468x1000 Ads

Truyện

BA CHÀNG LÍNH NGỰ LÂM CHƯƠNG 13 Ông Bonacieux

Ba chàng lính ngự lâm
Tác giả: Alexandre Dumas
Dịch giả: Nguyễn Bản
Chương 13 Ông Bonacieux

Trong mọi chuyện vừa xảy ra, có một nhân vật, mặc dầu trong tình thế không an toàn, lại không được quan tâm mấy, đó là ông Bonacieux, kẻ từ đạo đáng kính của những âm mưu chính trị và tình yêu đan xen nhau chặt chẽ trong cái thời buổi vừa rất hiệp sĩ vừa rất phong tình này.

Rồng Phương Đông

Rồng hay Long là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong cả phương Đông lẫn phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ.

Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký 禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" 麟鳳龜龍謂之四靈 (Long, lân, quy, phụng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực.





Rồng với người Trung Quốc

Vì đứng đầu trong tứ linh nên rồng có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân Trung Quốc. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương (濮陽) tỉnh Hà Nam, người ta khai quật được một con rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm tuổi.

Như vậy điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật hay vật tổ (totemism: Đồ đằng sùng bái 圖騰崇拜)

Và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, đời Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm.

Rồng luôn hiện hữu trong các truyện thần thoại Trung Quốc, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, v.v...

Rồng chữ Hán viết là 龍 với các cách phiên thiết như:

Khang Hi 康熙: lực chung thiết 力鍾切, như vậy đọc là lung; lô dung thiết âm lung 盧容切音籠, như vậy cũng đọc là lung.

Chu Dịch Đại Từ Điển 周易大辭典 (căn cứ Thuyết Văn Giải Tự 說文解字): lực chung thiết chung vận 力鍾切鍾韻, như vậy đọc là lung.

Từ Hải 辭海: lư dung thiết âm lung 閭容切音籠, như vậy đọc là lung.

Theo các cách phiên thiết trên thì chữ 龍 nên đọc là «lung». Nhưng từ trước đến nay người Việt vẫn đọc là «long», có lẽ căn cứ vào thanh phù đồng 童 (giản lược thành chữ lập 立 trên đầu).

Thuyết Văn Giải Tự giảng về rồng (long) là: «Lân trùng chi trưởng, năng u năng minh, năng tế năng cự, năng đoản năng trường, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên.» 鱗蟲之長, 能幽能明, 能細能巨, 能短能長, 春分而登天, 秋分而潛淵 (Rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, có thể biến hóa nhỏ hoặc lớn, dài hoặc ngắn; tiết xuân phân thì bay lên trời, tiết thu phân thì lặn sâu đáy vực).

Đoàn Ngọc Tài chú: «Mao Thi - Liệu Tiêu truyện viết: Long sủng dã. Vị long tức sủng chi giả tá dã. Chước truyện viết: Long hòa dã. Trường phát đồng. Vị long vi ung hòa chi giả tá tự dã.» 毛詩蓼蕭傳曰: 龍寵也. 謂龍即寵之假借 也.勺傳曰: 龍和也. 長發同. 謂龍為邕和之假借字也 (Truyện Liệu Tiêu trong Mao Thi viết: Long tức là sủng (bằng vinh diệu, yêu mến). Nói long tức là nói chữ giả tá của sủng. Chước truyện nói: Long tức là hòa. Đồng nghĩa với trường phát (bằng phát triển lâu dài). Nói long tức là nói chữ giả tá của ung hòa (bằng hòa mục, hòa hiệp).

Theo lời chú của Đoàn Ngọc Tài, trong cổ văn, chữ long ngoài ý nghĩa là một linh vật còn được dùng như chữ giả tá của sủng và hòa với các ý nghĩa đã nêu trên).



Chín đứa con của rồng phương đông:

Rồng có chín đứa con (Long Sinh Cửu Tử), là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền... Là con thứ 9 của con Rồng theo quan niệm phương Đông. Đây là con vật rất trung thành với chủ, dù chủ nó làm nghề gì nên được rất nhiều người Trung Quốc và cả người Việt Nam rước về (để lấy may mắn).

Theo "Hoài Lộc Đường Tập", tên của "Long Sinh Cửu Tử" lần lượt là:
  1. Ngưu Tù
  2. Nhai Xải
  3. Trào Phong
  4. Bồ Lao
  5. Toan Nghê
  6. Bí Hí
  7. Bệ Ngạn
  8. Phụ Hí
  9. Li Vẫn
Còn theo "Thăng Am Ngoại Tập" thì đó là:
  1. Bí Hí
  2. Li Vẫn
  3. Bồ Lao
  4. Bệ Ngạn
  5. Thao Thiết
  6. Công Phúc
  7. Nhai Xải
  8. Toan Nghê
  9. Tiêu Đồ

Long (Rồng) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông, đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc. Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm (Rồng Sinh 9 con), các phẩm không giống nhau phân biệt như sau:


Bí Hí là con trưởng của Rồng.
Còn có tên khác là Quy Phu, Điền Hạ hay Bá Hạ. Linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá...

Li Vẫn là con thứ hai của Rồng.
Còn có tên gọi là Si Vĩ hay Si Vẫn. Linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài…

Bồ Lao là con thứ ba của Rồng.
Linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.

Bệ Ngạn là con thứ tư của Rồng.
Còn có tên gọi khác là Hiến Chương. Linh vật có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

Thao Thiết là con thứ năm của Rồng.
Linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, có tính tham ăn vô độ nên được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

Công Phúc là con thứ sáu của Rồng.
Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.

Nhai Xải là con thứ bảy của Rồng.
Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.

Toan Nghê là con thứ tám của Rồng.
Linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

Tiêu Đồ là con thứ chín của Rồng.
Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.

Ngoài chín linh vật nói trên, gia đình Rồng còn có một số linh vật khác như:

Tù Ngưu: Linh vật giỏi về âm luật nên thường được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí...

Trào Phong: Linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu (gần giống với li vãn).

Phụ Hí: Linh vật được chạm khắc trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ mộ phần người đã khuất.

Trong chín con của Rồng duy có Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu thì giống rồng, gọi là con thú mang bia (Có một số người, thậm chí cả các nhà Sử Học có sự nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bá Hạ vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến Sĩ - Điều này mang ý nghĩa sâu sắc hơn là một con rùa bình thường).

Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy. Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia, nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn. Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn. Phong Thủy Học có nói: "Yếu khoái phát, đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát". Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt, Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi, còn đem lại nhân duyên nữa. Long Quy có thể chiêu tài hóa sát, thêm nữa rùa có hàm nghĩa Nhân Thọ, cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy kỵ. Hình dáng nó cũng làm cho nhiều người thích, nhà nhà ai cũng muốn bày nó. Khi bày Long Quy tốt nhất nên lấy Mệnh Vận của chủ nhà mà tính toán, sẽ không bao giờ bất lợi khi quan hệ với người khác. Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó hướng ra cửa như dùng Tỳ Hưu. Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng Trấn Trạch. Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho vượng nhân đinh. Long Quy trước tiên mang hàm nghĩa Vinh Quý, ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm Về Làng. Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con vật rất Tốt Lành. Đời Tống có quan niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của Bắc Đế Chân Võ (Một trong các Hóa Thân của Ngọc Hoàng Thượng Đế).

Long Quy đầu đặt quay về cửa sổ (Bên ngoài cửa sổ có sông, ngòi, biển là tốt nhất), đặt tại phòng khách hoặc phòng đọc sách. Cửa sổ đặt ở vị trí phía đông càng tốt vì có câu "Tử Khí (Khí Lành) đến từ phương Đông".

Tại phòng làm việc nên bày đối diện cửa phòng hoặc cửa sổ (bày ngay trên bàn làm việc của mình). Sau đuôi Long Quy nên bày Tử Tinh Động (Động đá tím) để khí tím đến nhập vào huyệt động. Trước mặt Long Quy nên bày một thủy tinh cầu trong suốt để bổ sung thủy khí cho Long Quy

Truyền Thuyết về Ninja

Ninja hiện vẫn còn tồn tại nhưng có rất ít thông tin về họ – những chiến binh âm thầm viết nên một phần trang sử thời phong kiến ở Nhật Bản.


Truyền thuyết về Ninja:
Hoạt động chủ yếu từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, thời điểm bất ổn chính trị nhất trong lịch sử Nhật Bản, ninja (hay Shinobi) là danh xưng chỉ những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên hoạt động bí mật. Theo ghi chép, ninja là những người sử dụng nhẫn thuật Ninjutsu – loại hình chiến đấu biệt lập phát triển chủ yếu từ vùng Iga tại tỉnh Mie và làng Koka tại tỉnh Shiga. Khi Nhật Bản thống nhất năm 1603, vai trò của các phái Ninja cũng phai nhạt dần

Trong các tài liệu hiếm của Nhật Bản có ghi, ninja từng phò tá Chinh di Đại Tướng quân Tokugawa Iemitsu (1604 – 1651) dập tắt thành công phiến quân trong cuộc nổi loạn Shimabara (1637 – 1638) của tín đồ Thiên Chúa giáo. Vị Tướng quân thứ ba của gia tộc Tokugawa nổi tiếng đã thuê 8 ninja để giúp các võ sĩ samurai của mình đàn áp phong trào Shimabara. Ninja đã bí mật hoạt động về đêm và chiếm lại pháo đài Hara.

Có nhiều ghi chép lịch sử kể lại rằng ninja có nguồn gốc từ những chiến binh samurai chiến đấu hết lòng vì nhiệm vụ và danh dự. Hattori Hanzo, một ninja phái Iga nổi tiếng trong lịch sử, cũng là một võ sĩ samurai. Vị ninja này từng cứu sống Đại tướng quân Tokugawa Ieyasu (1543 – 1616), người có công thống nhất Nhật Bản năm 1603, và giúp Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền. Ninja là những điệp viên thời phong kiến được đào tạo những kỹ năng chuyên nghiệp

"Ninja" là cách đọc on'yomi của hai chữ Hán tự "忍者". Trong cách đọc kun'yomi, nó được phát âm là shinobi-no-mono (Hiragana: しのびもの), thường được rút gọn lại thành shinobi. Theo âm Hán-Việt, hai chữ Hán tự "忍者" được đọc là "nhẫn giả". Tuy nhiên, cách đọc này lại không có nghĩa tương đồng trong tiếng Nhật. Trong nghĩa gốc Hán, "忍" (on'yomi: "nin", kun'yomi: "shinobi") có nghĩa là "nhẫn" (kiên nhẫn, nhẫn nhịn), trong tiếng Nhật nó lại có nghĩa là "ẩn nấp/ tàng ẩn". Còn "者" (on'yomi: "ja", kun'yomi: "mono") trong nghĩa gốc Hán là "giả" (người), trong tiếng Nhật có cả nghĩa là "người" hoặc "tổ chức". Theo đó, ta có thể gọi ninja là "tàng ẩn giả"

Ban đầu, từ "ninja" trong truyền thuyết Nhật Bản không được sử dụng phổ biến, mà do đặc thù bí mật và tính ngôn ngữ địa phương, rất nhiều các danh xưng khác nhau để mô tả những gì mà sau này được gọi là ninja, như:

Monomi (物見, ものみ)

Ukagami (伺見, うかがみ)

Rappa (乱破, らっぱ)

Dakkou (奪口, だっこう)

Kusa (草, くさ)

Nokisaru (軒猿, のきさる)

Kamari (屈, かまり)

Kanshi (間士, かんし)

Ninjutsu tsukai (忍術使い)

Trong số đó, "shinobi" là danh xưng được sử dụng nhiều nhất.

Danh từ shinobi, được viết thành "忍び", được ghi nhận xuất hiện từ thế kỷ thứ 8, trong các bài thơ của Man'yōshū.

Shinobi được dùng để chỉ cho nam giới lẫn nữ giới. Tuy vậy, các shinobi nữ còn được gọi là kunoichi (くノ一), mà các ký tự của nó được cho là hình thành từ ba nét trong chữ Hán của từ "女", có nghĩa là "người phụ nữ".

Khi người Phương Tây bắt đầu tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, nhất là từ sau Thế chiến thứ hai, họ thường dùng từ "ninja" do nó ngắn gọn, dễ nói, dễ nhớ hơn đối với người Phương Tây. Từ đó, danh xưng "ninja" trở nên phổ biến hơn cả ở Nhật Bản lẫn trên thế giới.

Ninja vẫn còn tồn tại?

