt, mà dựa vào đó, có thể suy xét về ngoại hình và cách thức sinh sống của họ.

Chúng ta thoát thai từ đâu Phần 1 chương 2

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 1 

Chương 2 
“Đôi mắt thống kê trung bình”. 
Các lộ trình di cư của loài người trên trái đất.

Ở chương trên tôi có nói có thể nghiên cứu chủng tộc loài người nhờ hình học nhãn khoa.

CHÓ KÉO CHUÔNG


5 năm liền không quản mưa gió, chú chó Mash ở đảo Fuchu, Hiroshima, Nhật Bản tối nào cũng lên chùa kéo chuông.

Ở đảo Fuchu, Hiroshima, Nhật Bản có một chú chó thông minh tên là Mash (6 tuổi, thuộc giống chó Corgi), được người dân ở đây gọilà “Chó kéo chuông”. Đã 5 năm nay, Mash không quản mưa gió tối nào cũng lên chùa kéo chuông. Sư trụ trì ở chùa còn nói chưa thấy ai chịu khó và thành khẩn đến vậy.

Theo lời kể của chủ nhân thì nhà anh ở gần chùa nên chiều nào đi dạo cũng đi qua cửa chùa. Một hôm, trong lúc anh đang dắt Mash đi dạo, bỗng dưng nó chạy vào chùa. Mash dùng mõm cắn dây thừng lắc lắc cho chuông kêu, tiếng chuông kêu rất to nhưng chú chó không sợ hãi mà còn thấy thích thú.

Ai cũng biết chùa là một nơi linh thiêng, yên tĩnh, chủ của Mash sợ làm phiền đến nhà chùa nên cấm không cho Mash vào kéo chuông. Tuy nhiên, Mash không chịu, ngày nào cũng vậy, cứ đến chập tối là Mash lại chạy vào chùa kéo chuông. Đến nay đã được 5 năm, dù mưa bão hay gió rét thì Mash vẫn lên chùa kéo chuông như bình thường.

Hành động kỳ quặc và đáng yêu của chú chó này đã thu hút sự chú ý và quan tâm của người dân trong vùng. Sư trụ trì ở chùa cho biết Mash kéo chuông nhẹ nhàng nhưng tiếng kêu rất hay, chứng tỏ lòng thành khẩn của nó rất lớn nên gọi chú là “Chó kéo chuông”. Cụm từ “chó kéo chuông” đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây.

Theo afamily & Yêu Nhật Bản

ĐỀ THI ĐẪM MÁU: Chương 26

CHƯƠNG 26
Sư huynh
Trong nhà giáo sư Kiều chật kín người, có người học cùng khóa, có anh chị học khóa trên, Biên Bình ở Sở Công an tỉnh cũng có mặt. Phương Mộc cúi đầu chào anh ta, vội vàng hỏi cô đã xảy ra chuyện gì.

ĐỀ THI ĐẪM MÁU: Chương 25

CHƯƠNG 25

Phòng 304
Nạn nhân tên Trần Giao, nữ, 23 tuổi, nguyên quán thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, nghiên cứu sinh chuyên ngành tiếng Anh, khóa 2001 Học viện Ngoại Ngữ, trường Đại học J. Nguyên nhân dẫn đến cái chết là do nghẹt thở, hung khí có lẽ là một sợi dây thừng. Màng trinh của nạn nhân đã bị rách từ lâu, tối đó không thấy dấu vết phát sinh quan hệ tình dục. Kết hợp với kết quả kiểm tra xác nạn nhân và những lời khai có liên quan, thời gian tử vong của nạn nhân vào khoảng 1 giờ đến 5 giờ sáng ngày 25 tháng 12. Hung thủ sau khi thắt cổ nạn nhân cho đến chết, bèn hóa trang thật đậm, sau đó chuyển xác nạn nhân đến bể bơi trường Đại học J, lấy một sợi dây thừng buộc cổ chân nạn nhân lại với nút thoát nước, sau đó bơm đầy nước vào bể.

Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu Phần 1 Chương 1

Chúng ta thoát thai từ đâu (nguyên bản tiếng Nga)
Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang 
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 1 

 Chương 1: Hình học nhãn khoa – Phương pháp mới trong nghiên cứu vấn đề nguồn gốc loài người..

Tóm lại, chúng tôi đã tìm được trong các đường nét chung về nguyên lý phục chế khuôn mặt dựa vào các đặc trưng hình học của mắt.

Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu


Tác gả : E Rơ Nơ Mun Đa Sép
Dịch giả : Hoàng Giang
Nhà xuất bản Thế Giới –2002

Phần 1

Chương 1 :Hình học nhãn khoa – Phương pháp mới trong nghiên cứu vấn đề nguồn gốc loài người

Chương 2 “Đôi mắt thống kê trung bình”. Các lộ trình di cư của loài người trên trái đất.

Chương 3 Hình con mắt trên các đền chùa Tây Tạng là của ai?


Phần 2: “SOHM” – BỨC THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG GỬI NHÂN LOẠI

Chương 1 Tổ chức thám hiểm quốc tế tìm kiếm nguồn gốc phát sinh loài người.

Chương 2 Người thường biết gì về nguồn gốc loài người

Chương 3: Gặp gỡ Thầy

Chương 4 Xô-ma-chi huyền bí.


Phần 3: CÁC BẬC LẠT-MA NÊ-PAN VÀ TÂY TẠNG ĐÃ NÓI GÌ

Chương 1 NHẬP XÔ-MA-CHI NHƯ THẾ NÀO

Chương 2 CÓ THỂ LÀM CON NGƯỜI SỐNG LẠI ĐƯỢC KHÔNG

Chương 3 LẠI CHUYỆN VỀ “CON MẮT THỨ BA”.

Chương 4 LẦN SAU NGHIÊM TÚC HƠN.

Chương 5 NHỮNG ĐIỀU PHÁT LỘ CỦA LẠT MA BÔN-PÔ.

Chương 6 NHỮNG ĐIỀU PHÁT LỘ CỦA LẠT MA BÔN-PÔ.

Chương 7 Phật là Ai ?