468x1000 Ads

Truyện

10 vị tiên tình ái trong truyền thuyết Trung Quốc

Đất nước Trung Hoa có rất nhiều những truyền thuyết về các vị thần tiên, mà hàng ngàn năm qua vẫn được phụng thờ trong tín ngưỡng dân gian. Những vị thần tiên này có thể nói là muôn màu muôn vẻ, có thần tình yêu, có thần hôn nhân, có thần về sinh sản, có thần bảo hộ cho gia đình, có thần chưởng quản về thi cử, đỗ đạt, phúc lộc, tiền tài …Trong đó có không ít thần tiên có liên quan đến chuyện tình ái.

1. Nữ Oa - Thần mai mối:
Nữ Oa là một vị nữ thần được sùng bái từ rất lâu đời trong rộng rãi nhân dân Trung Quốc. Bà được coi là vị thần thuỷ tổ của người Hoa, đã sáng tạo ra thế giới. Trong truyền thuyết, Nữ Oa có thể hoá sinh ra vạn vật, và kỳ tích nổi tiếng nhất của bà mà không ai không biết, đó là luyện đá vá trời, và nặn đất tạo ra con người.

Trước khi tạo ra con người, thì bà đã tạo ra các con vật: Ngày 1 tháng Giêng tạo ra gà, mùng 2 tháng Giêng tạo ra chó, mùng 3 tạo ra dê, mùng 4 tạo ra lợn, mùng 5 tạo ra trâu, mùng 6 tạo ra ngựa, đến mùng 7 tháng Giêng mới nhào đất và nước tạo ra con người (chính vì vậy người Trung Hoa vẫn gọi ngày 7 tháng Giêng âm lịch là nhân nhật). Nghĩ đến con người phải được truyền nối đời đời, bà bèn tạo lập ra các chế độ hôn phối, kết hợp con trai và con gái để sinh con đẻ cái, vì vậy Nữ Oa trở thành bà mối đầu tiên trên thế gian, được người đời tôn thờ là vị tổ thần mai mối, gọi là "Cao Môi". Người ta dựng miếu thờ Nữ Oa, hay còn gọi miếu Cao Môi và tế lễ vị thần hôn nhân này rất linh đình bằng lễ thái lao (giết ba con vật lợn, trâu, dê để cúng tế), đây là lễ tế cao nhất trong các hoạt động tế tự xưa. Những miếu Cao Môi hiện vẫn còn ở nhiều nơi như Lạc Ninh - Sơn Đông, Hà Tân - Sơn Tây, Vu Đô - Giang Tây … Sự xuất hiện của thần Nữ Oa cho thấy dưới thời kỳ thị tộc mẫu hệ, phụ nữ là trung tâm trong việc hôn nhân và nữ tộc trưởng nắm việc hôn nhân của toàn bộ tộc.

Vanđơma và các con gái

Các bạn có muốn nghe gió kể chuyện không? Gió biết nhiều chuyện hơn tất cả chúng ta, chuyện phiêu lưu, chuyện cổ tích, và nhiều chuyện khác. Hôm nay chúng ta hãy nghe gió kể chuyện Vanđơma và các cô gái ông ta.

Gió kể:

- Vốn dòng dõi vua chúa, nên ông ta rất kiêu hãnh. Ông ta uống rượu và săn bắn thì ít ai bắng. Bà vợ ông ta lúc nào cũng quần lượt là thêu vàng dát bạc. Sàn nhà bao giờ cũng bóng loáng. Các phòng ở trải thảm rực rỡ, bày những đồ đạc quý giá, chạm trổ tinh vi; nhiều thứ là của hồi môn của bà chủ đem từ nhà bố mẹ về. Hầm nhà đầy ắp rượu quí. Đàn ngựa đen hí trong chuồng.