Lịch sử Nhật Bản không thiếu những câu chuyện về gián điệp, ám sát, cải trang hay sử dụng những chiến thuật quân sự khôn khéo. Và những câu chuyện ấy không chỉ ninja mới có. Tương truyền, ở thế kỷ thứ 4, Hoàng tử Yamato Takeru của Vương triều Yamato đã cải trang thành một phụ nữ xinh đẹp và ám sát thành công hai tướng của quân thù. Hoàng tử về sau được tôn vinh như một ninja bậc tài, mặc dù những câu chuyện về ninja phải hơn 1.000 năm sau mới có.

Ngày nay, ninja thường mặc những trang phục rất hiện đại, họ được thuê làm gián điệp, vệ sĩ hoặc ám sát thuê. Cấp cao nhất của ninja là Jonin rồi đến Chunin và cuối cùng là Genin.

Ninja thường hoạt động tương đối bí mật, nên có rất ít tài liệu ghi nhận. Theo một số ghi chép, ninja là những điệp viên được đào tạo những kỹ năng chuyên nghiệp, họ là những chuyên gia lão luyện trong chiến tranh du kích. Mặc dù, hầu hết các kỹ thuật của ninja cổ xưa đều bị thất truyền, nhưng rất nhiều tổ chức vũ trang, đặc biệt là quân đội và cảnh sát của nhiều quốc gia vẫn duy trì huấn luyện các kỹ thuật tương đồng với ninja. Có tổng cộng 8 trường Võ thuật Ninja (Ninjutsu) tuyên bố mình có bí kíp võ thuật của Ninja cổ thế kỷ 12.

Mặc dù ăn mặc, sử dụng võ thuật và vũ khí chiến đấu khá giống nhau nhưng các nhóm ninja lại hoạt động theo các mục đích khác nhau. Có nhóm chuyên được thuê trong các hoạt động tình báo, có nhóm chuyên đi phá hoại, xâm nhập hoặc ám sát. Nổi tiếng trong giới ninja Nhật là hai phái Iga và Koga. Đây cũng là hai vùng đất sản sinh ra nhẫn thuật trong ninja và có hơn 70 tổ chức truyền những kỹ thuật này tại địa phương.

Các kỹ năng của Ninja:

1. Thuật phi thân: ninja thường tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, từ thấp đến cao, ngày này qua ngày khác tạo nên sức bật, dẻo dai vượt trội người thường, cộng thêm các kỹ thuật bám vịn điểm tựa, ván nhảy để vượt qua các vật cản không quá cao (tường tầm thấp, mái nhà...). Từ đó, hình thành huyền thoại ninja có khả năng nhảy cao.

2. Thuật ẩn nấp: ninja thường tính toán rất kĩ địa thế, thời điểm hoạt động. Cộng với trang phục và sử dụng vật liệu hóa trang hòa nhập với môi trường, họ có thể dễ dàng ẩn nấp thích ứng tốt với các địa hình (cây cỏ, núi, nước...). Do các kỹ thuật của ninja đều không phổ biến, nên được dân gian thêm thắt thành huyền thoại ninja có thể tàng hình!

3. Thuật dùng dụng cụ hỗ trợ: do đặc thù tác chiến đặc biệt, hầu hết phải hoạt động trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của đối phương, các ninja thường phải dùng rất nhiều các công cụ để hỗ trợ việc thâm nhập. Do phải mang vác, nên hầu hết các công cụ hỗ trợ phải gọn nhẹ và hầu hết là thô sơ, đòi hỏi phải có khả năng sử dụng nhiều mục đích khác nhau và phải được tập luyện thành thục. Như các kỹ thuật, dây thừng đầu có móc sắt/móc ghim (hình dạng bàn tay) để phóng chặt vào 1 điểm cao (bằng gỗ, tường đất...) và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều.

Một số các kỹ năng tiêu biểu khác mà 1 ninja phải thuần thục:

1. Kỹ năng sử dụng vũ khí cận chiến (Melee weapon): kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại... Yêu cầu tiên quyết là dứt điểm mục tiêu nhanh gọn ít tiếng động

2. Kỹ năng sử dụng vật liệu nổ: gây cháy, gây độc, gây khói

3. Kỹ năng lợi dụng địa hình, địa vật, cấu trúc nhà cửa, trần nhà, v.v, để ẩn nấp hay bám trụ bất động ở đó trong một thời gian lâu, chờ thời cơ

4. Kỹ năng xử lý tình huống: có thể sử dụng bất kì vũ khí, vật dụng trong tay để tiêu diệt đối phương, gây ít tiếng động để trốn thoát, lẩn trốn nhanh

5. Kỹ năng điều nghiên, trinh sát khu vực sắp thực hiện nhiệm vụ

6. Tinh thần dũng cảm, bất khuất của võ sĩ đạo: quyết thực hiện nhiệm vụ tới cùng, tự sát để không lộ bí mật & bảo vệ tư cách
Một số vũ khí tiêp biểu của Ninja

BA CHÀNG LÍNH NGỰ LÂM CHƯƠNG 12 George Villiers quận công de Buckingham

Ba chàng lính ngự lâm
Tác giả: Alexandre Dumas
Dịch giả: Nguyễn Bản
Chương 12 George Villiers quận công de Buckingham

Bà Bonacieux và Quận công đi vào điện Louvre không gặp khó khăn gì. Bà Bonacieux ai cũng biết là người của Hoàng hậu, Quận công mặc đồng phục ngự lâm của ông De Treville như ta đã nói, lại đến phiên gác tối đó. Hơn nữa, Ghécmanh là thuộc hạ tin cậy của Hoàng hậu và nếu xảy ra chuyện gì, bà Bonacieux sẽ bị cáo buộc dẫn người tình của mình vào điện Louvre, có thế thôi.

Bà ta sẽ nhận tội về mình, danh giá của bà sẽ mất, đúng vậy, nhưng cái danh giá của một cô hàng xén nhỏ thì có giá trị gì trong cái thế giới này?

Vào được bên trong hoàng cung rồi, Quận công và người thiếu phụ đi theo chân tường thành một khoảng hai nhăm bước, qua khoảng đó bà Bonacieux đẩy một cái cửa ngách nhỏ, ngày đóng, đêm thường mở. Cửa mở ra, cả hai đi vào một vùng tối om, nhưng bà Bonacieux thuộc hết đường ngang ngõ tắt ở phần này của điện Louvre, phần giành cho những người trong bộ phận tùy tùng. Bà ta đóng lại các cửa đã đi qua, dắt tay ông Huân tước, dò dẫm mấy bước đi, nắm lấy tay vịn, bước lên một bậc, và bắt đầu leo lên cầu thang. Ông Quận công đếm được hai tầng gác.

Rồi bà ra rẽ phải, đi theo một hành lang dài, lại đi xuống một tầng, đi thêm vài bước vài bước nữa, tra chìa khóa vào ổ khóa, mở một cửa và đẩy Huân tước vào một căn phòng chỉ được thắp sáng bằng một ngọn đèn ngủ và bảo:

- Xin Huân tước Quận công cứ ở đây, sẽ có người đến.

Rồi bà ta đi ra cũng bằng chiếc cửa ấy, khóa trái lại, thành ra Quận công thấy mình thực sự như một tù nhân.

- Thế nhưng dù hoàn toàn bị biệt lập. Quận công De Buckingham không hề một phút giây cảm thấy sợ hãi. Một trong những mặt nổi bật trong tính cách của ông ta là tìm kiếm sự phiêu lưu và tình yêu, sự lãng mạn. Can trường, táo bạo, dày đạn, đây không phải là lần đầu tiên ông ta liều mạng trong những toan tính như thế. Ông đã hiểu ra bức thư nhắn gửi danh hoàng Anne d' Autriche(1) mà vì tin là thật ông đã sang Paris, chỉ là một cái bẫy, và đáng nhẽ lại trở lại Anh quốc, ông đã lợi dụng tình thế mình bị đẩy vào, tuyên bố với Hoàng hậu sẽ không ra đi nếu không được gặp bà. Lúc đầu Hoàng hậu kiên quyết từ chối, cuối cùng bà lại sợ Quận công nổi giận làm những chuyện điên rồ. Thế là bà đã quyết định tiếp ông và sẽ van xin ông ra đi ngay tức khắc. Chính buổi tối hôm bà Bonacieux được giao việc đi tìm Quận công và dẫn ông vào điện Louvre thì bà bị bắt cóc. Trong hai ngày, người ta hoàn toàn không biết bà ra sao và tất cả mọi việc đều treo lơ lửng. Nhưng một khi được tự do, một khi bắt liên lạc lại được với ông La Porte, mọi việc lại tiếp tục và bà vừa làm tròn cái việc phiêu lưu đầy nguy hiểm mà nếu như không bị bắt bà đã làm xong sớm hơn ba ngày rồi.

Còn lại một mình, Buckingham lại gần một tấm gương và thấy chiếc áo ngự lâm quân sao hợp với mình đến thế. Ở tuổi ba nhăm lúc đó, ông không hổ danh là một nhà quý tộc đẹp trai nhất và kỵ sĩ hào hoa nhất của Pháp quốc và Anh quốc.

Được cả hai quốc vương sủng ái, giàu có bạc triệu, đầy quyền thế trong một vương quốc có thể để yên được yên, làm loạn là loạn, Gioócgiơ Villiers Quận công De Buckingham đã để lại một trong những cuộc đời huyền thoại, lưu truyền qua nhiều thế kỷ như một sự kỳ lạ cho hậu thế.

Vì vậy, tin ở bản thân, vững ở uy lực, biết chắc những luật lệ kiềm chế những người khác không thể động đến mình, ông ta đi thẳng đến mục đích mình đã vạch ra, dù mục đích ấy quá cao xa và chói ngời đến mức là điên rồ với kẻ khác khi mới chỉ nhằm đến thôi. Chính vì thế mà ông đã nhiều lần tiếp cận được Anne d' Autriche xinh đẹp và kiêu hãnh, khiến nàng phải yêu ông vì những phẩm chất sáng ngời.

Soi mình trước gương, sửa lại những nếp sóng của bộ tóc hung vàng mà chiếc mũ nặng đã đè bẹp xuống, vuốt lại bộ ria mép vểnh lên, trong lòng tràn đầy niềm vui sướng và kiêu hãnh đã đạt được giờ phút khao khát bấy lâu nay, ông cười nụ một mình vừa hy vọng vừa hãnh diện.

Cũng lúc đó, một cánh cửa lấp sau tấm thảm che mở ra, và một phụ nữ xuất hiện. Buckingham nhìn thấy người đó hiện ra trong gương, ông kêu lên một tiếng, đó là Hoàng hậu.

Anne d' Autriche lúc đó khoảng hai sáu, hai bảy tuổi, nghĩa là đang lúc sắc đẹp rạng rỡ nhất.

Dáng đi của nàng là dáng đi của một hoàng hậu hay của một nữ thần, đôi mắt long lanh như ngọc bích, vừa đẹp hoàn hảo vừa tràn đầy vẻ dịu dàng lại uy nghi.

Cái miệng nhỏ nhắn và đỏ thắm cho dù môi dưới giống như của các hoàng thân trong gia đình d' Autriche hơi trề ra với môi trên, nàng vẫn vô cùng duyên dáng khi cười, và thâm trầm ngạo nghễ khi khinh bỉ.

Da nàng được coi là biểu tượng cho sự mềm mại mịn màng, bàn tay và cánh tay nàng đẹp đến ngỡ ngàng và tất cả các nhà thơ thời đó đã ca ngợi là bất khả so sánh.

Cuối cùng, tóc nàng hung vàng lúc còn thơ trẻ nay chuyển sang màu hạt dẻ, được nàng uốn nhẹ và rắc nhiều phấn màu, ngưỡng mộ ôm lấy khuôn mặt mà nhà phê bình cứng rắn nhất cũng chỉ có thể muốn đỡ hồng hơn một chút, và nhà tạc tượng khắt khe nhất cũng chỉ yêu cầu sống mũi hơi thanh hơn.

Buckingham ngây ra choáng mắt mất một lúc. Chưa bao giờ Anne d' Autriche lại đẹp đến như thế với ông. Giữa những cuộc khiêu vũ, lễ hội, dạo chơi, nàng chưa bao giờ đẹp như lúc này, trong một chiếc áo sa tanh trắng đơn sơ, cùng với nương tử Étxtêphania tháp tùng, người duy nhất trong những phụ nữ Tây Ban Nha còn chưa bị nhà Vua đuổi vì lòng ghen tuông cùng với sự ngược đãi của Giáo chủ Richelieu.

