Vua quạ
Ngày xưa có một ông vua sinh được một cô con gái đẹp tuyệt trần, nhưng kiêu căng ngạo ngược. Ai đến hỏi cô làm vợ, cô cũng chê bai giễu cợt. Một hôm, vua mở tiệc mời tất cả những ai muốn làm phò mã đến và xếp đặt chỗ ngồi theo thứ bậc: trước hết là vua, rồi đến các ông hoàng, các vị công tước, các nhà hiệp sĩ, sau cùng là các nhà quí phái thường. Họ đều được giới thiệu với công chúa, nhưng người nào nàng cũng chê tật nọ tật kia. Đồ bỏ xó
Đồ bỏ xó
Ngày xưa, có một người xay bột nghèo mà lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần, bác ta tình cờ được nói chuyện với nhà vua. Để tự đề cao, bác ta tâu vua:- Tâu bệ hạ, tôi có một đứa con gái kéo được rơm thành vàng.
Vua bảo:
- Đó là một nghệ thuật mà trẫm rất quý. Nếu con gái nhà ngươi khéo léo như vậy, thì mai ngươi dẫn nó vào cung, ta sẽ thử tài.
Khi cô gái đến, vua cho vào một cái buồng chất đây rơm, cho đem guồng lại và bảo:
Sáu người hầu
Sáu người hầu
Xưa có một bà hoàng hậu già, vốn là một mụ phù thủy. Mụ sinh được một con gái đẹp vào bậc nhất trên đời. Nhưng mụ vốn chỉ tìm cách hại người nên mụ vẫn bảo: Ai đến cầu hôn cũng phải làm một việc đã, làm được mụ sẽ gả con gái cho, mà làm không xong thì mất mạng. Đã nhiều người chỉ vì mê nhan sắc phải liều thân nhưng làm chẳng nổi các việc mụ giao đành chịu quì gối rơi đầu. Có vị hoàng tử nghe đồn về sắc đẹp của người con gái ấy, tâu vua cha:Con nam ở ao
Con nam ở ao
Xưa có hai vợ chồng người thợ xay bột sống rất sung sướng. Họ có tiền của, mỗi năm lại sung túc thêm. Nhưng hoạn nạn thường đến bất ngờ. Của đến mau, của cũng đi mau, rút cục đến cái nhà xay bác ở cũng không chắc còn là của bác. Bác buồn lắm. Làm lụng cả ngày, tối về đặt mình xuống giường cứ trằn trọc, lo phiền.Một đòn chết bảy
Một đòn chết bảy
Một buổi sáng mùa hè, một chú thợ may ngồi trên phản bên cửa sổ chăm chú khâu, có vẻ khoan khoái lắm. Chợt có bà nông dân đi qua phố rao hàng:- Có ai mua mứt ngon không đây! Có ai mua mứt ngon không đây!
Chú thợ may nghe bùi tai, thò đầu ra cửa sổ gọi:
- Lại đây, bà ơi, lại đây tôi mua nào.
Sợi vứt đi
Sợi vứt đi
Ngày xưa có một cô gái xinh đẹp nhưng phải cái lười biếng và cẩu thả.Khi phải kéo sợi thì cô làm thật miễn cưỡng. Chỉ mắc tí nút rồi là vò cả nắm sợi ném xuống đất.
Cô có một người hầu gái làm ăn chăm chỉ, nhặt những quãng sợi vứt đi đem giặt, xe lại và dệt được một chiếc áo đẹp.
Quà của người tí hon
Quà của người tí hon
Một bác thợ may và một bác thợ vàng cùng đi với nhau. Một hôm, mặt trời vừa lặn sau núi, họ thấy xa xa có tiếng nhạc, càng đến gần nghe càng rõ. Tiếng nhạc kỳ lạ nhưng du dương khiến họ quên cả mệt mỏi rảo bước đi về phía đó.
Một bác thợ may và một bác thợ vàng cùng đi với nhau. Một hôm, mặt trời vừa lặn sau núi, họ thấy xa xa có tiếng nhạc, càng đến gần nghe càng rõ. Tiếng nhạc kỳ lạ nhưng du dương khiến họ quên cả mệt mỏi rảo bước đi về phía đó.
Cỗ quan tài thủy tinh
Xưa có một anh thợ may, dáng người nhanh nhẹn, tính tình dễ thương. Anh đi tập nghề, đến cánh rừng kia vì không biết đường nên bị lạc. Tối đến, giữa chốn hoang vu lạnh lẽo ấy, anh chỉ còn cách cố tìm ra một chỗ trú thân. Nằm trên đám rêu mềm mà ngủ thì quả có khoái, nhưng lại sợ thú dữ. Sau cùng anh quyết định leo lên cây.