Người bạn đồng hành

Cha nó đang ốm thập tử nhất sinh. Nó rất buồn. Trong túp lều nhỏ chỉ có hai cha con. Cha nó bảo: "Giăng ơi! con thật hiếu thảo! Cha cầu mong Thượng đế phù hộ cho con trên đường đời." Giăng oà khóc. Nó chẳng còn ai trên đời này nữa! Không mẹ, không cha, không anh không em. Nó quỳ bên cạnh giường hôn tay cha, nước mắt giàn giụa. Một lúc nó mệt, nằm thiếp đi, gục đầu xuống thành giường bằng gỗ cứng. Nó mơ một giấc mơ kỳ diệu. Nó thấy mặt trời và mặt trăng sà xuống, cha nó mạnh khoẻ, cười với nó như những lúc cha vui. Một cô gái xinh đẹp, đội chiếc mũ miện chìa tay cho nó. Cha nó lại cười và bảo: "Người vợ tương lai cha sắp cưới cho con đấy!" Giăng bừng tỉnh. Trước mặt nó là sự thực đáng buồn: Cha nó đã chết, nằm sóng sượt trên giường, ngoài ra chẳng có một ai. Tội nghiệp cho nó! Hôm sau Giăng đi theo quan tài người cha thân yêu ra mộ. Thế là từ nay nó chẳng bao giờ được thấy mặt cha nó. Lòng nặng trĩu buồn phiền, tim nó như tan nát thành muôn mảnh. Người đi đưa ma hát một bài thánh thi. Tiếng hát làm nó chan hoà nước mắt, giọt lệ làm nhẹ bớt đau khổ. Ánh dương lấp lanh trên hàng cây xanh như an ủi nó: "Đừng buồn phiền! Hãy nhìn lên trời xanh. Cha cậu đang trên đó và đang cầu nguyện cho cậu gặp mọi sự tốt lành thành đạt trong mọi việc".

Nàng công chúa và hạt đậu

Nàng công chúa và hạt đậu
Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải toàn thiện toàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ. Công chúa thì chẳng thiếu gì, nhưng nàng nào cũng có vài nhược điểm hoặt tật xấu. Thế là, một ngày kia, hoàng tử đành buồn rầu trở về nhà. Đến tối, nổi lên một cơn giông tố kinh khủng. Mư ào ào như xối. Có tiếng gõ cửa lâu đài. Lão vương thân chinh ra mở cửa.

Một chuyện có thật

Một chuyện có thật
-Thật là một câu chuyện rùng rợn! Mụ gà mái già ở bên làng, nơi diễn ra tấn thảm kịch kêu lên như vậy. Sân khấu của câu chuyện rùng rợn ấy là một cái chuồng gà. Thật là đêm qua tôi sợ chẳng dám nhủ một mình. May sao chúng tôi lại đậu đông cả trên cùng một cầu.

Rồi mụ bèn kể lể sự biến ấy với một giọng làm cho cử toạ, kể cả

lão gà sống có bộ mào rủ, cũng phải sợ dựng đứng cả lông lên.

Một bà mẹ

Một bà mẹ
Một bà mẹ đang ngồi cạnh đứa con nhỏ. Bà rất buồn vì lo nó chết mất. Đứa bé xanh rớt, mắt nhằm nghiền đang thoi thóp. Thấy nó rên rỉ rất thiểu não, bà cúi xuống sát mặt nó, lòng se lại. Có tiếng gõ cửa. Một ông già nghèo khổ, chùm kín trong tấm chăn rách bước vào. Bên ngoài tuyết phủ khắp nơi, gió vun vút quất vào mặt. Ông già rét run cầm cập, ngồi xuống ru đứa bé. Mẹ nó đương nhóm lò hâm lại cốc sữa. Xong việc bà quay lại ngồi vào chiếc ghế cạnh ông già, nhìn đứa bé ốm yếu vẫn đang thoi thóp thở. Bà hỏi:

Đôi giày hạnh phúc

Đôi giày hạnh phúc
Trong một ngôi nhà, cạnh Hoàng trường mới, phố Đông, thành Côpenhagơ, chủ nhà đang tiếp khách. Khác hôm ấy rất đông, chủ nhà vốn là hiếu khách, hơn nữa là để được mời lại. Khách khứa người thì tập trung vào bàn thờ, người thì xúm nhau trò chuyện. Xen vào nhiều chuyện khác, họ bàn đến thời Trung Cổ. Hầu hết cho rằng thời ấy không hơn thời nay, chỉ riêng ngài hội thẩm Knap và thêm bà chủ nhà kiên quyết phản đối ý kiến ấy. Hai ngài cho rằng từ trước tới nay, thời vua Hanx là thời đại huy hoàng nhất, hạnh phúc nhất. Lúc này ngoài phòng đợi, đày áo choàng, gậy chống, ô, giầy, có hai người hầu gái, một già một trẻ. Nhưng khách đã nhầm, hai bà không phải là người hầu phòng.

