468x1000 Ads

Truyện

TÊN CỦA ĐÓA HỒNG: KINH XẾ SÁNG

Tên Của Đóa Hồng
Tác giả: Umberto Eco
Dịch giả: Đặng Thu Hương
Nguyên văn tiếng Anh: The Name of the Rose
Chương 2: KINH XẾ SÁNG

Tu viện trưởng

giao nhiệm vụ cho William

TÊN CỦA ĐÓA HỒNG: NGÀY THỨ NHẤT

Tên Của Đóa Hồng

Tác giả: Umberto Eco
Dịch giả: Đặng Thu Hương
Nguyên văn tiếng Anh: The Name of the Rose
Chương 1: NGÀY THỨ NHẤT - Kinh đầu

Đến chân Tu viện.

William trổ tài phán đoán

nhanh nhậy và độc đáo.

Một buổi sáng đẹp trời cuối tháng Mười một. Đêm qua có mưa tuyết nhỏ, và mặt nước được phủ một lớp tuyết man mác dày không quá ba ngón tay. Trong màn đêm, ngay sau khi Kinh Ngợi Khen vừa dứt, chúng tôi nghe tiếng kinh cầu vang lên từ ngôi làng trong thung lũng. Khi vầng dương vừa ló dạng, chúng tôi khởi hành đi về hướng núi.

TÊN CỦA ĐÓA HỒNG: Mở đầu

Tên Của Đóa Hồng
Tác giả: Umberto Eco
Dịch giả: Đặng Thu Hương
Nguyên văn tiếng Anh: The Name of the Rose
Mở đầu

Bản thảo của Adso được chia thành bảy ngày, mỗi ngày lại được chia thành nhiều giai đoạn tương ứng với các giờ kinh lễ. Các tiểu tựa, viết dưới dạng ngôi thứ ba, có lẽ do Valet thêm vào. Nhưng do các tiểu tựa này sẽ giúp quý độc giả dễ định hướng theo dõi câu chuyện và do kỹ thuật hành văn này cũng không xa lạ lắm đối với nền văn học địa phương thời bấy giờ, tôi thấy không cần phải loại bỏ chúng.

TÊN CỦA ĐÓA HỒNG: KHỞI ĐẦU TỪ MỘT BẢN THẢO

Tên Của Đóa Hồng
Tác giả: Umberto Eco
Dịch giả: Đặng Thu Hương
Nguyên văn tiếng Anh: The Name of the Rose
KHỞI ĐẦU TỪ MỘT BẢN THẢO

Vào ngày 16 tháng 8 năm 1968, tôi được trao một quyển sách do một linh mục Vallet nào đó viết, Bản thảo của Dom Adson xứ Melk dịch sang tiếng Pháp từ ấn bản của Dom J. Mabillon (do Nhà In của Tu viện Source, ở Paris, xuất bản năm 1842). Được bổ sung bằng những cứ liệu lịch sử quả thực vô cùng hiếm hoi, quyển sách tuyên bố đã tái hiện một cách trung thực một bản thảo hồi thế kỉ 14, mà trước kia đã được một học giả vĩ đại ở thế kỷ 18 tìm thấy trong một tu viện ở Melk, người đã cho chúng ta lượng tư liệu lớn về lịch sử của dòng Benedict. Phát hiện mang tính học thuật này (tôi muốn nói của tôi, theo thứ tự xếp hàng thứ ba) khiến tôi vô cùng thích thú trong thời gian lưu lại Prague để đợi một người bạn thân. Sáu ngày sau khi quân đội Xô Viết tiến vào thành phố này, tôi xoay xở đến được biên giới Áo ở Linx, và từ đó đi đến Viên, nơi tôi hội ngộ với bạn thân yêu của tôi và cùng nhau ngược dòng Danube.

Tên Của Đóa Hồng

Tên Của Đóa Hồng
Tác giả: Umberto Eco
Dịch giả: Đặng Thu Hương
Nguyên văn tiếng Anh: The Name of the Rose
Giải PREMIO STREGA 1981
Giải MEDICI 1982
Giải CESAR 1987

Sách bán chạy nhất Châu Âu 1987
"Hãy tưởng tượng một lâu đài thời trung cổ, với các viên quản hầm, làm vườn, dược thảo sư và các tu sinh trẻ. Lần lượt sáu tu sĩ bị ám sát bằng những cách hết sức kỳ quặc. Một học giả dòng Francisco được phái đến để khám phá sự bí ẩn đó, nhưng rồi ông lại thấy mình vướng vào những điều bí ẩn còn đáng sợ hơn nữa ... Và thế là bắt đầu cuộc truy tìm điều bí mật và ý nghĩa thực sự của các từ ngữ, biểu tượng, ý tưởng, tất cả những dấu hiệu có thể nghĩ ra được mà thế giới hữu hình chứa đựng đằng sau bức màn bí mật đó"...
Umberto đã viết tiểu thuyết đầu tay của mình .... và nó đã trở nên một biến cố văn học".

NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ:CHƯƠNG 12 - HỒI KẾT THÚC

Những Người Khốn Khổ
Tên Gốc: Les Misérables
Tác Giả: Victor Hugo
CHƯƠNG 12 - HỒI KẾT THÚC

Vài tháng sau câu chuyện trao đổi với Jean Valjean, Marius đang ở trong văn phòng của mình thì được báo có khách : ông Thénardier. Thư giới thiệu của ông ta, với chính tả, lối viết và mùi thuốc lá của nó đã thông báo tức khắc cho Marius về lai lịch ông ông cần gì, ông Thénardier? Người luật sư trẻ lên tiếng hỏi, không thể bị đánh lừa bởi trang phục và vẻ bề ngoài của con người đang đứng trước chàng.

NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ:CHƯƠNG 11 - HÔN LỄ

Những Người Khốn Khổ
Tên Gốc: Les Misérables
Tác Giả: Victor Hugo
CHƯƠNG 11 - HÔN LỄ


Bốn tháng sau, Marius bước vào thời dưỡng bịnh và việc đầu tiên của chàng là tuyên bố với ông ngoại chàng với một vẻ cương quyết dữ tợn ( bởi chàng mong đợi những lời phản đối, những lời trách cứ, một sự từ chối).

NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ:CHƯƠNG 10 - PHÚT HẤP HỐI CỦA CUỘC NỔI DẬY

Những Người Khốn Khổ
Tên Gốc: Les Misérables
Tác Giả: Victor Hugo
CHƯƠNG 10 - PHÚT HẤP HỐI CỦA CUỘC NỔI DẬY


Với Jean vajean việc rời đường Plumet giống như một cuộc chạy trốn, và lân đầu tiên, Cosette, luôn luôn dịu dàng và ngoan ngoãn, đã thử chống lại. Nhưng không gì có thể khiến Jean Valjean xèt lại quyết định của mình. ông, Cosctte và Toussaint đã lên đường ban đêm mà không mang theo rương, tráp.

NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ: CHƯƠNG 9 - ĐƯỜNG CHANVBEBLE

Những Người Khốn Khổ
Tên Gốc: Les Misérables
Tác Giả: Victor Hugo
CHƯƠNG 9 - ĐƯỜNG CHANVBEBLE

Qua cosstte, độc giả đã nhận ra người thuê nhà ở ngôi nhà Plumet. Quả thực Jean Valjean, khi rời khỏi tu viện đã cho họ nương náu trong bảy năm, ông và " con gái " ông, đã chọn chốn ở này với hai cái lối vào cách xa nhau tạo một vẻ an toàn. Để thận trọng hơn, ông không bao giờ đặt chân tới khu vườn men theo đường Babylone.

NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ: CHƯƠNG 8 - LỚP PHỤ TÌNH TỨ

Những Người Khốn Khổ
Tên Gốc: Les Misérables
Tác Giả: Victor Hugo
CHƯƠNG 8 - LỚP PHỤ TÌNH TỨ

Marius đã chứng kiến phần kết cục bất ngờ của các biến cố. Trong đêm chàng trằn trọc suy nghĩ. Hôm sau ngay vào lúc bảy giờ sáng, chàng trả tiền phòng còn thiếu, cho chất lên chiếc xe đẩy tay sách vở, giường, tủ ngăn kéo, cái bàn cùng hai chiếc ghế của chàng và lên đường không để lại địa chỉ, đến nỗi khi Javert trở lại trong buổi sáng để hỏi Marius về sự bỏ cuộc hôm trước, ông chỉ gặp người thuê nhà chính, bà Burgon.

NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ: CHƯƠNG 7 - MAI PHỤC

Những Người Khốn Khổ
Tên Gốc: Les Misérables
Tác Giả: Victor Hugo
CHƯƠNG 7 - MAI PHỤC

Marius lặng lẽ trở về phòng mà không gặp ai. một chập sau chàng nghe tiếng người chủ thuê chính, bà Burgon, ra ngoài. Cánh cửa ngôi nhà đóng lại Bấy giờ khoảng năm giờ rưỡi. Ngồi trên giường, chàng trai nghe động mạch mình đập như người ta nghe tiếng đập của một chiếc đồng hồ nhỏ trong bóng tối. Tuy nhiên chàng vẫn không nao núng, sợ sệt. Tuyết không còn rơi nữa. Trăng đã ra khỏi sương mù và tạo cho mọi vật một dáng vẻ ma quái.

NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ: CHƯƠNG 6 - ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI

Những Người Khốn Khổ
Tên Gốc: Les Misérables
Tác Giả: Victor Hugo
CHƯƠNG 6 - ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI

Trong những chuyến đi dạo quanh các lối đi vắng vẻ trong vườn Luxembourg, Marius, vào thời bấy giờ đã là một thanh niên đẹp trai hai mươi tuổi, chú ý tới một người đàn ông luống tuổi và một cô gái rất trẻ lúc nào cũng ngồi bên nhau nơi lối đi vắng vẻ nhất.

NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ: CHƯƠNG 5 - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN

Những Người Khốn Khổ
Tên Gốc: Les Misérables
Tác Giả: Victor Hugo
CHƯƠNG 5 - NHÀ ĐẠI TƯ SẢN

Năm 1831 , ông Gillenormand ngụ tại khu phố Marais, đường Filles-du-calvaire số 6.

ông Gillenormand mang đặc tính tư sản cũ kỹ của mình bằng dáng vẻ của các hầu tước thế kỷ XVIII khi mang cái tước hầu của họ. ông đã quá tuổi 90, ông bước thẳng, nói to, trông rõ, uống rượu không pha nước. ông còn đủ ba mươi hai cái răng và chỉ mang kính khi phải đọc ông còn một lợi tức khoảng mười lăm nghìn đồng frăng. Trong mọi câu chuyện, ông luôn lớn tiếng quát tháo, khi người ta nói trái ý ông, ông giơ gậy đánh bừa vào những người nhà của ông, như ở thời đại của vua Jouis xiv. ông sống với một trong những người con gái của ông đã năm mươi tuổi và chưa hề lập gia đình, và mỗi khi giận, ông vẫn thường thẳng tay quất roi lên cô con gái già : cô này cho ông cái cảm giác cô mới tám tuổi. Người con gái khác của ông đã chết khi sinh một bé trai. ông Gillenormand đòi nuôi dưỡng đứa cháu ngoại của mình đồng thời hăm dọa truất quyền thừa kế của nó nếu người ta không cho ông làm việc đó. Vì quyền lợi của đứa con, người cha đành nhượng bộ với cõi lòng tan nát và còn phải chấp nhận những điều kiện nghiệt ngã của lão tư sản già nua cao ngạo và cứng đầu :

NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ: CHƯƠNG 4 - COSETTE

Những Người Khốn Khổ
Tên Gốc: Les Misérables
Tác Giả: Victor Hugo
CHƯƠNG 4 - COSETTE

Jean valjean đưa cosette tới earis. ông tự nhủ thà mất tăm trong đại dương của một thành phố hơn là sống trong một tỉnh nhỏ nơi cuộc sống mọi người luôn chịu sự xét nét, phê phán của người bên cạnh. ông mướn một gian phòng và một buồng nhỏ được soi sáng bởi một Ô cửa sổ trên mái nhà trong khu phố Salpétrière ở đường Vignes-saint-marcel. Căn nhà ông chọn có một vẻ ngoài bẩn thỉu và ảm đạm gồm nhiều gian phòng tồi tàn có sẵn đồ đạc cho những người nghèo khổ thuê mướn.

NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ: CHƯƠNG 3 - QUÁN THENARDIER

Những Người Khốn Khổ
Tên Gốc: Les Misérables
Tác Giả: Victor Hugo
CHƯƠNG 3 - QUÁN THENARDIER

Trong khu rừng lớn giữa Chelles và Montfermeil Trời tối mịt và lạnh. Ngày hôm âý, hai bốn tháng mười hai 1823, trời nắng chói chang nhưng buổi chiều khi ngọn gió bấc thổi về người ta có cảm giác như đang giữa mùa đông nghiệt ngã. Một người đàn ông đang sải bước trong đám cây cuối cùng của khu rừng. ông dừng bước trong đám cây cuối cùng của khu rừng. ông dừng lại trong phút chốc bên con suối và uống nước trong lõm bàn tay mình rồi tiếp bước về phía ngôi làng.