Anh chọn một cây sến thật cao, leo lên tận ngọn. Gió thổi ào ào trên ngọn cây như muốn cuốn anh đi. Anh run rẩy ngồi trong bóng tối thế khoảng vài giờ. Chợt anh nhìn thấy ánh đèn ở cách đấy không xa lắm. Anh nghĩ bụng: "Chắc có nhà, đến nhất định tối hơn ở trên mấy cái cành này". Anh cẩn thận tụt xuống đi lại phía ánh đèn. Anh đến một ngôi nhà nhỏ, ghép toàn lau sậy. Anh mạnh dạn gõ cửa. Cửa mở, anh thấy dưới ánh đèn một ông già dáng người nhỏ bé, tóc hoa râm, mặc cái áo chắp hàng trăm mụn vải màu sắc sặc sỡ. Ông cụ cất giọng khàn khàn hỏi:
Anh chọn một cây sến thật cao, leo lên tận ngọn. Gió thổi ào ào trên ngọn cây như muốn cuốn anh đi. Anh run rẩy ngồi trong bóng tối thế khoảng vài giờ. Chợt anh nhìn thấy ánh đèn ở cách đấy không xa lắm. Anh nghĩ bụng: "Chắc có nhà, đến nhất định tối hơn ở trên mấy cái cành này". Anh cẩn thận tụt xuống đi lại phía ánh đèn. Anh đến một ngôi nhà nhỏ, ghép toàn lau sậy. Anh mạnh dạn gõ cửa. Cửa mở, anh thấy dưới ánh đèn một ông già dáng người nhỏ bé, tóc hoa râm, mặc cái áo chắp hàng trăm mụn vải màu sắc sặc sỡ. Ông cụ cất giọng khàn khàn hỏi:
Bác nông dân và con quỷ
Bác nông dân và con quỷ
Xưa có một bác nông dân khôn ngoan ranh mãnh, mẹo vặt của bác thì không sao kể hết được. Lý thú nhất là chuyện bác có lần lừa được cả quỷ.Một hôm, trời xẩm tối, bác cày ruộng xong, sửa soạn về nhà thì thấy ở trên mảnh ruộng của mình một đống than hồng. Bác lấy làm lạ đến gần thì thấy một con quỉ nhỏ đen xì ngồi trên lửa. Bác bảo:
- Mày ngồi trên đống của đấy à?
Người da gấu
Người da gấu
Xưa có một anh thanh niên đi lính, rất dũng cảm, luôn luôn xung phong đi dưới mũi tên hòn đạn. Trong thời chiến, mọi việc đều ổn, nhưng đến thời bình, anh bị thải hồi. Tên đại úy chỉ huy bảo anh tùy muốn đi đâu thì đi. Cha mẹ chết cả, quê hương không có, anh phải đến xin các anh cho ở nhờ, đợi đến khi nào có chiến chinh.Nhưng các anh đều nhẫn tâm nói:
Chú Hanxơ sung sướng
Chú Hanxơ sung sướng
Hanxơ đi ở đã được bảy năm. Một hôm, chú thưa với chủ: - Thưa ông, tôi ở với ông đã hết hạn rồi, xin ông trả tiền công cho tôi để tôi về nhà với mẹ.
Chủ đáp:
- Chú đã hầu hạ ta hết lòng. Vậy ta cứ tùy công mà thưởng cho chú.
Chủ cho Hanxơ một khối vàng to bằng cái đầu chú. Hanxơ rút khăn tay trong túi ra bọc vàng vác trên vai lên đường về nhà. Hanxơ đang đi lững thững thì gặp một người hớn hở cưỡi một con ngựa phóng tới. Hanxơ nói bô bô:
những người khôn
Những người khôn
Xưa có một chú bé chăn dê nghèo, bố mẹ đều chết cả, quan trên đưa chú cho một nhà giàu nuôi dạy. Song vợ chồng nhà này rất cay nghiệt. Của cải đã có thừa mà họ vẫn tham lam bủn xỉn. Hễ có ai ăn mất của họ một tí bánh mì là họ đã tức giận rồi. Chú bé phải làm cật lực mà được ăn rất ít mà thường là ăn đòn nhiều hơn.Chú bé nghèo dưới nấm mồ
Chú bé nghèo dưới nấm mồ
Xưa có một chú bé chăn dê nghèo, bố mẹ đều chết cả, quan trên đưa chú cho một nhà giàu nuôi dạy. Song vợ chồng nhà này rất cay nghiệt. Của cải đã có thừa mà họ vẫn tham lam bủn xỉn. Hễ có ai ăn mất của họ một tí bánh mì là họ đã tức giận rồi. Chú bé phải làm cật lực mà được ăn rất ít mà thường là ăn đòn nhiều hơn.Một hôm, chủ giao cho chú trông con gà mái và một đàn gà con. Gà mẹ đuổi con lạc qua một bụi tầm xuân. Bỗng một con diều hâu từ trên cao bổ xuống, quặp lấy gà mẹ bay đi mất. Chú bé lấy hết hơi sức gào: "Kẻ cắp! kẻ cắp! Bắt lấy quân kẻ cắp!". Nhưng nào có ích gì. Diều hâu đâu có chịu tha mồi về trả. Chủ nghe tiếng kêu vội chạy ra. Lúc biết là mất gà, hắn ta giận điên lên đánh chú bé tới tấp, đến nỗi mấy ngày sau chú vẫn không nhúc nhích được.