Đôi giầy đỏ

Đôi giầy đỏ
Karen là một cô gái nhỏ rất xinh xắn và rất ngoan. Mẹ cô nghèo nên cô chẳng có giầy dép gì, mùa hè đi chân đất, mùa đông đi guốc gỗ, chân không chịu được rét, đỏ ửng lên. Trong làng có một bà thợ giầy già. Thương cô bé, bà nhặt những mẩu da đỏ chắp vá cho cô bé một đôi giầy. Đôi giầy ấy chẳng lấy gì làm đẹp lắm vì bà lão phúc hậu ấy mắt đã kém, tay lại run, nhưng bà lão đã tặng vật ấy cho Karen với tấm lòng trìu mến. Cô bé thích quá.

Con chim họa mi

Con chim họa mi
Ở Trung Quốc, nơi mà Hoàng đế là một người Trung Quốc và tất cả quần thần cũng là người Trung Quốc, các bạn hẳn cũng biết điều đó, đã có một câu chuyện.

Câu chuyện này xảy ra lâu lắm rồi, nhưng chính vì thế mà phải

kể lại để người ta khỏi quên đi.

Cô bé tí hon

Cô bé tí hon
Ngày xưa có một bà hiếm hoi, mong có một đứa con mà mãi

không được. Bà phải tìm đến một mụ phù thuỷ để nhờ giúp. Bà nói:

- Tôi muốn có một đứa con, bà bảo giùm tôi phải làm thế nào.

- Ta sẽ giúp - mụ phù thuỷ trả lời - Hãy cầm hạt lúa này. Nó

Cô bé bán diêm

Một hôm có một cái kim thô dùng để lược quần áo, tự cho là thanh tú lắm, nên cứ tưởng mình là một cái kim khâu. Cô ả bảo các ngón tay đang sắp cầm mình rằng:

-Này, giờ thì các anh phải chú ý giữ tôi cho khéo nhé! Chớ mà có đánh rơi tôi đấy! Tôi mà ngã xuống đất thì chắc chắn là không bao giờ tìm thấy tôi được đâu. Người tôi nhỏ nhắn thế này cơ mà!

Việc xảy ra trong lâu đài bà chúa Tuyết

Tuyết rơi quanh lâu đài thành một bức tường dày. Cửa ra vào và cửa sổ là nhưng lỗ hổng qua đấy gió bấc rít lên. Lâu đài có tới hàng trăm phòng, phòng nào cũng có tuyết rơi lả tả. Phòng lớn nhất rộng tới một trăm dạm. Bắc cực quang chiếu sáng khắp nơi. Tất cả các phòng đều trống rỗng lạnh buốt và lóng lánh. ở đây chẳng bao giờ có hội hè, chẳng bao giờ có khiêu vũ, hoà nhạc hay tiệc trà.

Bà chúa tuyết: Bà lão xứ Lapôni và bà lão người Phần Lan

Bà lão xứ Lapôni và bà lão người Phần Lan
Một túp lều nhỏ tiều tuỵ và yên tĩnh, mãi úp xuống tận mặt đất, cửa thấp, ra vào phải úp người xuống trườn như rắn. Trong nhà chỉ có một bà lão người xứ Lapôni đang ngồi nướng cá trên chiếc đèn bằng mỡ hải cẩu. Nai kể cho bà nghe chuyện của Giecđa. Giecđa bị rét cứng cả người không nói được. Nhưng trước khi kể chuyện Giecđa, nai đã kể chuyện của mình vì nó cho rằng chuyện của nó quan trọng hơn.

Bà chúa tuyết: Con gái quân cướp đường

Bà chúa tuyết: Con gái quân cướp đường
Hôm sau người ta mặc cho nó toàn nhung gấm lụa là, từ đầu đến chân. Người ta lưu nó ở lại lâu đài để hưởng vin hoa phú quý, nhưng nó chỉ xin một chiếc xe nhỏ, một con ngựa và một đôi giầy băng túp nhỏ. Nó muốn băng qua thế giới bao la để tìm Kay. Người ta cho nó một đôi giầy và một chiếc bao tay rất vừa. Khi ra đi nó thấy một cỗ xe song mã thiếp vàng mới tinh. Gia huy của hoàng tử và công chúa lấp lánh ở trên xe. Người đánh xe, người hầu và lính hộ vệ đều đội mũ bằng vàng. Hoàng tử và công chúa đặt Giecđa vào trong xe và chúc nó đi đường bình an vô sự.