Anne d' Autriche tiến lên hai bước, Buckingham vội quỳ xuống dưới đầu gối nàng và nàng còn chưa kịp ngăn lại, thì ông đã hôn vào gấu áo của nàng.

- Quận công đã biết không phải tôi đã sai viết cho ông?

- Ồ vâng, thưa bà, vâng, thưa Hoàng hậu - Quận công nói - tôi biết tôi là một tên điên, một kẻ mất trí đi tin rằng băng tuyết có thể nao lòng, đá có thể bốc nóng. Nhưng bà bảo sao, khi người ta yêu, người ta dễ tin ở tình yêu, vả lại, tôi cũng bõ công trong chuyến đi này vì đã được gặp bà.

- Phải - Anne trả lời - nhưng ông hẳn biết vì sao và làm thế nào tôi gặp ông, bởi vì không động lòng trước mọi nỗi khó khăn của tôi, ông ương ngạnh không chịu rời khỏi cái thành phố mà ở lại đó tức là ông đã liều mạng sống và làm tôi có nguy cơ bị hại thanh danh. Tôi gặp ông để nói với ông rằng tất cả đều ngăn cách chúng ta, những vực sâu của biển, mối thâm thù của các vương quốc, sự thiêng liêng của những lời thể. Chống lại mọi điều như thế là phạm thượng đấy, Huân tước ạ. Cuối cùng, tôi gặp ông còn để nói với ông, chúng ta không nên gặp nhau nữa.

- Xin cứ nói, thưa Hoàng hậu, cứ nói nữa đi! - Buckingham nói - giọng nói dịu dàng của bà che đi những lời lẽ cứng rắn của bà. Bà nói đến phạm thượng? Nhưng sự phạm thượng nằm ngay trong việc chia sẻ những con tim mà Thượng đế tạo ra để chúng được vì nhau.

- Huân tước! - Hoàng hậu kêu lên - Ông quên rằng tôi chưa bao giờ nói tôi yêu ông.

- Nhưng bà cũng chưa hề nói rằng bà không mảy may yêu tôi, và quả thật nói với tôi những lời tương tự sẽ là một điều bạc nghĩa về phần Hoàng hậu đó. Bởi vì bà hãy bảo tôi đi, bà tìm đâu ra một tình yêu như tình yêu của tôi, một tình yêu mà thời gian, sự xa cách, sự thất vọng đều không làm nguội tắt nổi: một tình yêu tự bằng lòng với một dải băng rơi lạc, một cái nhìn lơ đãng, một câu nhỡ miệng? Thưa bà, ba năm trước lần đầu tiên tôi nhìn thấy bà, và đã ba năm tôi yêu bà như thế đó. Bà có muốn tôi nói lần đầu tiên tôi thấy bà, bà mặc gì không? Bà có muốn tôi tả từng chi tiết mỗi đồ trang điểm của bà không? Này nhé, tôi còn nhớ rõ, bà ngồi trên những viên gạch lát kiểu Tây Ban Nha, bà mặc một chiếc áo sa tanh xanh lá cây rua sợi vàng và bạc, hai ống tay rủ xuống và được xắn lên trên đôi cánh tay mỹ lệ, đôi cánh tay đáng ngưỡng mộ của bà bằng những viên kim cương lớn. Cổ áo bà xếp nếp và cài kín, bà đội một chiếc mũ nhỏ cùng màu với áo, trên mũ gài một chiếc lông sếu. Ôi, đây nữa nhé. Tôi nhắm mắt lại và tôi vẫn thấy bà nguyên như thế. Tôi mở mắt ra, tôi thấy bà đúng như bây giờ, nghĩa là còn đẹp hơn gấp trăm lần?

Anne d' Autriche không còn đủ can đảm để giận Quận công đã lưu giữ hình ảnh của mình lâu bền đến thế ở trong tim. Nàng lẩm bẩm:

- Ôi, điên rồ! Thật điên rồ đi nuôi một đam mê vô vọng với những kỷ niệm như thế!

- Thế bà bảo tôi sống bằng gì? Tôi ấy? Tôi chỉ có những kỷ niệm mà thôi. Đó là hạnh phúc, kho báu, niềm hy vọng của tôi. Mỗi lần gặp bà, là lại thêm một viên kim cương tôi cất vào hộp báu vật trong trái tim tôi. Viên này là viên thứ tư bà để rơi và tôi nhặt được. Bởi trong ba năm, tôi chỉ được gặp bà bốn lần. Lần đầu, tôi vừa nói rồi, lần thứ hai, tại nhà bà De Chevreuse, lần thứ ba trong vườn Amiêng.

- Quận công! - Hoàng hậu đỏ mặt nói - xin đừng nói tới buổi dạ hội ấy nữa.

- Trái lại, thưa bà, phải nói tới nó chứ. Đó là buổi dạ hội sung sướng và rạng rỡ của đời tôi. Bà có nhớ cái đêm ấy mới đẹp làm sao không? Không khí êm dịu và ngát hương, trời xanh biếc và lấp lánh những vì sao! Ôi, lần đó, thưa bà, tôi đã được một mình với bà trong phút chốc, lần đó bà đã sẵn sàng nói hết với tôi sự cô đơn trong cuộc sống của bà, những phiền não trong trái tim bà. Bà đã tựa vào cánh tay tôi, đây, cánh tay này. Tôi cảm thấy trong lúc tôi ngả đầu sang phía bà, những làn tóc đẹp của bà mơn man má tôi, và mỗi lần nó mơn man, tôi lại rùng mình từ chân tới đầu. Ôi, Hoàng hậu, Hoàng hậu! Bà không biết rằng mọi hạnh phúc lớn lao trong trời đất, những niềm vui trên thiên đường đều được gói trong những giờ phút như thế sao. Này nữa, mọi của cải, vận mệnh, vinh quang của tôi, tất cả những ngày còn lại của đời tôi, chỉ để có được phút giây như thế, một đêm như thế! Bởi cái đêm ấy, thưa bà, đêm ấy bà đã yêu tôi, tôi xin thề như vậy.

- Huân tước, vâng, có thể do ảnh hưởng của môi trường đó, vẻ quyến rũ của cái buổi dạ hội mỹ lệ đó, cái nhìn mê hoặc của ông, cuối cùng, hàng nghìn tình thế đôi khi thống nhất lại với nhau để làm hại một người đàn bà, đã nhóm lại xung quanh tôi trong cái đêm định mệnh đó. Nhưng Huân tước ông đã thấy, bà Hoàng hậu đã đến cứu người đàn bà đang yếu lòng. Ngay câu đầu tiên ông đã dám nói ra, ngay sự táo tợn đầu tiên tôi phải đáp lại, tôi đã gọi Hoàng hậu đến cứu.

- Ồ, vâng, vâng, đúng là như thế, và một thứ tình yêu khác với tình yêu của tôi có lẽ đã quỵ ngã trước thử thách đó, còn tình yêu của tôi đã thoát ra khỏi đó thắm thiết hơn, vững bền hơn. Trở về Paris bà đã tưởng là trốn nổi tôi, bà đã tưởng tôi không dám rời khỏi cái kho báu mà người chủ tôi đã ủy thác cho tôi canh giữ. Ôi, tôi cần quái gì mọi kho báu ở trên đời và mọi ông vua trên trái đất. Tám ngày sau đó, thưa bà, tôi đã quay trở lại. Lần này, bà chẳng còn gì để nói tôi. Tôi đã đánh liều bỏ mặc sủng ái, sinh mạng để gặp bà trong giây phút, tôi còn chưa động đến ngay cả bàn tay bà, và bà đã tha thứ cho tôi khi thấy tôi chịu khuất phục và ăn năn đến thế.

- Vâng, nhưng thưa Huân tước, ông thừa biết, sự vu khống đã chộp lấy mọi điên rồ mà trong đó nào tôi đã có gì đâu. Nhà Vua bị Giáo chủ kích động đã nổi trận lôi đình: Bà Vécnê bị đuổi Duytăng bị đi đầy, bà De Chevreuse bị thất sủng, và khi ông muốn trở lại nước Pháp như một sứ thần, nhà Vua đã tự mình chống đối.

- Phải, và nước Pháp sắp phải trả giá cho sự khước từ của nhà Vua bằng một cuộc chiến. Thưa bà, tôi không thể gặp bà được nữa, vì vậy tôi muốn ngày nào bà cũng nghe nói về tôi. Bà nghĩ thế nào về mục đích cuộc viễn chinh đảo Rê và việc liên minh với các tín đồ phái Tin lành ở thành La Rochelle mà tôi dự định? Đó là niềm vui được gặp bà. Tôi không có hy vọng đưa quân vào tận Paris, tôi thừa biết thế, nhưng cuộc chiến này có thể dẫn đến hòa bình, công cuộc hòa bình này sẽ cần đến một nhà thương thuyết, nhà thương thuyết ấy sẽ là tôi. Lúc đó người ta sẽ không dám từ chối tôi và tôi sẽ trở lại Paris và tôi sẽ gặp lại bà, và tôi sẽ được hạnh phúc trong giây lát. Đúng là hàng vạn người sẽ phải trả giá cho hạnh phúc của tôi bằng sinh mạng họ, nhưng tôi cần gì với tôi, miễn là tôi gặp lại bà? Tất cả cái đó có lẽ là rất điên rồ, có lẽ thật mất trí, nhưng bà nói tôi xem, người đàn bà nào có một người tình si tình hơn thế? Bà Hoàng hậu nào có được người phục vụ nhiệt tình hơn.

- Huân tước, Huân tước, những điểu ông viện dẫn để bào chữa cho ông còn buộc tội ông hơn nữa đấy. Huân tước, tất cả những bàng chứng yêu đương mà ông đưa ra cho tôi hầu như đều là tội ác.

- Bởi vì bà không yêu tôi, thưa bà. Nếu bà yêu tôi, bà sẽ nhìn điều đó hoàn toàn khác. Nếu bà yêu tôi? Ôi, nếu bà yêu tôi, sẽ quá hạnh phúc và tôi sẽ phát điên. À, bà De Chevreuse mà bà nói vừa rồi, bà ấy không tàn nhẫn bằng bà, ông Hôlên yêu bà ta, và bà ta đáp lại mối tình của ông ấy.

- Bà De Chevreuse không phải là Hoàng hậu - Anne d' Autriche không cưỡng nổi bị khuất phục bởi biểu hiện của một tình yêu sâu sắc đến như thế, nàng lẩm bẩm.

- Vậy bà sẽ yêu tôi nếu bà không phải là Hoàng hậu chứ, nào bà nói đi, bà yêu tôi chứ? Tôi có thể tin rằng chỉ cái thanh danh của địa vị bà khiến bà tàn nhẫn với tôi thôi. Vậy tôi có thể tin rằng nếu bà là bà De Chevreuse thì chàng Buckingham khốn khổ có thể hy vọng chăng? Cảm ơn những lời nói dịu dàng, ôi bà Hoàng kiều diễm của tôi, trăm ngàn lần cảm tạ.

- Ôi Huân tước, ông hiểu nhầm tôi rồi, diễn giải sai rồi, tôi không muốn nói…

- Thôi, thôi, xin đừng nói nữa? - Quận công nói - Nếu tôi sung sướng mắc sai lầm, xin đừng tàn nhẫn tước bỏ đi. Chính bà đã tự nói ra điều đó, người ta đã kéo tôi vào một cái bẫy, tôi sẽ để sinh mạng tôi ở bẫy, có lẽ thế, bởi vì, bà biết đấy, thật lạ lùng, ít lâu nay tôi có những dự cảm rằng tôi sắp chết. - Và Quận công mỉm một nụ cười vừa sầu não vừa quyến rũ.

- Ôi, lạy Chúa! - Anne d' Autriche kêu lên bằng một giọng hãi hùng chứng tỏ mối quan tâm của nàng với Quận công lớn hơn những điều nàng nói ra nhiều.

- Tôi không hề nói ra điều đó để làm bà hoảng sợ đâu, không thưa bà, điều tôi nói với bà còn lố lăng nũa ấy chứ, xin bà tin rằng tôi chẳng bận tâm chút nào đến những giấc mơ như thế.

Nhưng mấy lời bà vừa thốt ra, niềm hy vọng mà bà hầu như đã cho tôi sẽ được trả giá đầy đủ, dù đó là sinh mạng của tôi đi nữa.