Giờ chú phải trông đàn gà vắng mẹ. Khó khăn càng nhiều hơn vì lũ gà cứ bỏ chạy lung tung. Chú bèn nghĩ ra một cách, chú lấy dây buộc chằng lũ gà lại với nhau. Chú tưởng thế là diều hâu không thể bắt được một con gà nào nữa. Nhưng chú đã lầm to, mấy hôm sau, chú vừa ngủ thiếp đi vì mệt và đói thì con chim độc ác kia lại đến, sà xuống bắt một con gà con. Vì con nọ đã buộc chằng vào con kia nên diều hâu vớ được trọn cả một đàn. Nó tha tít lên ngọn cây
nuốt hết sạch. Vừa khi ấy tên nhà giàu cũng về tới nhà. Thấy tai họa xảy ra, hắn phát khùng, lại đánh chú bé một trận không tiếc tay, đến nỗi chú phải nằm liệt giường mấy ngày liền.
Khi chú đã đi lại được, hắn bảo: "Mày đần độn quá không thể nào trông coi cái gì hết, thôi để sai vặt vậy".
Hắn giao cho chú một làn nho đến biếu viên thẩm phán, kèm theo một bức thư. Giữa đường, vừa đói vừa khát, chịu chẳng nổi, chú bé đánh liều ăn mất hai chùm nho. Lúc chú đem nho đến nhà tên thẩm phán, viên quan này bóc thư ra xem, rồi lại thấy thiếu mất hai chùm nho liền bảo:
- Thiếu mất hai chùm.
Chú bé thật thà thú nhận là giữa đường đói và khát quá chú đã trót ăn mất số nho đó rồi. Viên thẩm phán viết thư cho người nông dân đòi phải nộp đủ số nho như đã viết trong thư.
Lần này chú bé lại phải đem nho với một lá thư khác đi. Và dọc đường, đói khát quá, cực chẳng đã, cũng như lần trước, chú lại ăn mất hai chùm. Song lần này, để giấu bức thư khỏi lộ, chú đã lục làn lấy thư ra, chặn dưới một hòn đá rồi ngồi đè lên trên. Thế mà viên thẩm phán vẫn cứ hỏi chú về số nho bị thiếu. Chú kêu lên: "Trời ơi, sao mà ông biết được! Đến bức thư cũng không thể biết chuyện ấy cơ mà, vì tôi đã chặn một hòn đá lên rồi".
Viên thẩm phán phì cười về sự ngây ngô của chú. Ông ta biên thư cho tên nhà giàu khuyên hắn nên đối xử tốt hơn với chú bé nghèo, phải cho chú ăn uống đầy đủ và dạy cho chú biết phân biệt phải trái. Con người nhẫn tâm nói: "Rồi ta sẽ dậy cho mày phân biệt. Nếu mày muốn ăn thì mày cũng phải chịu làm. Mày làm sai trái, ta sẽ dạy mày bằng roi vọt".
Hôm sau hắn giao cho chú bé một việc khó. Chú phải băm mấy bó rơm làm thức ăn cho ngựa. Hắn đe chú: "Trong năm tiếng nữa, ta trở về, nếu mày vẫn chưa băm xong chỗ rơm này thì ta sẽ đánh cho mày một trận bò lê bò la". Hắn cùng vợ, đầy tớ trai, đầy tớ gái đi phiên chợ hàng năm và chỉ để lại cho chú bé có một mẩu bánh mì con.