Bà Chúa Tuyết - Hoàng tử và công chúa

Bà Chúa Tuyết - Hoàng tử và công chúa
Giecđa đành phải ngồi nghỉ. Gần chỗ nó ngồi có một con quạ lớn, quạ đậu ở đấy từ lâu, nhìn em, lắc đầu rồi cất tiếng kêu: "quạ! quạ! quạ! quạ!" quạ không thể nói rõ hơn được nữa, nhưng tỏ ra lưu ý đến cô bé và hỏi nó đi đâu một mình như vậy. Giecđa nghe rõ hai tiếng "một mình", nó thuật lại cuộc đời và nỗi lo lắng của nó của nó cho quạ nghe, rồi hỏi quạ có trông thấy Kay đâu không.

Bà chúa tuyết - Vườn nhà bà biết làm phép lạ

Bà chúa tuyết - Vườn nhà bà biết làm phép lạ
Khi Kay đi rồi thì Giecđa nghĩ gì? Kay đi đâu? Chẳng ai biết. Đi về hướng nào, cũng chẳng ai hay. Chỉ nghe bọn trẻ con kể lại rằng chúng đã trông thấy Kay buộc chiếc xe của nó vào một chiếc xe trượt tuyết lớn và đi về phía cửa ô. Bé Giecđa đã khóc, khóc nhiều lắm. Cuối cùng người ta đoán là Kay đã rơi xuống sông gần đấy và chết đuối rồi. Mùa xuân đã đến. Mặt trời xuất hiện chói lọi.

- Chắc là Kay đã chết ở một nơi xa. Giéc đa nói.

- Ta không tin là như thế! Mặt trời bảo.

Bà chúa tuyết - Hai em bé

Bà chúa tuyết - Hai em bé
Giờ đến một chuyện thứ hai.
Giữa một thành phố lớn, dân cư đông đúc, nhà cửa chen sít, chẳng hở tí đất, muốn có ít cây xanh, phải trồng vào chậu. Đây là vườn cây của họ. Hai em bé nhà nghèo đã có một mảnh vườn như thế. Chúng không phải là anh em ruột, nhưng chúng yêu nhau như con một nhà. Cha mẹ chúng ở cạnh nhau, trên hai buồng gác sát mái nhà. ở giữa hai căn buồng có một máng nước, mỗi buồng có một cửa sổ nhỏ.

Tấm gương và những mảnh gương vỡ

Tấm gương và những mảnh gương vỡ
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về một con quỷ. Một hôm quỷ ta rất sung sướng vì đã làm ra một tấm gương rất kỳ lạ. Những vật tốt đẹp soi vào đấy đều nom chẳng ra gì cả, trái lại các vật xấu xí lại càng rõ nét và nổi bật hẳn lên, trông lại càng xấu xí hơn. Những phong cảnh đẹp vào gương thì trông như mớ rau muống luộc; những người tốt nhìn vào lại trở thành đáng ghét, đi đầu lộn xuống đất, có khi mất cả bụng, mặt thì méo mó không nhận ra ai nữa. Nếu trên mặt có một vết tàn nhang thì nhìn vào gương, vết tàn nhang ấy lại thấy loang ra khắp mặt, mũi mồm đều là tàn nhang. Quỷ lấy làm thích thú lắm.

Hoàng Anh và gấu

Hoàng Anh và gấu
Một ngày hè, gấu và sói đi dạo chơi trong rừng. Gấu nghe có tiếng chim hót véo von, liền hỏi bạn:

- Sói này, chim gì mà hót hay thế ?

Sói đáp:

- Vua loài chim đấy. Bọn mình có gặp thì phải cúi chào đấy nhé.

Nhưng đó chỉ là chim hoàng anh. Gấu nói:

- Nếu quả như vậy thì tôi muốn xem cung điện của hắn ra sao. Anh dẫn tôi đi nhé.

Sói đáp:

- Đâu có dễ thế! Anh phải đợi vua và hoàng hậu đi đã chứ!

Gấu và sói để ý chỗ gốc cây có tổ chim rồi đi. Nhưng gấu đứng ngồi không yên, muốn xem cung điện cho kỳ được, nên một lát sau lại lộn lại. Đúng lúc vua và hoàng hậu vừa bay đi khỏi, gấu ngó vào thấy năm sáu con chim nhỏ nằm trong. Gấu kêu lên:

- Cung điện nhà vua gì mà thế này? Nhà ở tồi tàn quá! Hạng chúng bay thì con vua cháu chúa quái gì! Chúng bay chẳng qua là bọn con nhà đê tiện.

Mấy chú hoàng anh nghe thấy thế giận lắm quát:

- Đừng có nói láo! Bố mẹ chúng tôi dòng dõi quí phái cả. Thằng gấu kia, chuyện này nhất định phải làm cho ra nhẽ mới được.