- Lạ thật! - Anne d' Autriche nói - tôi cũng vậy, Quận công ạ, tôi cũng có những dự cảm, tôi cũng có những giấc mơ. Tôi cũng thấy ông bị thương nằm đó, máu me đầy người.

- Ở bên trái do một con dao găm có phải không? - Buckingham ngắt lời.

- Vâng, đúng thế, thưa Huân tước, đúng thế, phía bên trái do một con dao găm. Ai có thể nói với ông tôi đã có giấc mơ đó?

- Tôi chỉ thổ lộ nó với Chúa và còn trong những lời cầu khấn của tôi.

- Tôi không muốn gì hơn, thưa bà, bà yêu tôi, tốt lắm.

- Tôi yêu ông, tôi hở?

- Vâng, bà. Nếu bà không yêu tôi, liệu Chúa có gửi đến cho bà cũng vẫn những giấc mơ ấy như tôi không? Nếu cuộc đời hai chúng ta không tiếp xúc với nhau bằng con tim, liệu chúng ta có cùng những dự cảm không? Bà yêu tôi, ôi Hoàng hậu và bà sẽ khóc thương tôi!

- Ôi Chúa ơi! Chúa ơi! - Anne d' Autriche kêu lên. - Thật quá sức chịu đựng của tôi rồi. Này Quận công, nhân danh Thượng đế, ông đi đi, ông hãy rút lui đi. Tôi không biết là tôi yêu ông hay tôi không yêu ông nữa. Nhưng điều tôi biết là tôi sẽ không thể giả dối chút nào. Vậy hãy thương tôi và đi đi. Ôi nếu ông bị đâm ở nước Pháp, nếu ông chết ở nước Pháp, nếu tôi có thể coi mối tình của ông với tôi là nguyên nhân cái chết của ông, tôi sẽ chẳng bao giờ yên lòng nổi, tôi sẽ phát điên vì thế. Vậy ông đi đi. Đi đi, tôi van ông đấy!

- Ôi, sao bà đẹp đến thế này! Ôi, tôi yêu bà biết mấy!

- Đi đi! Đi đi! Tôi van ông mà. Rồi sau lại trở lại. Với những cận vệ xung quanh bảo vệ ông, với những người hầu chăm sóc ông và lúc đó tôi sẽ không sợ cho tính mạng ông nữa, tôi sẽ hạnh phúc được gặp lại ông.

- Ôi, có đúng bà nói với tôi như vậy không?

- Đúng…

- Hay lắm! Một tín vật cho lòng khoan dung của bà, một vật của riêng bà, nó nhắc cho tôi biết không phải tôi mơ đâu, một vật gì đó mà bà vẫn đeo và đến lượt tôi, tôi cũng có thể đeo, một cái nhẫn, một cái vòng, một chuỗi hạt.

- Và ông sẽ đi, ông sẽ đi nếu tôi cho ông vật ông yêu cầu chứ?

- Vâng.

- Ngay tức khắc?

- Vâng.

- Ông sẽ rời nước Pháp, sẽ quay về nước Anh chứ?

- Vâng, tôi xin thề với bà.

- Đợi đã được rồi, đợi đã.

Và Anne d' Autriche trở về căn phòng của mình rồi hầu như ra ngay, tay cầm cái tráp nhỏ bằng gỗ hồng đào có những chữ cái viết tắt tên họ của nàng nạm vàng.

- Huân tước Quận công, ông cầm lấy - nàng nói - Ông hãy giữ nó để nhớ đến tôi.

Buckingham cầm lấy chiếc tráp và lần thứ hai quỳ xuống.

- Ông đã hứa với tôi là ông sẽ đi - Hoàng hậu nói.

- Và tôi sẽ giữ lời hứa. Bàn tay bà, bàn tay bà, thưa bà, rồi tôi đi.

Anne d' Autriche chìa bàn tay ra, vừa nhắm mắt lại, vừa vịn tay vào Stéphanie, vì nàng cảm thấy không còn đủ sức nữa.

Buckingham say đắm áp môi lên bàn tay mỹ lệ rồi đứng lên nói:

- Trước sáu tháng, nếu không chết, tôi sẽ gặp lại bà, dù có phải đảo lộn cả thế giới này vì điều đó.

Và trung thành với lời hứa, ông lao ra khỏi căn phòng.

Trong hành lang, ông gặp bà Bonacieux vẫn đang đứng đợi.

Bà ta dẫn ông ra khỏi điện Louvre, cũng vẫn với những cẩn trọng và cả niềm hạnh phúc nữa.

Chú thích:

(1) Anne Autriche: con gái vua Philippe III Tây Ban Nha, vợ Louis XIII. nhiếp chính khi con bà là Louis XIV lên ngôi còn nhỏ, cùng với thủ tướng Mazarine mà vai trò giống như Giáo chủ Richelieu thời vua cha Louis XIII.

BA CHÀNG LÍNH NGỰ LÂM CHƯƠNG 11 Âm mưu bị kẹt

Ba chàng lính ngự lâm
Tác giả: Alexandre Dumas
Dịch giả: Nguyễn Bản
Chương 11 Âm mưu bị kẹt

Thăm ông Treville xong, D' Artagnan hết sức nghĩ ngợi, đi theo lối dài nhất để trở về nhà.

D' Artagnan nghĩ đến điều gì, mà lại tránh xa đường chính, nhìn sao trên trời lúc thở dài, lúc cười tủm?

Chàng nghĩ đến bà Bonacieux. Đối với một ngự lâm quân tập sự thì người đàn bà trẻ này hầu như là một người tình lý tưởng.

BA CHÀNG LÍNH NGỰ LÂM CHƯƠNG 10 Cái bẫy chuột thế kỷ 17

 Ba chàng lính ngự lâm
Tác giả: Alexandre Dumas
Dịch giả: Nguyễn Bản
Chương 10 Cái bẫy chuột thế kỷ 17

Không phải đến thời đại chúng ta, người ta mới sáng chế ra chiếc bẫy chuột. Ngay khi xã hội được hình thành, và phát minh ra một bộ máy cảnh sát nào đó, bộ máy cảnh sát đó đã chế ra những bẫy chuột.

Có thể các bạn đọc chưa quen với tiếng lóng của phố Jerujalem(1) và từ khi chúng tôi làm nghề viết, kể ra đã đến mười lăm năm rồi, đây là lần đầu tiên chúng tôi dùng từ ấy với cái nghĩa đó, vậy chúng ta hãy giải thích cho độc giả thế nào là một cái bẫy chuột.

Khi trong một ngôi nhà, dù nó thế nào, người ta đã bắt giữ một người bị tình nghi mác một tội nào đó, người ta giữ kín việc bắt giữ. Người ta bố trí bốn năm người phục kích trong căn phòng đầu, người ta mở cho tất cả những ai gõ cửa, rồi đóng sập lại sau lưng họ rồi bắt giữ theo cung cách đó. Khoảng vài ba ngày, người ta giữ hầu như tất cả những người thân của ngôi nhà.

Cái bẫy chuột nó là như thế. Vậy là, người ta đặt một cái bẫy chuột ở ngôi nhà ông Bonacieux. Và ai xuất hiện ở đây liền bị giữ và bị người của Giáo chủ thẩm vấn. Nhưng có một lối đi riêng dẫn lên tầng một nơi D' Artagnan cư trú, những ai đi lên nhà chàng đều được miễn trừ. Hơn nữa, chỉ có ba chàng ngự lâm đến đó. Họ đã chia nhau đi điều tra, mỗi người một ngả, mà chẳng thấy gì, chẳng phát hiện ra điều gì. Athos tới mức còn hỏi cả ông De Treville, điều đó làm ông đại úy rất đỗi ngạc nhiên vì ông quen thấy bản tính câm lặng thường ngày của chàng ngự lâm chững chạc này.

Nhưng ông chẳng biết gì hết, trừ lần gần đây nhất ông gặp cả Giáo chủ, nhà Vua và Hoàng hậu, Giáo chủ có vẻ rất lo lắng, nhà Vua thì bồn chồn, và Hoàng hậu hai mắt đỏ lên, tỏ ra bà đã thức đêm hoặc đã khóc. Nhưng tình tiết này không làm ông quan tâm vì từ sau khi cưới, Hoàng hậu vẫn thức và khóc nhiều.

Dẫu sao, ông De Treville cũng dặn dò Athos phải phụng sự nhà Vua nhất là Hoàng hậu và yêu cầu chàng nhắc nhở các bạn mình như vậy.

- Còn D' Artagnan, chàng ở im tại nhà mình, biến căn phòng của mình thành một trạm quan sát. Từ cửa sổ, chàng nhìn thấy những người đi đến để bị bắt. Rồi cậy gạch lát sàn nhà, khoét bớt ván để chỉ còn lại một lớp trần mỏng ngăn cách phòng phía dưới nơi tiến hành các cuộc thẩm vấn, chàng nghe thấy hết những gì đang diễn ra giữa người hỏi cung và bị cáo.

Những cuộc thẩm vấn tiếp nối sự khám xét tỉ mỉ người bị bắt giữ luôn là mấy câu sau:

- Bà Bonacieux có nhờ ông chuyển cho chồng bà hoặc một người nào khác cái gì không?

- Ông Bonacieux có nhờ ông chuyển cho bà ấy hoặc cho một người nào khác cái gì không?

- Một người này hay người khác có buột miệng nói với ông chuyện gì không?

D' Artagnan tự nhủ: "Nếu bọn chúng biết được điều gì đó rồi thì chúng sẽ không hỏi như thế. Giờ đây chúng muốn tìm hiểu điều gì nào? Muốn biết liệu có phải Công tước De Buckingham không hề có mặt ở Paris và đã không diễn ra hoặc chưa hề có dự định diễn ra một cuộc hội kiến giữa ông với Hoàng hậu không?".

D' Artagnan dừng lại trước ý nghĩ đó, vì sau tất cả những gì chàng nghe được, không phải không có khả năng xảy ra những điều đó. Trong khi chờ đợi, cái bẫy chuột không ngừng hoạt động và tinh thần cảnh giác của chàng cũng vậy.

Buổi tối sau hôm ông Bonacieux tội nghiệp bị bắt giữ, lúc Athos vừa chia tay D' Artagnan để tới nhà ông De Treville, thì cũng là lúc đồng hồ điểm chín giờ, và vì Planchet còn chưa dọn giường ngủ nên bắt đầu công việc của mình, người ta nghe tiếng gõ của ở ngoài phố. Cửa mở ra ngay rồi lại đóng lại: một kẻ nào đó vừa bị rơi vào bẫy chuột.

D' Artagnan lao ngay về phía gạch cậy, nằm áp bụng xuống lắng nghe.

- Lát sau, tiếng kêu thét vang lên rồi đến tiếng rên rỉ mà người ta tìm cách bịt lại. Không phải chúyện thẩm vấn.

- Mẹ kiếp! - D' Artagnan tự nhủ - ta thấy hình như là một phụ nữ, chúng lục soát và người này cưỡng lại - chúng cưỡng bức, quân khốn nạn!

Và D' Artagnan mặc dầu thận trọng, vẫn phải cố kiềm chế để không xen vào cảnh đang diễn ra ngay phía dưới chàng.

Người đàn bà bất hạnh kêu lên:

- Nhưng tôi đã nói với các ông tôi là chủ nhân của ngôi nhà này. Tôi đã bảo các ông tôi là bà Bonacieux. Tôi đã bảo tôi là người của Hoàng hậu?

- Bà Bonacieux? - D' Artagnan thầm thì - chả nhẽ ta lại may mắn đến mức đã tìm thấy người mà mọi người đang tìm?

- Thì chính là chúng ta đang đợi bà - Bọn thẩm vấn nhắc lại.

Tiếng nói mỗi lúc một trở nên ngột nghẹt: một tiếng động ầm ầm làm rung chuyển những ván gỗ lát tường. Người đàn bà chống cự ngang sức một người đàn bà có thể chống nổi bốn người đàn ông.

- Xin lỗi các ông, xin… - giọng nói thầm thì chỉ còn nghe được những âm thanh rời rạc.

- Chúng nhét giẻ vào mồm. Chúng sắp lôi đi - D' Artagnan vừa kêu lên vừa bật dậy như một chiếc lò xo. - Gươm ta đâu.

- Tốt, nó ngay cạnh ta. Planchet đâu?

- Ông gọi ạ?