Chú bé ngồi trên đống rơm ra sức băm. Được một lúc thấy nóng, chú cởi áo ngoài ra quẳng lên đống rơm. Trong bụng chỉ lo làm không kịp, chú ra sức băm. Giữa lúc hăng hái, chú quên khuấy băm nát cả tấm áo của chú lẫn trong rơm. Đến lúc nhớ ra thì đã muộn rồi, không còn làm thế nào được nữa. Chú kêu lên: "Trời ơi, chết tôi rồi. Con người cay nghiệt kia có bao giờ dọa suông đâu! Hắn về mà thấy mình làm thế này thì hắn sẽ đánh mình chết mất. Thà tự tử trước còn hơn".
Đã có một lần chú bé nghe thấy mụ chủ bảo: "Ở dưới gầm giường có niêu thuốc độc". Sự thật mụ ta chỉ nói để dọa những kẻ tham ăn vì niêu đó đựng mật ong. Chú mới bò vào gầm giường lôi cái niêu ra đánh hết nhẵn. Chú tự bảo: "Không hiểu sao người ta vẫn bảo cái chết là cay
đắng mà mình ăn lại chỉ thấy ngọt. Trách nào mụ chủ cứ muốn được chết".
Chú ngồi lên cái ghế, bình tĩnh đợi chết. Nhưng chú không thấy mình lả đi, trái lại nhờ món ăn rất bổ kia, chú lại cảm thấy mình khỏe ra. Chú tự bảo: “Chắc không phải là thuốc độc. Song mình còn nhớ có lần lão chủ bảo: Trong hòm quần áo có chai thuốc diệt ruồi. Nhất định nó là thuốc độc thật và phải uống thứ thuốc đó mới chết được”. Song đó cũng không phải là thuốc diệt ruồi thật mà chính là rượu nho.
Chú lôi cái chai ra tu sạch. Chú bảo: "Thứ thuốc độc này cũng ngọt". Nhưng chỉ một lúc sau rượu bắt đầu ngấm. Chú thấy người ngây ngất lại nghĩ bụng: chắc chết đến nơi rồi. Chú tự nhủ: "Có lẽ mình sắp chết, phải đi ngay ra nghĩa địa tìm sẵn lấy một cái huyệt mới được". Chú bước đi lảo đảo, đến nghĩa địa nằm trong một cái huyệt mới đào. Mỗi lúc, chú thấy mình càng thêm choáng váng.
Gần đó có một quán ăn, trong quán đang có đám cưới. Nghe tiếng nhạc, chú bé cứ ngỡ mình đã lên tới thiên đàng. Sau đó chú lịm đi hoàn toàn. Chú bé không bao giờ tỉnh lại nữa, hơi rượu nóng và sương đêm giá buốt làm chú chết thật. Chú mãi mãi ở lại nơi chú đã nằm xuống.
Tên nhà giàu nghe tin chú bé chết sợ lắm, hắn chỉ lo bị tòa án xét xử. Hắn lo sợ quá ngã xuống đất ngất đi. Mụ vợ khi ấy đang rang lúa mạch dưới bếp vội chạy lên tìm cách chạy chữa cho chồng. Nào ngờ ngọn lửa bốc vào lòng chảo, rồi cháy lan ra khắp nhà. Vài giờ sau chỉ còn lại một đống tro tàn. Những năm cuối cùng của đời họ, cả hai người đều bị lương tâm cắn rứt và sống rất nghèo nàn cực khổ.
Sáu con thiên nga
Sáu con thiên nga
Ngày xưa có một ông vua đi săn ở một khu rừng lớn, vì vua đuổi theo một con thú hăng quá nên quân hầu không ai theo kịp. Tối đến, vua đứng lặng nhìn quanh, thấy mình đã bị lạc đường, không tìm được lối ra. Bỗng vua thấy có một mụ già, đầu lắc lư đi tới: đó là một mụ phù thủy. Vua bảo mụ:- Này cụ, cụ có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng được không?
Mụ đáp:
- Tâu bệ hạ, được chứ. Cái đó già làm được, nhưng với một điều kiện mà nếu bệ hạ không chấp nhận thì bệ hạ không bao giờ ra được khỏi rừng này và sẽ chết đói ở đây.
Hai ông cháu
Hai ông cháu
Xưa có một ông cụ già nua tuổi tác, mắt mờ, tai nặng, chân tay run lẩy bẩy. Khi ngồi ăn, cụ cầm thìa không vương, đánh đổ xúp ra khăn bàn; xúp rơi ra cả ngoài miệng. Con trai và con dâu thấy thế không thích, đuổi cụ ra ngồi một xó sau lò sưởi và lấy thức ăn vào bát sành cho cụ ăn. Mà nào có cho cụ ăn no! Mỗi khi cụ liếc mắt về phía bàn ăn, cụ lại rầu rầu nét mặt, rơm rớm nước mắt.
Subscribe to:
Posts (Atom)