Gấu và sói sợ quá quay về chui vào hang. Các chú hoàng anh vẫn kêu la rầm rĩ. Khi bố mẹ chúng tha mồi về, chúng mách:

- Chúng con không động đến một cái chân ruồi nhỏ đâu. Chúng con can tâm chết đói nếu bố mẹ không làm cho ra nhẽ: chúng con có phải là con vua cháu chúa hay không? Thằng gấu nó đến đây sỉ nhục chúng con.

Vua cha nói:

- Các con cứ yên tâm, cha sẽ làm chuyện này cho ra nhẽ.

Vua cùng hoàng hậu liền bay đến hang gấu gọi:

- Lão gấu già cảu nhảu kia, tại sao ngươi dám sỉ nhục con ta? Thật là vô phúc cho ngươi, ta sẽ đấu với ngươi một trận sống mái cho rõ trắng đen.

Thế là hoàng anh khai chiến với gấu. Gấu cầu cứu tất cả các loài thú. Bò này, lừa này, hươu này, nai này... tất cả các loài vật bốn chân trên mặt đất. Hoàng anh thì đi gọi các loài bay trên trời: không phải chỉ có chim chóc lớn nhỏ mà thôi đâu, mà còn có cả loài ruồi, loài nhặng, loài ong nữa.

Sắp đến ngày đánh nhau, hoàng anh phái trinh sát đi dò xem ai là tướng chỉ huy quân địch. Nhặng là trinh sát tinh khôn nhất bay vào rừng tìm nơi quân địch tập hợp. Quân địch đang bày mưu tính kế ở một gốc cây. Nhặng ẩn mình sau một chiếc lá trên cây nghe thấy gấu gọi cáo bảo:

- Cáo này, mày khôn nhất các giống vật, mày làm tướng chỉ huy đi.

Cáo nói:

- Được, nhưng giờ tao lấy gì làm hiệu nào?

Không con nào nghĩ ra. Cáo liền bảo:

- Tao có một cái đuôi đẹp, vừa dài vừa rậm, rõ là chùm lông đỏ. Hễ tao giơ đuôi lên nghĩa là mọi việc đều ổn, chúng bay cứ việc tiến; hễ tao hạ đuôi xuống, thì chúng bay lo mà chạy thoát thân cho mau.

Nhặng nghe thấy thế bay về báo cho hoàng anh. Trời tang tảng sáng, loài vật bốn chân ầm ầm kéo ra trận, mặt đất rung chuyển như có sấm động. Hoàng anh và quân của mình xuất trận trên không trung kêu vo vo, bay rào rào, nghe đến kinh hồn. Hoàng anh phái ong bầu đến bám sát đuôi cáo, ra sức đốt. Cáo bị đốt lần đầu giật bắn mình, giơ một chân lên, nhưng vẫn cố nhịn giơ đuôi lên thẳng. Bị đốt lần thứ hai, cáo đành hạ đuôi xuống một tí. Đến lúc bị đốt lần thứ ba thì cáo chịu không nổi nữa, kêu lên, cụp đuôi vào hai chân. Thấy vậy, các con bốn chân đều cho là mọi việc hỏng bét rồi, vội bỏ chạy về hang. Thế là chim được trận. Vua và hoàng hậu liền bay về tổ gọi con bảo:

- Các con thích nhé, thôi cứ ăn uống thỏa thê đi, chúng ta thắng trận rồi.

Các chim Hoàng tử đáp:

- Nếu bản thân gấu không chịu đến xin lỗi và nhận chúng con là con nhà dòng dõi thì nhất định chúng con không chịu ăn đâu.

Hoàng anh bay đến hang gấu quát:

- Đồ gấu cảu nhảu, muốn sống thì đến xin lỗi con ta, nhận chúng là con nhà dòng dõi, nếu không thì mày thịt nát xương tan bây giờ.

Gấu sợ quá, lết đến tổ chim xin lỗi. Lúc ấy các chim hoàng anh nhỏ mới chịu thôi và ăn uống vui chơi cho đến khuya.

Thỏ và Nhím

Thỏ và Nhím
Truyện này kể ra nghe có vẻ như chuyện bịa, các cháu ạ. Nhưng quả là có thật, vì truyện do ông tôi kể lại, mà kể một cách thích thú lắm. Ông tôi thường bảo:

- Các cháu ạ, truyện này tất là có thật, nếu không có thì làm sao kể lại được!