- Chạy ngay đi tìm Athos, Porthos và Aramis. Một trong ba người chắc đang ở nhà, có thể cả ba sẽ về. Bảo họ mang theo vũ khí, họ đến ngay, bảo họ chạy tới. À, ta nhớ ra rồi, Athos đang ở nhà ông De Treville.

- Nhưng ông đi đâu, ông chủ, ông đi dâu?

- Ta xuống theo lối cửa sổ, để đến được sớm. Còn mày xếp lại những viên gạch, quét sàn nhà đi, rồi ra theo lối cửa và chạy đến nơi ta đã bảo.

Planchet kêu lên:

- Ôi, ông ơi là ông ơi? Ông tự giết mình mất.

- Câm đi, đồ ngu.

Rồi bám tay vào bờ cửa sổ, chàng thả người từ tầng gác một xuống, cũng may không cao lắm, không bị sây sát gì.

Rồi chàng tới gõ cửa, miệng lẩm bẩm:

- Đến lượt ta sắp sa vào bẫy chuột đây, và khốn nạn cho những con mèo cọ sát với loại chuột này.

Cái búa gõ cửa trong tay chàng trai trẻ vừa đập cộc cộc vào cánh cửa thì tiếng ầm ầm bên trong cũng dừng lại, những bước chân lại gần, cửa mở và D' Artagnan, gươm tuốt trần lao thẳng vào ngôi nhà ông Bonacieux, mà cánh cửa, chắc hẳn chuyển động bằng lò xo tự đóng lại sau chàng.

Thế là, những người còn cư trú trong ngôi nhà bất hạnh của ông Bonacieux, và những người láng giềng gần đấy nhất liền nghe thấy tiếng kêu lớn, tiếng chân rậm rịch, tiếng gươm va chạm và tiếng đồ gỗ đổ gãy kéo dài. Rồi một lúc sau, một số người kinh ngạc vì tiếng ầm ầm đó, đến bên cửa sổ để biết nguyên nhân, liền thấy cửa lại tự mở ra và bốn người mặc đồ đen, không phải đi ra mà là bay ra như lũ quạ hoảng loạn, để rơi trên đất và các góc bàn, những lông cánh của chúng, nghĩa là tơi tả những mảnh áo và những mảnh áo choàng.

- Phải nói rằng, D' Artagnan chiến thắng không mấy khó khăn bởi chỉ có mỗi tên đội trưởng cảnh vệ mang vũ khí, còn chống cự lấy lệ. Đúng là ba tên kia đã định phang chết chàng trai trẻ bằng những chiếc ghế, ghế đẩu, và chai lọ gốm sứ, nhưng hai hay ba nhát đâm bằng thanh gươm dài của chàng Gátxcông khiến chúng hoảng sợ. Mười phút đã đủ làm chúng thất bại, và D' Artagnan giữ thế chủ chiến trường.

Những người láng giềng đã mở cửa sổ với sự bình tĩnh đặc biệt của dân Paris trong thời buổi những cuộc nổi dậy và loạn đả không ngừng, lại đóng cửa lại ngay khi trông thấy bốn người mặc đồ đen chạy trốn. Linh tính bảo họ rằng lúc này mọi cái đã kết thúc.

D' Artagnan, còn lại mỗi mình với bà Bonacieux, quay lại phía người đàn bà. Người đàn bà tội nghiệp bị lộn nhào trên một cái ghế bành và nửa tỉnh nửa mê. D' Artagnan đưa mắt nhanh quan sát người đàn bà.

Đó là một người đàn bà duyên dáng chừng hai nhăm hai sáu tuổi tóc nâu, mắt xanh, mũi hơi hếch, răng tuyệt đẹp, nước da như hồng thạch và mã não. Tuy nhiên, những nét vẻ có thể làm người đàn bà này lẫn với một phu nhân quyền quý, đã dừng ở đó, đôi bàn tay trắng nhưng không thanh tú. Đôi chân cũng không phải của một phụ nữ danh giá. May thay, D' Artagnan còn chưa quan tâm những chi tiết này.

Trong lúc D' Artagnan đang ngắm nghía bà Bonacieux, và tới đôi chân như đã nói, chàng thấy dưới đất một chiếc khăn tay bằng vải lanh, theo thói quen, nhặt lên, ở góc khăn, chàng nhận ra vẫn cái ký tự chàng nhìn thấy ở chiếc khăn suýt làm chàng đứt họng với Aramis.

Từ khi ấy, dè chừng những chiếc khăn tay thêu gia huy, chẳng nói chẳng rằng, chàng lại nhét chiếc khăn đã nhặt vào túi bà Bonacieux.

Nhưng vào lúc đó, bà Bonacieux cũng đã tỉnh lại. Người đàn bà mở mắt, nhìn xung quanh với vẻ kinh hoàng, thấy ngôi nhà trơng không và chỉ có mỗi mình mình với người giải phóng mình. Người đàn bà mỉm cười nắm lấy tay chàng, mà lại là nụ cười duyên dáng nhất trên đời.

- Ôi, thưa ông! - Nàng nói - chính ông là người đã cứu tôi, cho phép tôi cảm ơn ông.

- Thưa bà, - D' Artagnan nói - tôi chỉ làm điều mọi nhà quý tộc ở địa vị tôi đều phải làm, bà không cần phải cảm ơn tôi đâu.

- Có chứ, thưa ông, và tôi hy vọng chứng tỏ với ông rằng, ông đã không làm phúc cho một kẻ vô ơn đâu. Nhưng vậy chứ cái lũ người mà thoạt tiên tôi cho là lũ trộm cắp đó muốn gì ở tôi, và tại sao ông Bonacieux lại không hề ở đây.

- Thưa bà, lũ người đó nguy hiểm hơn lũ trộm cắp nhiều, bở đó là những nhân viên của Giáo chủ, còn như chồng bà, ông ấy không có ở đây vì hôm qua, bọn chúng đã tới đây bắt ông ấy đưa vào ngục Bastille.

- Chồng tôi ở ngục Bastille ư? - Bà Bonacieux kêu lên? - Ôi, lạy Chúa! Ông ấy đã làm gì nên nông nỗi ấy? Người chồng yêu quý khốn khổ của tôi ơi! Ông ấy, nào có dính dáng gì?

Và một cái gì đó giống như một nụ cười ló ra trên mặt vẫn còn đầy nỗi kinh hoàng của người thiếu phụ.

- Ông ấy làm gì ư, thưa bà? - D' Artagnan nói - Tôi tin rằng cái tội duy nhất của ông ấy là vừa có được niềm hạnh phúc vừa mang nỗi bất hạnh được làm chồng bà.

- Nhưng thưa ông, vậy ông biết…

- Tôi biết bà đã bị bắt cóc, thưa bà.

- Và bởi ai? Ông biết kẻ đó không? Ôi, nếu như ông biết hắn, ông hãy nói cho tôi hay!

- Bởi một người đàn ông khoảng bốn mươi, bốn nhăm tuổi, nước da sạm, một vết sẹo ở thái dương bên trái.

- Đúng thế, đúng thế, nhưng còn tên hắn?

- Ồ tên hắn ư? Lại là điều tôi không biết.

- Và chồng tôi có biết tôi bị bắt cóc không?

- Ông ấy được gửi thư báo trước do chính kẻ bắt cóc viết.

- Và ông ấy có nghi ngờ - bà Bonacieux bối rối hỏi. - Nguyên nhân của sự cố này không?

- Tôi tin là ông ấy quy cho một nguyên nhân chính trị.

- Lúc đầu tôi cũng đã nghĩ và bây giờ tôi cũng nghĩ như ông ấy. Nhưng vậy là cái ông Bonacieux quý mến không nghi ngờ tôi giây phút nào…

- Ồ, thưa bà, còn lâu mới có chuyện đó, ông ấy quá tự hào về sự nết na của bà và nhất là về tình yêu của bà.

Một nụ cười thứ hai hầu như khó nhận ra lướt trên đôi môi hồng của người thiếu phụ xinh đẹp.

- Nhưng - D' Artagnan tiếp tục - bà làm thế nào trốn thoát?

- Tôi lợi dụng lúc họ để mặc một mình tôi, và vì tôi biết ngay từ sáng hôm ấy tôi bị bắt đi như thế nào, nhờ mấy tấm thảm che, tôi tụt xuống theo lối cửa sổ, vì tưởng chồng tôi vẫn ở đây thế là tôi chạy đến.

- Để ông ấy bảo vệ bà?

- Ồ, không, ông chồng yêu quý tội nghiệp của tôi, tôi biết thừa, ông ấy không có khả năng bảo vệ tôi. Nhưng vì ông ấy có thể giúp chúng tôi việc khác, tôi muốn báo cho ông ấy đề phòng.

- Về việc gì?

- Ồ! Đây không phải là bí mật của tôi. Vì vậy tôi không thể nói cho ông hay được.

- Vả chăng, - D' Artagnan nói - xin bà thứ lỗi, nếu dù tôi chỉ là một lính cận vệ, tôi vẫn cứ phải nhắc bà thận trọng, vả chăng, tôi tin ở đây không phải nơi thuận lợi để chúng ta thổ lộ những điều bí mật. Những kẻ bị tôi đánh cho phải chạy trốn sẽ trở lại với lực lượng tăng cường. Nếu chúng tìm thấy chúng ta ở đây thì chúng ta đi đời. Tôi đã cẩn thận cho báo để ba người bạn tôi biết, nhưng ai biết được liệu có tìm thấy họ ở nhà không!

- Vâng, vâng, ông có lý - Bà Bonacieux kêu lên sợ hãi - Ta trốn đi thôi.

Nói rồi, bà ta khoác tay D' Artagnan lôi chàng sồng sộc đi.

- Nhưng trốn ở đâu? - D' Artagnan hỏi.

- Trước hết hãy rời khỏi ngôi nhà này, rồi ta tính sau.

Rồi thiếu phụ cùng chàng trai trẻ chẳng buồn đóng cửa nữa.

Nhanh chóng xuống phố Phu đào huyệt rồi sang phố Hố Ông Hoàng, và chỉ dừng lại ở quảng trường Saint-Sulpice.

- Và bây giờ, chúng ta làm gì đây - D' Artagnan hỏi - và bà muốn tôi đưa bà đến chỗ nào?

- Tôi xin thú thật tôi đang rất bối tối không biết trả lời ra sao. Ý định của tôi là nhờ chồng tôi báo cho ông De la Porte biết, cốt để ông De la Porte có thể nói rõ cho chúng tôi điều gì đã xảy ra ở điện Louvre ba ngày hôm nay, và liệu có gì nguy hiểm cho tôi, nếu tôi lại có mặt ở đó không.

- Nhưng tôi - D' Artagnan nói - tôi có thể đi báo cho ông De la Porte.

- Hẳn rồi, chỉ có điều không may là ở Louvre người ta biết ông Bonacieux và sẽ để ông ta đi vào, còn ông, họ không biết và họ sẽ đóng cửa lại với ông.

- Ờ, khỉ thật? - D' Artagnan nói - Bà hẳn có một gác cổng thân tín ở một trạm nào đó ở điện Louvre và nhờ một khẩu lệnh…

Bà Bonacieux nhìn chăm chú chàng trai trẻ rồi nói:

- Và nếu tôi cho ông khẩu lệnh đó, ông sẽ quên ngay nó đi tức khắc khi sử dụng xong chứ?

- Xin thề danh dự, lời thề của nhà quý tộc? - D' Artagnan nói bằng một giọng chân thực không thể nhầm lẫn được.

- Được tôi tin ông, ông có vẻ một chàng trai trọng danh dự, vả chăng số phận ông có lẽ ở ngay trên sự tận tụy của ông.

- Tôi sẽ làm, không cần hứa hẹn gì, và hoàn toàn vì lương tâm, bất cứ điều gì tôi có thể làm để phục vụ nhà Vua và làm cho Hoàng hậu vui lòng - D' Artagnan nói - vì thế hãy sử dụng tôi như một người bạn.

- Nhưng còn tôi, ông định để tôi ở đâu trong thời gian này?

- Bà không có ai để ông De la Porte đến đó đón bà được sao?

- Không, tôi không muốn tin ai cả.

- Xem nào, - D' Artagnan nói - chúng ta sẽ đến nhà anh Athos. Phải, đúng thế.

- Athos là ai vậy?

- Một trong những người bạn của tôi.

- Nhưng nhỡ ông ta có nhà và nhìn thấy tôi?

- Anh ấy không có nhà, và tôi sẽ mang chìa khóa đi sau khi đưa bà vào nhà anh ấy.

- Nhưng nhỡ ông ấy về?

- Anh ấy không về đâu, vả lại, người ta sẽ bảo anh ấy là tôi đem theo một người đàn bà và người đàn bà ấy đang ở nhà anh.

- Nhưng như thế sẽ làm tôi mang tiếng lắm, ông hiểu chứ.

- Không sao đâu! Người ta không biết bà. Vả lại, chúng ta đang trong một tình thế cần phải bỏ qua những sự bất tiện.

- Vậy thì đến nhà bạn ông. Ông ấy ở đâu?

- Phố Fréjus, cách đây ít bước chân thôi.

- Đi thôi.

Vậy cả hai lại tiếp tục đi. Đúng như D' Artagnan đã đoán, Athos không có nhà. Chàng cầm lấy chìa khóa mà người ta đã quen đưa cho chàng như một người bạn của gia đình, rồi trèo lên cầu thang, dẫn bà Bonacieux vào trong căn phòng nhỏ mà chúng ta đã miêu tả.

D' Artagnan nói:

- Bà coi như mình đang ở nhà mình. Xem nào, bà khóa hai lần cửa lại và đừng mở cho ai, trừ phi nghe thấy ba tiếng như thế này, bà xem đây.

- Và chàng gõ ba cái, hai cái đầu gõ mạnh và liền nhau, cái thứ ba, gõ nhẹ và cách hẳn ra.

- Tốt lắm - bà Bonacieux nói - giờ đến lượt tôi dặn dò ông.

- Tôi nghe đây.

- Ông hãy đến trạm gác cung điện phía đường phố Cái thang và hỏi ai là Germain.

- Được, sau đó?

- Người ta sẽ hỏi ông muốn gì và lúc đó ông sẽ trả lời bằng hai tiếng: "Tours và Bruxelles"(2). Lập tức người ấy sẽ nghe lệnh ông.

- Tôi sẽ ra lệnh gì cho người này?

- Đi tìm ông De la Porte, người hầu phòng của Hoàng hậu.

- Và khi người ấy đã tìm được và ông De la Porte đến?

- Ông đưa ông ấy đến gặp tôi.

- Tốt lắm, nhưng tôi gặp lại bà như thế nào, ở đâu?

- Ông có mong gặp lại tôi lắm không?

- Chắc chắn rồi.

- Vậy, cứ để tôi lo chuyện đó và xin ông yên tâm.

- Tôi tin lời hứa của bà đấy.

- Ông hãy tin đi.

D' Artagnan chào bà Bonacieux, và đưa cặp mắt tình tứ nhất mà chàng có thể chăm chăm nhìn vào người đàn bà nhỏ bé quyến rũ kia, và trong khi bước xuống cầu thang, chàng nghe thấy tiếng khóa trái cửa hai lần. Và vèo một cái, chàng đã ở điện Louvre, và khi vào cửa lối phố Cái thang, đồng hồ điểm mười giờ.

Tất cả những sự biến mà chúng ta vừa kể nối tiếp nhau trong nửa giờ.

Mọi việc đều được thực hiện như bà Bonacieux đã dặn trước.

Nhận được khẩu lệnh, Germain cúi chào. Mười phút sau, ông De la Porte đã ở trạm gác. D' Artagnan kể vắn tắt cho ông mọi chuyện và chỉ cho ông nơi bà Bonacieux đang ở. La Porte hỏi đi hỏi lại địa chỉ cho thật chính xác rồi vội đi ngay. Song được mươi bước ông quay lại nói với D' Artagnan:

- Anh bạn trẻ, có một lời khuyên đây.

- Thế nào ạ?

- Anh có thể bị rầy rà với việc vừa xảy ra đấy.

- Ông tin thế à?

- Phải. Anh có một người bạn nào có đồng hồ chạy chậm không?

- Thì sao.

- Hãy đến gặp người ấy để anh ta có thể làm chứng anh ở nhà anh ta lúc chín giờ rưỡi - Trong công lý người ta gọi đó là ngoại phạm.

D' Artagnan thấy lời khuyên thật khôn ngoan. Chàng ba chân bốn cẳng chạy đến dinh quán ông De Treville, nhưng đáng lẽ vào phòng khách cùng tất cả mọi người, chàng yêu cầu vào trong tư phòng của ông, vì D' Artagnan là một trong những người năng lui tới dinh quán, người ta không gây khó dễ gì, đi báo ngay cho ông Treville là người đồng hương trẻ của ông có chuyện gì quan trọng muốn nói với ông, xin được yết kiến bất thường. Năm phút sau, ông Treville hỏi chàng ông có thể giúp việc gì cho chàng và làm sao đến nỗi phải đến thăm ông vào giờ giấc quá muộn như thế này.

D' Artagnan lợi dụng lúc chỉ còn lại một mình đã vặn chậm đồng hồ lại bốn nhăm phút. Chàng nói:

- Thưa ông, xin ông thứ lỗi? Tôi nghĩ là mới có chín giờ hai nhăm phút, thì vẫn còn giờ để xin được gặp ông.

- Chín giờ hai nhăm phút! - Ông Treville kêu lên và nhìn đồng hồ - Ồ, không thể như thế được.

- Thưa ông, ông cứ nhìn xem. Đồng hồ chỉ rõ đấy thôi.

- Đúng vậy - Ông De Treville nói - ta cứ ngỡ muộn hơn cơ. Mà thôi, anh muốn gì ở ta nào?

Thế là, D' Artagnan liền kể cho ông De Treville một câu chuyện dài về Hoàng hậu. Chàng bày tỏ những lo ngại của mình cho Hoàng hậu. Chàng kể cho ông nghe những điều chàng nghe nói về dự định của Giáo chủ đối với ông Buckingham, tất cả được kể một cách bình tĩnh và thẳng thắn, khiến ông De Treville càng nhận thấy một điều gì mới lạ giữa Giáo chủ, nhà Vua và Hoàng hậu bao nhiêu, càng bị mắc lừa thêm bấy nhiêu.

Lúc đồng hồ điểm mười giờ, D' Artagnan cáo biệt ông De Treville. Ông cám ơn chàng về những tin tức của chàng, dặn dò chàng phải luôn lưu tâm phục vụ nhà Vua và Hoàng hậu, rồi ông trở về phòng khách. Nhưng tới chân cầu thang, D' Artagnan sực nhớ mình quên cái gậy ngoại phạm. Vì vậy chàng vội đi lên, vào tư phòng, bằng một vòng ngón tay chỉnh lại đồng hồ cho đúng giờ để hôm sau người ta không nhận thấy đồng hồ đã bị vặn sai, và chắc chắn, từ lúc này, chàng đã có một chứng cớ ngoại phạm, chàng đi xuống cầu thang, lúc sau đã ở ngoài phố.

Chú thích:(1) Phố nơi tổng nha cảnh sát Pháp đóng

(2) Tours: Thủ đô cũ của xứ Touraine nước Pháp - thị xã của quận Indre et Loire ngày nay.

(3)Bruxelles: thủ đô nước Bỉ.

BA CHÀNG LÍNH NGỰ LÂM CHƯƠNG 9 D' Artagnan thể hiện bản lĩnh

 Ba chàng lính ngự lâm
Tác giả: Alexandre Dumas
Dịch giả: Nguyễn Bản
Chương 9 D' Artagnan thể hiện bản lĩnh

Như Athos và Porthos đã tiên đoán, trong vòng nửa tiếng, D' Artagnan trở về. Lần này nữa, chàng lại để hụt kẻ thù của mình, hắn đã biến mất như phù phép. D' Artagnan tay cầm gươm chạy khắp các phố lân cận, nhưng chàng chẳng thấy ai giống như kẻ mình đang tìm, cuối cùng chàng đành phải trở lại với điều đáng lẽ phải bắt đầu từ đó, tức là gõ cửa, cái cửa mà kẻ kia đứng tựa nhưng cái búa đập cửa đập ầm ầm đến nlươi mười hai lần vẫn chỉ vô ích, chẳng có ai thưa, và hàng xóm thấy tiếng ầm ầm đều chạy ra ngưỡng cửa hoặc chõ mũi ra cửa sổ, đều cam đoan với chàng rằng ngôi nhà mà cửa giả đều đóng im ỉm đó đã từ sáu tháng nay không có người ở.

Trong khi D' Artagnan chạy khắp các phố và gõ cửa các nhà, Athos đã đuổi kịp hai đồng đội thành thử về đến nhà D' Artagnan đã thấy cuộc họp mặt đầy đủ.

- Thế nào? - Cả ba thấy D' Artagnan bước vào, mồ hôi đầy trán và sắc mặt còn bừng bừng giận dữ đều cất tiếng hỏi.

D' Artagnan ném gươm xuống giường, nói to:

- Còn thế nào nữa? Thằng cha ấy phải là quỷ hiện thành người. Nó biến mất như một con ma, như một cái bóng, như một quái tượng.

- Cậu có tin những chuyện hiện hình không? - Athos hỏi Porthos.

- Tôi hả, tôi chỉ tin cái gì tôi trông thấy, và vì tôi chưa bao giờ thấy việc hiện hình, nên tôi không tin.

- Thánh kinh - Aramis nói - đã đề ra cho chúng ta một luật để tin: Bóng của Samuel hiện ra với Saul(1), và đó là một tín điều mà tôi sẽ giận nếu thấy ai nghi ngờ đấy Porthos ạ. Trong tất cả các trường hợp, người hay quỷ, xác hay hồn, ảo ảnh hay thực tế, con người đó sinh ra là để ám tôi, vì sự trốn thoát của hắn làm lỡ của chúng ta một vụ việc tuyệt đẹp đấy, các vị ạ, một vụ việc có thể kiếm trăm đồng tiền vàng, có lẽ còn hơn nữa đấy.

- Việc thế nào? - Cả Porthos và Aramis cùng hỏi.

Còn Athos, trung thành với chế độ câm lặng của mình, chỉ đưa mắt hỏi Aramis.

- Planchet! - D' Artagnan gọi tên đầy tớ đang thập thò nơi cánh cửa hé mở để cố nghe lỏm những mẩu rời rạc của câu chuyện - Đi xuống chỗ ông chủ nhà, ông Bonacieux ấy và bảo ông ấy gửi cho chúng ta nửa tá vang Beaugency, thứ ta thích ấy.

- Ái chà! Nhưng cậu đã mở tài khoản chỗ chủ nhà của cậu đấy à? - Porthos hỏi.

- Ừ! - D' Artagnan trả lời - kể từ nay, các anh cứ yên tâm đi, nếu vang của ông ấy tồi, chúng ta sẽ gửi trả lấy rượu khác.

- Nên sử dụng chứ không lạm dụng - Aramis nghiêm nghị nói.

- Tôi vẫn luôn bảo rằng D' Artagnan là cái đầu khôn nhất trong bốn chúng ta mà - Athos nhận xét, rồi sau khi D' Artagnan cúi chào đáp lại, Athos lại rơi ngay vào cơn trầm lặng quen thuộc.

- Nhưng mà cuối cùng, là chuyện gì mới được chứ? - Porthos hỏi.

- Phải đấy - Aramis nói - hãy tiết lộ ra đi, anh bạn thân mến, trừ phi danh dự của một phu nhân nào đó không có lợi trong việc tâm sự này, trong trường hợp ấy tốt nhất cậu hãy giữ kín cho riêng cậu.

- Bình tĩnh nào - D' Artagnan trả lời - chẳng danh dự của ai phải phàn nàn về điều tôi sẽ kể cho các anh.

- Và thế là, chàng kể lại đúng từng lời cho các bạn về điều vừa diễn ra giữa chàng và ông chủ nhà, và kẻ đã bắt cóc vợ ông chủ đáng kính lại chính là kẻ đã xô xát với chàng từ khi ở lữ quán Chủ cối xay gió.

Athos, sau khi nếm thử rượu vang với tư cách người sành rượu, gật gù tỏ ý rượu ngon, liền nói:

- Vụ việc của cậu không tồi, và ta có thể rút ra ở con người nghĩa khí kia năm sáu chục đồng vàng. Giờ đây, tính xem liệu năm mươi đến sáu mươi đồng vàng có bõ liều bốn cái đầu không.

- Nhưng hãy chú ý - D' Artagnan kêu lên - có một người đàn bà trong vụ việc này đấy, một người đàn bà bị bắt cóc, một người đàn bà chắc chắn bị hăm dọa, có lẽ còn bị tra khảo nữa, và tất cả chỉ vì nàng trung thành với nữ chủ nhân của mình!