Đầu đuôi câu chuyện thế này:

Một buổi sáng chủ nhật mùa thu, lúa mạch đen đang độ đâm bông. Mặt trời đã lên cao. Ngọn gió ấm áp thổi lướt trên các thân rạ. Chim sơn ca hót trên không. Ong vo vo ngoài đồng lúa. Thiên hạ ăn mặc quần áo đẹp đi lễ nhà thờ, mọi người đều vui vẻ, kể cả chú Nhím nhà ta.

Ngọn đèn xanh

Ngày xưa, có một người lính tận tụy với nhà vua bao nhiêu năm trời ròng rã. Hết thời chinh chiến, người ấy bị thương nhiều, không phụng sự được nữa, vua phán rằng:

- Bây giờ ta không cần đến ngươi nữa, cho ngươi về. Mà ta cũng không thể cho ngươi tiền của gì vì ta chỉ trả công cho kẻ nào phụng sự ta thôi.

Người lính già chẳng biết làm gì để sinh nhai, buồn bã, đi thơ thẩn suốt ngày, buổi chiều đến một khu rừng. Trời tối, bác thấy ở đằng xa có ánh đèn, bác lại gần thì ra là nhà một mụ phù thủy. Bác nói với mụ:

- Xin bà làm ơn cho tôi ngủ nhờ đêm nay và cho tôi ăn uống một chút vì tôi đói quá.

Mụ già đáp:

- Chao ôi! Có ai hơi đâu mà chứa một tên lính lạc đường như mày. Nhưng thôi, ta làm phúc cho, miễn là ngươi giúp ta một việc.

- Việc gì hở bà?

- Mai xới vườn cho ta.

Người lính bằng lòng và hôm sau làm cật lực, mà đến chiều tối vẫn không xong. Mụ già nói:

- Ta biết hôm nay mày làm được đến thế là cùng. Ta muốn để ngươi ở đây đêm nay nữa, nếu mai ngươi chịu chẻ củi cho ta.

Người lính ra công làm suốt ngày. Tối đến mụ già lại bảo bác ở lại đêm nữa. Mụ nói:

- Ta chỉ nhờ mày tí việc: lấy ở dưới giếng cạn sau nhà lên cho ta ngọn đèn ta đã đánh rơi xuống đấy. Ngọn đèn đó sáng xanh le lói, không bao giờ tắt.

Hôm sau, mụ già đưa người lính ra giếng, bảo ngồi vào thúng, rồi ròng dây xuống. Lấy được ngọn đèn sáng xanh rồi, bác ra hiệu cho mụ già kéo lên. Khi mụ kéo bác đến miệng giếng, mụ giơ tay đỡ lấy ngọn đèn. Nhưng bác nhận thấy mụ có tà ý, bèn bảo:

- Không, không, để ra khỏi giếng tôi mới đưa đèn cho bà.

Mụ già nổi giận, buông dây ra, để cho người lính rơi xuống giếng, rồi bỏ đi. Người lính rơi xuống đất ẩm nên không việc gì. Ngọn đèn vẫn cháy, nhưng biết làm thế nào cho thoát. Bác chắc mình thế nào cũng chết.

Bác ngồi một lúc lâu, trong lòng buồn bã. Tình cờ thò tay vào túi, bác thấy cái điếu đã nhồi một nửa thuốc. Bác nghĩ bụng: "Đây là cái thú cuối cùng của ta đây", rồi rút điếu châm vào ngọn đèn xanh, và hít vài hơi. Khi khói thuốc tỏa ra khắp giếng, một người bé nhỏ, đen xì
bỗng hiện ra hỏi bác:

- Thưa thầy, thầy sai gì con ạ?

Người lính ngạc nhiên hỏi:

- Ta có điều gì sai anh đâu?

- Thầy muốn gì, con phải làm nấy.

- Nếu vậy thì trước hết giúp ta ra khỏi giếng.

Người bé nhỏ đen xì bèn dắt người lính, đưa qua một con đường hầm, không quên cầm theo ngọn đèn xanh le lói. Đi đường người ấy trỏ cho bác biết kho vàng mà mụ già giấu ở đấy. Bác lính tha hồ mà lấy của. Lên đến mặt đất, bác lính bảo người kia rằng:

- Bây giờ anh đi trói con mụ già lại và dẫn nó đến tòa án cho ta.

Chỉ lát sau, bác thấy mụ cưỡi mèo rừng phóng qua, miệng thét kinh hồn. Người bé nhỏ lại hiện ngay đến, nói rằng:

- Thưa thầy, mọi việc đã xong cả rồi, mụ phù thủy bị tống giam. Thầy còn sai gì con nữa không?