- Coi chừng, D' Artagnan, coi chừng đấy - Aramis nói - Theo ý tôi, cậu hơi bốc quá về số phận của bà Bonacieux đấy. Đàn bà được sinh ra là để chúng ta mất mát và chính vì họ mà mọi nỗi khốn khổ đến với chúng ta.

Athos chau mày và cắn môi trước câu châm ngôn của Aramis.

- Không phải tôi lo lắng cho bà Bonacieux đâu - D' Artagnan nói to - mà là Hoàng hậu, người bị Nhà Vua bỏ rơi, bị Giáo chủ ngược đãi, và đang nhìn thấy những cái đầu của tất cả bạn bè mình đang rơi, cái nọ tiếp cái kia.

- Nhưng tại sao bà lại đi yêu cái mà chúng ta ghét nhất trên đời bọn Tây Ban Nha và bọn Anh?

- Tây Ban Nha là tổ quốc bà - D' Artagnan trả lời - và việc bà yêu những người Tây Ban Nha là những đứa con của cùng xứ sở với bà là hoàn toàn dễ hiểu. Còn về điều thứ hai anh trách bà, tôi nghe nói bà không yêu bọn Anh mà là một người Anh.

- Thật tình - Athos nói - phải thú nhận cái người Anh đó quả rất đáng yêu. Tôi chưa thấy người nào dáng bộ cao quý như thế.

- Chưa kể cách ăn mặc hoàn hảo không ai có được - Porthos nói - Tôi đã có mặt ở điện Louvre, hôm ông ta vung vãi ngọc, mẹ kiếp, tôi đã nhặt được hai viên và bán phéng đi lấy mười đồng tiền vàng. Còn Aramis, cậu biết ông ta chứ?

- Cũng kha khá như các vị, bởi tôi là những người đã chặn ông ta lại ở khu vườn Amiêng, nơi ông De Puytăng, giám mã của Hoàng hậu đã dẫn tôi vào. Thời kỳ đó tôi đang ở tu viện và chuyện phiêu lưu này đối với tôi là tàn nhẫn đối với Nhà Vua.

- Nếu như tôi biết Công tước De Buckingham ở đâu - D' Artagnan nói - điều đó sẽ không ngăn tôi dắt tay ông dẫn đến bên Hoàng hậu, cho dù việc đó có làm cho Giáo chủ hóa điên.

Bởi vì kẻ thù thực sự duy nhất và vĩnh viễn của chúng ta chính là Giáo chủ và nếu như chúng ta có thể tìm cách chơi lại ông ta một quả thật tàn bạo, tôi thú thật tôi xin tình nguyện hiến cái đầu mình.

Athos nói tiếp:

- Và, ông hàng xén nói với cậu là Hoàng hậu nghĩ rằng người ta đã dụ ông Buckingham đến dựa trên những tin tức giả mạo, phải không D' Artagnan?

- Bà sợ là như vậy.

- Khoan đã - Aramis nói.

- Chuyện gì? - Porthos hỏi.

- Thôi được, cứ nói tiếp đi, tôi đang tìm cách nhớ lại những tình huống đã xảy ra - Aramis nói.

- Và giờ thì tôi tin chắc - D' Artagnan nói - việc bắt cóc người đàn bà của Hoàng hậu gắn chặt với những biến cố mà chúng ta nói và có thể là với sự có mặt của ông De Buckingham ở Paris.

Cái tay Gascogne này, ý kiến phong phú gớm! - Porthos nói bằng vẻ ngưỡng mộ.

- Tôi thích nghe cậu ta nói - Athos nói - cái giọng địa phương của cậu ta khiến tôi thích nghe.

- Thưa các vị - Aramis nói tiếp - xin nghe chuyện này.

- Nghe Aramis nói nào - Cả ba cùng nói.

- Hôm qua, tôi có mặt ở nhà một nhà bác bọc, tiến sĩ thần học mà đôi khi tôi vẫn đến nhờ tham vấn cho những nghiên cứu của tôi.

Athos mỉm cười. Aramis tiếp tục:

- Ông cư trú ở một khu phố vắng vẻ. Những sở thích và nghề nghiệp của ông đòi hỏi như vậy. Lúc tôi ra khỏi nhà ông…

Đến đây, Aramis dừng lại.

- Rồi thế nào? - Những người nghe hỏi - Vào lúc anh ra khỏi nhà ông ta?

Aramis hình như phải cố gắng vượt lên bản thân, như một người đang thao thao nói dối thấy mình bị chặn lại bằng một chướng ngại bất ngờ, nhưng mắt các đồng đội đang chăm chăm nhìn mình, tai họ dỏng lên chờ đợi, khiến chàng không có cách nào lùi nữa.

- Ông tiến sĩ ấy có một cháu gái - Aramis tiếp tục.

- A, ông ta có một cháu gái! - Porthos ngắt lời.

- Một phu nhân rất đáng trọng - Aramis nói.

Cả ba người bạn phá lên cười.

- A, nếu các cậu cười hoặc nếu các cậu nghi ngờ - Aramis lại tiếp các cậu sẽ không biết gì hết.

Athos nói:

- Bọn mình tin như những tín đồ Mohamét và câm như những nơi quàn linh cữu ấy chứ…

- Vậy tôi tiếp tục nhé. Người cháu gái thỉnh thoảng đến thăm chú mình. Hôm qua, tình cờ cô ta có mặt ở đó cùng lúc với tôi. Tôi buộc phải ngỏ ý xin dẫn cô ra xe của cô.

- Chà! Cô ta có một cỗ xe, cô cháu gái ông tiến sĩ - Porthos ngắt lời, mà một trong những tật của chàng là líu lưỡi nặng - Quen biết tuyệt đấy, anh bạn ạ.

- Porthos - Aramis nói - mình đã lưu ý nhiều lần rằng cậu quá trống miệng, cái đó hại cậu khi gần đàn bà đấy.

- Các vị các vị, - D' Artagnan hé thấy cái lõi của câu chuyện ly kỳ đó - chuyện nghiêm túc đấy, hãy cố đừng đùa tếu nữa. Tiếp tục đi Aramis, tiếp tục đi.

- Chợt một người đàn ông cao lớn, da sạm nâu, cung cách quý tộc. xem nào, như loại của cậu ấy, D' Artagnan ạ.

- Có khi vẫn là hắn - chàng Gátxcông nói.

- Có thể - Aramis tiếp tục… - lại gần tôi, theo sau có năm sáu người đi cùng cách độ chục bước, và với giọng lễ phép nhất: "Thưa Công tước, - hắn nói với tôi - và thưa phu nhân nữa, - hắn tiếp tục và nói với người đàn bà đang khoác tay tôi".

- Với cháu gái của tiến sĩ?

- Im nào, Porthos! - Athos nói - cậu thật không thể chịu nổi.

"Xin lên chiếc xe này và đừng cố cưỡng lại một chút nào, và đừng kêu một tiếng nhỏ".

- Hắn tưởng anh là Buckingham - D' Artagnan kêu lên.

- Tôi tin là như thế - Aramis trả lời.

Còn người đàn bà? - Porthos hỏi.

- Hắn tưởng là Hoàng hậu! - D' Artagnan nói.

- Đúng thế - Aramis trả lời.

- Tay Gátxcông này quỷ thật! - Athos kêu lên - Không gì thoát được khỏi hắn.

- Sự thể là - Porthos nói - Aramis dáng người tầm vóc có nét gì đó hao hao giống ông công tước đẹp trai, nhưng trong khi ấy tôi thấy hình như bộ quần áo ngự lâm quân…

- Tôi mặc chiếc áo choàng khổng lồ - Aramis nói.

- Vào tháng bảy ư, ma quỷ? - Porthos nói - Ông tiến sĩ e cậu bị lộ diện ư?

- Tôi còn hiểu rằng - Athos nói - Tên do thám không để bị tóm vì thay hình đổi dạng nhưng còn cái mặt…

- Tôi che bằng cái mũ lớn - Aramis nói.

- Ối trời ơi? - Porthos kêu lên - phải phòng bị bao nhiêu thứ đến thế để nghiên cứu thần học!

- Các vị, các vị… - D' Artagnan nói - thôi chúng ta đừng mất thì giờ để đùa giỡn nữa. Chúng ta hãy phân tán ra và đi tìm vợ ông hàng xén, đó là chìa khóa của âm mưu này.

- Một người đàn bà vị trí thấp kém đến thế sao! Cậu tin vậy hở D' Artagnan? - Porthos vừa nói vừa trều môi ra khinh bỉ.

- Con gái đỡ đầu ông De la Porte, viên hầu cận thân tín của Hoàng hậu, tôi đã chẳng nói rồi sao, các vị? Vả lại, cũng có thể là một phép tính của Nương nương, lần này tìm những chỗ dựa thấp kém. Mũ cao thường bị nhìn thấy từ xa mà Giáo chủ lại tinh mắt lắm.

- Thôi được! - Porthos nói - Bây giờ ta hãy làm giá với tay hàng xén đã, và giá thật cao.

- Không cần thiết - D' Artagnan nói - bởi tôi tin nếu ông ta không trả cho chúng ta, chúng ta cũng sẽ được trả từ một nguồn khác.

- Đúng lúc đó, tiếng bước chân vội vã vang lên trên cầu thang, cánh cửa sầm mở và ông hàng xén khốn khổ lao vào trong căn phòng đang hội họp.

- Ôi các vị ông ta kêu lên - hãy cứu tôi, trời đất ơi, hãy cứu tôi? Có bốn người đang đến để bắt tôi. Cứu tôi với, cứu tôi với!

Porthos và Aramis đứng lên.

- Khoan đã! - D' Artagnan vừa nói to vừa ra hiệu hãy tra gươm vừa rút nửa chừng vào vỏ - Khoan đã, không cần lòng dũng cảm ở đây, mà là cần sự thận trọng.

- Tuy nhiên - Porthos nói - chúng ta sẽ không để…

- Anh hãy để D' Artagnan làm - Athos nói - tôi nhắc lại - cậu ấy là người khôn khéo nhất trong chúng ta và về phần tôi, tôi tuyên bố sẽ phục tùng cậu ấy - D' Artagnan, cậu hãy làm gì cậu thích.

Đúng lúc ấy, bốn lính cận vệ hiện ra ở cửa phòng đợi, và nhìn thấy bốn ngự lâm quân đang đứng, gươm đeo cạnh người, cũng ngại ngùng không dám bước thêm.

- Vào đi, các vị, các vị vào đi! - D' Artagnan gọi to - các vị ở nhà tôi đây mà, lũ chúng tôi đều là đầy tớ trung thành của nhà Vua và Giáo chủ cả.

- Vậy thưa các vị, các vị sẽ không chống lại việc chúng tôi thi hành mệnh lệnh được trao chứ? - Người có vẻ là đội trưởng hỏi.

- Trái lại, thưa các vị và nếu cần, chúng tôi sẵn sàng giúp các vị một tay đắc lực.

- Nhưng hắn nói cái gì vậy? - Porthos lẩm bẩm.

- Im nào, cậu là một thằng ngốc! - Aramis nói.

- Nhưng các ông đã hứa với tôi… - Ông hàng xén nói rất khẽ.

D' Artagnan cũng trả lời ngay rất khẽ:

- Chúng tôi chỉ có thể cứu được ông, nếu chúng tôi vẫn được tự do, và nếu tôi tỏ ý bảo vệ ông, họ sẽ bắt chúng tôi cùng với ông.

- Tuy nhiên, hình như tôi thấy…

- Lại đây, các vị, lại đây. Tôi không có lý do gì để bảo vệ ông đây Đây là lần đầu tiên tôi gặp ông ta, và chính ông ta sẽ nói với các ông, ông ta đến đòi tôi tiền thuê nhà trong trường hợp nào. Đúng thế không, thưa ông Bonacieux? Kìa ông trả lời đi!

- Hoàn toàn đúng như vậy - Ông hàng xén nói to - nhưng ông đây không nói với các ông…

- Im, đừng nói gì về tôi, về các bạn tôi, nhất là về Hoàng hậu, nếu không ông sẽ mất tất cả mọi người mà không cứu nổi mình đâu. Nào, các ông dẫn người này đi.

Nói rồi, D' Artagnan đẩy ông hàng xén đang hết sức hoang mang vào tay bọn cận vệ, vừa bảo ông:

- Ông là đồ đểu giả, ông bạn ạ, ông đến đòi tiền tôi. Đòi một ngự lâm quân như tôi ư? Vào tù? Các vị, một lần nữa xin các vị dẫn hắn vào tù. Và giam chặt, càng lâu càng tốt, như thế sẽ cho tôi thời gian để trả.

Bọn cảnh vệ rối rít cảm ơn và dẫn con mồi đi.

Lúc chúng đi xuống, D' Artagnan vỗ vai tên dội trưởng:

- Không uống để tôi chúc sức khỏe ông và ông chúc sức khỏe tôi ư? - Vừa nói chàng vừa rót đầy hai cốc vang Beaugency lấy ở ông Bonacieux hào phóng.

- Thật là quá vinh dự cho tôi - viên đội trưởng cảnh vệ nói -

- Tôi xin nhận với lòng biết ơn.

- Vậy, xin chúc ông, thưa ông - tên ông là gì nhỉ?

- Boarơna(2).

- Thưa ông Boarơna!

- Chúc ông, nhà quý tộc của tôi. Cũng xin ông vui lòng cho biết quý danh chứ?

- D' Artagnan.

- Xin chúc ông!

- Và trên hết mọi lời chúc đó - D' Artagnan ngẫu hứng hô lên - Chúc nhà Vua và Giáo chủ.

Đội trưởng cảnh vệ có lẽ đã hoài nghi sự thành thật của D' Artagnan nếu rượu vang tồi, nhưng vang lại ngon, nên hắn tin.

Khi tên đội trưởng đã theo kịp đồng đội và chỉ còn bốn người bạn với nhau, Porthos nói:

- Cậu vừa làm cái chuyện tồi tệ quỷ gì thế? Thối chưa! Bốn lính ngự lâm lại để cho chúng bắt giữ giữa chính bọn họ, một kẻ khốn khổ đang kêu cứu. Một nhà quý tộc chạm cốc với một tên sai nha!

- Porthos này! - Aramis nói - Athos đã bảo trước rằng cậu là một thằng ngố, tôi tán thành ý kiến đó. D' Artagnan, cậu là một vĩ nhân, và khi nào cậu ở địa vị ông De Treville, tôi sẽ xin cậu bảo trợ giúp tôi có được một tu viện.

- À ra thế! - Porthos nói - các cậu tán thành những gì D' Artagnan vừa làm ư? Tôi đến chết mất.

- Tán thành quá đi chứ! - Athos nói - Không những tôi tán thành, mà tôi còn khen ngợi nữa.

- Và bây giờ, các vị - D' Artagnan nói, không buồn giải thích việc xử sự của mình cho Porthos nghe - tất cả vì một người, một người vì tất cả, đó là phương châm của chúng ta, phải không?

- Tuy nhiên… - Porthos nói.

- Giơ tay ra và thề đi? - Cả Athos lẫn Aramis đồng thời hô lên.

Bị chinh phục bởi tấm gương, vẫn khẽ làu bàu, Porthos chìa bàn tay ra và cả bốn người bạn đồng thanh nhắc lại cái định thức do D' Artagnan đề xướng: "Tất cả vì một người, một người vì tất cả".

- Tốt lắm, giờ ai về nhà nấy - D' Artagnan nói như thể mình sinh ra để không làm gì khác ngoài việc suốt đời ra lệnh - và hãy coi chừng, bởi từ lúc này trở đi, chúng ta thế là đã đối đầu với Giáo chủ rồi đó.

Chú thích:

(1) Samuel - Phán quan Israel tìm Saul để tôn lên làm vua, sau gọi là David để lãnh đạo dân tộc Israel và đánh đuổi bọn Philitxtanh

(2) Bois renard (tiếng Pháp) là rừng cáo - Tác giả cố ý gây cười ở đây

Hector

Trong thần thoại Hy Lạp, Hector (Ἑκτωρ), hoặc Hektor, là hoàng tử thành Troia (Tơ-roa), là một trong những chiến binh vĩ đại nhất của cuộc chiến thành Troia. Hector là con trai của Priam, vua của thành Troia, và Hecuba. Anh là người lãnh đạo các chiến binh thành Troia trong cuộc bảo vệ thành Troia. Hector nổi danh không chỉ vì lòng dũng cảm mà còn vì phẩm chất cao quí của mình.

Achilles


Trong thần thoại Hy Lạp, Asin được phiên âm từ từ gốc Achilles là nhân vật trung tâm và là chiến binh vĩ đại nhất của sử thi Iliad. Những tích truyện về sau (bắt đầu với một bài thơ của Satius khoảng thế kỷ thứ nhất sau công nguyên) mô tả Achilles có một cơ thể không thể bị thương ngoại trừ gót chân của anh ta. Anh ta đã chết vì một vết thương nhỏ ở nơi gót chân, thành ngữ gót chân A-sin nổi tiếng nói về điểm yếu của mỗi người cũng từ đó mà có.
Achilles sinh ra bởi Thetis - nữ thần biển với vua Hy Lạp Peleus, có mẹ thì bất tử nhưng bố là người trần, vì thế Achilles cũng sẽ như bố, không sống mãi mãi được. Khi Achilles được sinh ra đã được tiên tri là chàng sẽ chết trong chiến trận. Để giúp sự trường tồn của con, Thetis đã dốc ngược người cậu bé, hai tay giữ bằng gót chân, rồi nhúng cả người cậu vào nước sông Styx, vậy cả người Achilles là mình đồng da sắt, chỉ có gân nơi gót chân là yếu vì không được nhúng nước. Peleus thấy cảnh đó tưởng vợ mình giết con bèn giật lại Achilles từ tay vợ. Trong lúc giằng co, xương ống chân của chàng bị gãy. Thetis tức giận bỏ về thủy cung và không gặp lại chồng nữa. Peleus đưa con trai cho nhân mã Cheiron nhờ ông nuôi dưỡng. Cheiron thay xương ống chân người khổng lồ cho chàng để chàng trở thành người chạy nhanh nhất thế giới, thay gan sư tử, tim gấu cho chàng dũng cảm và không biết sợ gì.

Cuộc chiến thành Troia nổ ra. Có lời tiên tri quân Hy Lạp sẽ không chiếm được thành Troia nếu không có Achilles. Do đó Agamemnon, saiOdysseus tìm Achilles. Nữ thần Thetis biết cuộc chiến nổ ra nên giấu con trai lên một quốc đảo và bắt chàng giả làm thị nữ. Odysseus nghĩ ra cách để tìm ra chàng. Odysseus đem binh khí và son phấn đến đây bán. Các thị nữ đều vây quanh mua son phấn nhưng có một người cứ săm soi các thứ vũ khí. Odysseus biết ngay là Achilles bèn mời chàng tham gia cuộc chiến. Achilles vui vẻ nhận lời. Thetis biết không cản được con nên đưa cho con cây giáo thần của các thần tặng bà trong lễ cưới. Achilles tham gia cuộc chiến. Chàng là chiến binh vĩ đại nhất của Hy Lạp trong trận chiến. Nhưng do mâu thuẫn với Agamemnon quanh việc giành một nữ tù binh mà Achilles rời bỏ cuộc chiến. Thetis bèn cầu xin thần Zeus trừng phạt Hy Lạp vì đã làm nhục con trai bà. Zeus nhận lời. Khi quân Troia sắp đánh đuổi được quân Hi Lạp về nước thì bạn thân của chàng là Patroclus bị Hector giết chết. Achilles tức giận quay lại trận chiến trả thù cho bạn, chàng được mẹ ban cho chiếc khiên thần của thần Lửa và nhờ sự giúp sức của thần Athena chàng đâm chết Hector trước mặt cha của Hector, vuaPriam, rồi lôi xác Hector. Vua Priam cầu xin Achilles cho ông xin lại xác con trai. Achilles cảm động đồng ý.

Tượng Achilles bị Paris bắn vào chân

Sau đó Achilles tiếp tục lập nhiều chiến công cho quân Hy Lạp như giết 7 người con của vua Priam, giết nữ hoàng Amazon Penthesilea. Nhưng cuối cùng do chàng có thái độ nhục mạ thần Apollo nên bị thần hướng mũi tên của Paris vào gót chân, nơi duy nhất trên cơ thể chàng có thể bị tổn thương. Achilles gục xuống chết. Từ dó thành ngữ "gót chân Achilles" ra đời. Quân Hy Lạp làm lễ tang cho chàng một cách trọng thể và khi chiếm được thành Troia, họ đem hiến tế con gái của Hector cho chàng. Còn Paris, người đã giết chàng cũng bị tử trận bằng chính mũi tên đã bắn vào gót chân của Achilles. Vậy là thù của Achilles đã được trả. Và dù anh có lên trời hay xuống địa, mối thù cũng đã được trả.

BA CHÀNG LÍNH NGỰ LÂM CHƯƠNG 8 Một âm mưu trong triều

 Ba chàng lính ngự lâm
Tác giả: Alexandre Dumas
Dịch giả: Nguyễn Bản
Chương 8 Một âm mưu trong triều

Tuy nhiên, bốn mươi đồng vàng của Vua Louis XIII, cũng như tất cả mọi thứ trên đời này sau khi đã có khởi đầu, phải có kết thúc, và từ lúc nó kết thúc, bốn người đồng ngũ của chúng ta rơi vào cảnh khó khăn. Lúc đầu, ảnh hưởng dùng tiền riêng của mình cưu mang cả hội được ít lâu, Porthos kế tiếp và nhờ một trong những cuộc đi biệt tăm mọi người đã quen, chàng chu cấp cho nhu cầu của mọi người thêm được nửa tháng. Cuối cùng đến lượt Aramis, chàng vui vẻ thực hiện, và theo chàng nói, nhờ bán những cuốn sách thần học đã kiếm được mấy đồng vàng.

BA CHÀNG LÍNH NGỰ LÂM CHƯƠNG 7 Nội tình mấy chàng ngự lâm quân

 Ba chàng lính ngự lâm
Tác giả: Alexandre Dumas
Dịch giả: Nguyễn Bản
Chương 7 Nội tình mấy chàng ngự lâm quân

Khi D' Artagnan ra khỏi điện Louvre và hỏi ý kiến các bạn nên dùng vào việc gì - phần chia của mình số bốn mươi đồng vàng đó Athos khuyên chàng nên đặt một bữa ăn ngon ở Pom de Panh, Porthos khuyên nên thuê một người hầu, còn Aramis khuyên nên có một cô nhân tình ưng ý.

BA CHÀNG LÍNH NGỰ LÂM CHƯƠNG 6 Nhà vua Louis thứ mười ba

 Ba chàng lính ngự lâm
Tác giả: Alexandre Dumas
Dịch giả: Nguyễn Bản
Chương 6 Nhà vua Louis thứ mười ba

Câu chuyện lan ra ầm ĩ. Ông De Treville to tiếng quát mắng rất lớn tiếng những lính ngự lâm của mình nhưng lại thấp giọng khen ngợi họ. Nhưng vì không thể để chậm mới tâu lên nhà Vua, ông vội đi đến điện Louvre. Lúc ấy đã quá muộn. Nhà Vua đóng kín cửa với Giáo chủ. Người ta bảo ông Treville là nhà Vua đang làm việc và không tiếp ai trong lúc này. Buổi tối ông De Treville tới đám bạc của nhà Vua. Nhà Vua thắng và vì Đấng chí tôn rất keo kiệt, ngài rất hồ hởi. Vì vậy từ rất xa, nhà Vua đã nhận ra ông Treville.

BA CHÀNG LÍNH NGỰ LÂM CHƯƠNG 5 - Ngự lâm quân của nhà vua và cận vệ quân của đức Giáo chủ

 Ba chàng lính ngự lâm
Tác giả: Alexandre Dumas
Dịch giả: Nguyễn Bản
Chương 5 Ngự lâm quân của nhà vua và cận vệ quân của đức Giáo chủ

D' Artagnan không quen ai ở Paris. Vì vậy chàng đến nơi hẹn với Athos không mang theo người làm chứng, quyết định sẽ bằng lòng với những người mà đối thủ của mình đã chọn. Vả lại, ý định của chàng đã rành rành là sẽ hết lời xin lỗi đúng mức người ngự lâm dũng cảm, nhưng không hèn yếu, sợ rằng xảy ra trong cuộc quyết đấu này điều luôn xảy ra đáng tiếc trong những vụ thuộc loại này, khi một người trẻ khỏe đánh lại một đối thủ bị thương và ốm yếu; nếu bại sẽ tăng gấp đôi chiến thắng của đối phương, thắng, sẽ bị cáo buộc phạm tội và can trường rởm.