- Bây giờ thì thôi, anh cứ về nhà, nhưng hễ ta gọi thì đến ngay nhé.

- Thầy chả cần gọi, thầy chỉ việc châm điếu vào ngọn đèn xanh là con đến ngay tức khắc.

Nói xong người ấy biến mất. Còn bác lính lại quay về kinh. Bác sắm quần áo đẹp, vào nhà trọ sang trọng nhất. Xong xuôi, bác gọi người bé nhỏ đen thui tới bảo:

- Ta đã phụng sự nhà vua trung thành mà nhà vua nỡ tống ta đi, bỏ ta chết đói, ta phải trả thù mới được.

Người bé nhỏ hỏi:

- Thầy sai gì con?

- Đêm khuya, khi công chúa ngủ say, anh đem công chúa về cho ta để ta bắt nó hầu ta như đầy tớ vậy.

Người bé nhỏ đáp:

- Việc đó đối với con thì dễ thôi, nhưng nếu chuyện vỡ lở ra thì rất nguy hiểm cho thầy.

Đúng nửa đêm, cửa mở, người bé nhỏ mang công chúa vào. Người lính quát:

- Hừ! Cô đã đến đấy à? Đi làm việc ngay đi. Lấy chổi quét buồng ngay.

Ngọn đèn xanh
Công chúa quét xong, bác lính gọi lại, giơ chân ra, bắt công chúa tháo giầy ủng, ném giầy vào mặt bắt nhặt đem lau bùn và đánh bóng. Nàng im lặng làm tất không cưỡng lại, hai mắt lim dim. Khi gà gáy lần thứ nhất, người bé nhỏ lại đem nàng về cung và đặt nàng vào giường.
Sáng dậy, công chúa vào tâu với vua rằng đêm qua nàng nằm mơ rất lạ:

Vua quạ

Vua quạ
Ngày xưa có một ông vua sinh được một cô con gái đẹp tuyệt trần, nhưng kiêu căng ngạo ngược. Ai đến hỏi cô làm vợ, cô cũng chê bai giễu cợt. Một hôm, vua mở tiệc mời tất cả những ai muốn làm phò mã đến và xếp đặt chỗ ngồi theo thứ bậc: trước hết là vua, rồi đến các ông hoàng, các vị công tước, các nhà hiệp sĩ, sau cùng là các nhà quí phái thường. Họ đều được giới thiệu với công chúa, nhưng người nào nàng cũng chê tật nọ tật kia.

Đồ bỏ xó

Đồ bỏ xó
Ngày xưa, có một người xay bột nghèo mà lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần, bác ta tình cờ được nói chuyện với nhà vua. Để tự đề cao, bác ta tâu vua:

- Tâu bệ hạ, tôi có một đứa con gái kéo được rơm thành vàng.

Vua bảo:

- Đó là một nghệ thuật mà trẫm rất quý. Nếu con gái nhà ngươi khéo léo như vậy, thì mai ngươi dẫn nó vào cung, ta sẽ thử tài.

Khi cô gái đến, vua cho vào một cái buồng chất đây rơm, cho đem guồng lại và bảo:

Sáu người hầu

Sáu người hầu
Xưa có một bà hoàng hậu già, vốn là một mụ phù thủy. Mụ sinh được một con gái đẹp vào bậc nhất trên đời. Nhưng mụ vốn chỉ tìm cách hại người nên mụ vẫn bảo: Ai đến cầu hôn cũng phải làm một việc đã, làm được mụ sẽ gả con gái cho, mà làm không xong thì mất mạng. Đã nhiều người chỉ vì mê nhan sắc phải liều thân nhưng làm chẳng nổi các việc mụ giao đành chịu quì gối rơi đầu. Có vị hoàng tử nghe đồn về sắc đẹp của người con gái ấy, tâu vua cha:

Con nam ở ao

Con nam ở ao
Xưa có hai vợ chồng người thợ xay bột sống rất sung sướng. Họ có tiền của, mỗi năm lại sung túc thêm. Nhưng hoạn nạn thường đến bất ngờ. Của đến mau, của cũng đi mau, rút cục đến cái nhà xay bác ở cũng không chắc còn là của bác. Bác buồn lắm. Làm lụng cả ngày, tối về đặt mình xuống giường cứ trằn trọc, lo phiền.

Một đòn chết bảy

Một đòn chết bảy
Một buổi sáng mùa hè, một chú thợ may ngồi trên phản bên cửa sổ chăm chú khâu, có vẻ khoan khoái lắm. Chợt có bà nông dân đi qua phố rao hàng:

- Có ai mua mứt ngon không đây! Có ai mua mứt ngon không đây!

Chú thợ may nghe bùi tai, thò đầu ra cửa sổ gọi:

- Lại đây, bà ơi, lại đây tôi mua nào.

Sợi vứt đi

Sợi vứt đi
Ngày xưa có một cô gái xinh đẹp nhưng phải cái lười biếng và cẩu thả.

Khi phải kéo sợi thì cô làm thật miễn cưỡng. Chỉ mắc tí nút rồi là vò cả nắm sợi ném xuống đất.

Cô có một người hầu gái làm ăn chăm chỉ, nhặt những quãng sợi vứt đi đem giặt, xe lại và dệt được một chiếc áo đẹp.

Quà của người tí hon

Quà của người tí hon
Một bác thợ may và một bác thợ vàng cùng đi với nhau. Một hôm, mặt trời vừa lặn sau núi, họ thấy xa xa có tiếng nhạc, càng đến gần nghe càng rõ. Tiếng nhạc kỳ lạ nhưng du dương khiến họ quên cả mệt mỏi rảo bước đi về phía đó.

Cỗ quan tài thủy tinh

Xưa có một anh thợ may, dáng người nhanh nhẹn, tính tình dễ thương. Anh đi tập nghề, đến cánh rừng kia vì không biết đường nên bị lạc. Tối đến, giữa chốn hoang vu lạnh lẽo ấy, anh chỉ còn cách cố tìm ra một chỗ trú thân. Nằm trên đám rêu mềm mà ngủ thì quả có khoái, nhưng lại sợ thú dữ. Sau cùng anh quyết định leo lên cây.

Anh chọn một cây sến thật cao, leo lên tận ngọn. Gió thổi ào ào trên ngọn cây như muốn cuốn anh đi. Anh run rẩy ngồi trong bóng tối thế khoảng vài giờ. Chợt anh nhìn thấy ánh đèn ở cách đấy không xa lắm. Anh nghĩ bụng: "Chắc có nhà, đến nhất định tối hơn ở trên mấy cái cành này". Anh cẩn thận tụt xuống đi lại phía ánh đèn. Anh đến một ngôi nhà nhỏ, ghép toàn lau sậy. Anh mạnh dạn gõ cửa. Cửa mở, anh thấy dưới ánh đèn một ông già dáng người nhỏ bé, tóc hoa râm, mặc cái áo chắp hàng trăm mụn vải màu sắc sặc sỡ. Ông cụ cất giọng khàn khàn hỏi:

Bác nông dân và con quỷ

Bác nông dân và con quỷ
Xưa có một bác nông dân khôn ngoan ranh mãnh, mẹo vặt của bác thì không sao kể hết được. Lý thú nhất là chuyện bác có lần lừa được cả quỷ.

Một hôm, trời xẩm tối, bác cày ruộng xong, sửa soạn về nhà thì thấy ở trên mảnh ruộng của mình một đống than hồng. Bác lấy làm lạ đến gần thì thấy một con quỉ nhỏ đen xì ngồi trên lửa. Bác bảo:

- Mày ngồi trên đống của đấy à?

Người da gấu

Người da gấu
Xưa có một anh thanh niên đi lính, rất dũng cảm, luôn luôn xung phong đi dưới mũi tên hòn đạn. Trong thời chiến, mọi việc đều ổn, nhưng đến thời bình, anh bị thải hồi. Tên đại úy chỉ huy bảo anh tùy muốn đi đâu thì đi. Cha mẹ chết cả, quê hương không có, anh phải đến xin các anh cho ở nhờ, đợi đến khi nào có chiến chinh.

Nhưng các anh đều nhẫn tâm nói:

Chú Hanxơ sung sướng

Chú Hanxơ sung sướng
Hanxơ đi ở đã được bảy năm. Một hôm, chú thưa với chủ:

- Thưa ông, tôi ở với ông đã hết hạn rồi, xin ông trả tiền công cho tôi để tôi về nhà với mẹ.

Chủ đáp:

- Chú đã hầu hạ ta hết lòng. Vậy ta cứ tùy công mà thưởng cho chú.

Chủ cho Hanxơ một khối vàng to bằng cái đầu chú. Hanxơ rút khăn tay trong túi ra bọc vàng vác trên vai lên đường về nhà. Hanxơ đang đi lững thững thì gặp một người hớn hở cưỡi một con ngựa phóng tới. Hanxơ nói bô bô: